Đức Thành chia sẻ cách xử lý ra hoa trên xoài • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Đức Thành chia sẻ cách xử lý ra hoa trên xoài

Xoài là giống cây nhiệt đới có thể trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với tổng diện tích ước đạt trên 19.600 ha. Đến nay, quả xoài Việt Nam đã được xuất khẩu sang 40 nước trên thế giới. Để đảm bảo năng suất trên xoài, việc xử lý ra hoa đồng loạt là biện pháp quan trọng và yêu cầu kỹ thuật cao, trong đó cần lưu tâm các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của xoài gồm: yếu tố khí hậu, giống cây, tuổi cây và tuổi cành. Sau đây, Đức Thành giới thiệu cho quý bà con nông dân các biện pháp xử lý ra hoa xoài.

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA XOÀI

Dựa vào cơ sở bên trên, nhiều biện pháp xử lý xoài ra hoa sớm hay ra hoa trái vụ đã được ứng dụng. Tại các tỉnh ĐBSCL và ĐNB biện pháp sử dụng Paclobutrazol kết hợp biện pháp canh tác, chăm sóc cây đúng cách được áp dụng phổ biến nhất.

Quy trình xử lý ra hoa xoài khi sử dụng Paclobutrazol

 

Giai đoạn sau thu hoạch:

Ở giai đoạn sau thu hoạch, quý ba con cần phải:

Cần tỉa bỏ những cành:  Đã thu hoạch trái, ốm yếu, bị sâu bệnh, che rợp lẫn nhau và phát hoa không mang trái để giúp cho cây ra đọt đồng loạt tạo điều kiện ra hoa đồng loạt.

Bón phân:  Tùy theo tình trạng sinh trưởng của cây, năng suất mùa trước có thể áp dụng theo công thức như sau: Phân hữu cơ Green Organic kết hợp NPK 20-20-15, liều lượng 2 -3,0 kg/cây đối với phân Hữu cơ và 1 – 1,5 kg/cây đối với phân NPK, cho cây trên 7 – 8 năm tuổi.

Phân hữu cơ Green Organic
Hình 1: Phân hữu cơ Green Organic

Sau khi bón phân cần tưới nước cho phân tan, giúp cây hấp thụ phân tốt.

Kích thích cho cây ra đọt non đồng loạt bằng cách phun 1 viên GA3 + 400g Dưỡng Cơi – Nuôi trái (DT 4) với 200 lít nước.

Giai đoạn ra đọt non:

Đây là đợt đọt quan trọng quyết định sự ra hoa, do đó cần chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh để bảo vệ đọt non. Các loại sâu bệnh cần chú ý:  Bệnh thán thư, rầy bông xoài, bọ cắt lá và sâu đục cành ….

Xử lý ra hoa:

+ Khắc gốc: Khắc vỏ quanh góc cây xoài trước 1 tháng, trước khi kích mầm ngọn làm hoa, việc này giúp cây cắt nguồn dinh dưỡng tạm thời, giúp cây tập trung tích lũy quá trình tạo mầm hoa sau này, đồng loạt hơn.

+ Xử lý Paclobutrazol khi lá non phát triển hoàn toàn, lúc lá có màu đỏ đồng và được 10-15 ngày tuổi. Pha 1 – 2g hoạt chất với 3-5 lít nước tưới quanh gốc cây, sau đó tưới nước liên tục 1-2 ngày/lần trong 7 ngày.

+ 25-30 ngày sau khi xử lý Paclobutrazol thì bón phân: DAP + KCl theo tỉ lệ 1:1 với lượng 300-500gr/cây và phun MKP 0-52-34 (K2PO4) + TẠO MẦM HOA (DT 5) với liều lượng 1kg MKP + 500g DT 5 cho 200 lít nước, cách 10 ngày phun 1 lần, phun 2 – 3 lần.

DT5 - Tạo nhiều mầm hoa, tạo hoa cực mạnh
Hình 2. DT5 – Tạo nhiều mầm hoa, tạo hoa cực mạnh

+ 45-60 ngày sau khi xử lý Paclobutrazol thì phun KNO3 kích thích ra hoa. Phun khi thời tiết khô ráo, chồi ngọn phát triển mạnh, nhô cao, gân lá phát triển hoặc cong lại. 5-7 ngày sau tiến hành phun lại lần 2 với liều lượng giảm 50%.

Giai đoạn ra hoa:

– Bón thúc cho hoa phát triển với phân NPK 15-15-15 với liều lượng 200-300g/cây.

– Phun thuốc phòng ngừa rầy bông xoài, bọ trĩ và bệnh thán thư bằng Betadan 95SP + Ori 150SC.

Bộ đôi sản phẩm Betadan 95SP + Ori 150SC
Hình 3. Bộ đôi sản phẩm Betadan 95SP + Ori 150SC

– Phun các sản phẩm DT BoBo tăng đậu trái cho hai đợt, đợt 1 khi hoa khoảng 10 cm, đợt 2 khi hoa nở khoảng 15% trên bông.

– Nếu gặp điều kiện bất lợi như mưa nhiều hoặc nắng nóng liên tục cần phun Brassenolide + Mepiquat.

Giai đoạn đậu trái “rớt nhụy”:

Hoa xoài thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng như ruồi, ong,… nên hạn chế phun các loại thuốc trừ sâu bệnh trong giai đoạn này để không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của hoa. Chú ý, nếu gặp thời tiết xấu có thể phun ngừa bệnh thán thư và bọ trĩ.

Giai đoạn phát triển trái:

  • Giai đoạn trứng cá (7-10 ngày sau khi đậu trái (NSKĐT)):  Phun một trong các loại phân bón lá như: Dưỡng Trái Non (DT 7) hoặc Canxi – Bo (DT 9),… để giảm rụng trái non.
  • Giai đoạn 30 NSKĐTPhun Canxi-Bo + Brassinolide để giảm rụng trái non.
  • Giai đoạn 45 NSKĐT:  Bón phân gốc để giúp cho trái phát triển. Có thể dùng phân NPK 20-20-15 liều lượng 400-500 gr/cây 7-8 năm tuổi, 1-1,5 kg/cây >10 năm tuổi. Phun GA3 để làm giảm rụng trái non, phun Canxi – Bo hoặc Lớn Trái (DT 4) với liều lượng như khuyến cáo nhà sản xuất, để hạn chế nứt trái. Phun 2-3 lần cách nhau 10 ngày/lần để làm tăng phẩm chất trái.
  • Giai đoạn 60 NSKĐT:  Nếu trái phát triển chậm, nên bón thêm 1-2 kg phân NPK 20-20-15/cây để giúp trái phát triển tốt.
  • Giai đoạn 70-80 NSKĐT: Phun 250g Lớn Trái (DT 6) + (KNO3) nồng độ 1% để làm tăng phẩm chất trái.

Chú ý phòng trừ: Rầy bông xoài, sâu đo ăn bông, bọ trĩ, sâu đục trái (hột), rệp xáp, bệnh thán thư bằng, Prochess 250WP + Season 450SC, DT EMA 40EC, Betadan 95SP, Padan 95SP, Ori 15SC, Upper 400SC, Rubbercare 720WP

Bao trái:

-Tỉa trái:Chọn những trái phát triển đều đặn để tiến hành bao trái, đối với cát Hòa Lộc chỉ để 1 trái/cuống, cát Chu để 3-4 trái/cuống, xoài Đài Loan đỏ để 1 trái/cuốn.

– Bao trái:Tiến hành vào giai đoạn 30-45 NSKĐT.

Khi bao trái xếp miệng bao gọn gàng, kín và tạo thành hình mái nhà để không cho nước vào tiếp xúc với trái xoài. Khi thu hoạch xong đợt 1 phải phơi khô, xếp gọn, thẳng và xử lý thuốc trừ nấm bệnh trước khi bao đợt 2.

Nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, không khuyết tật, ngăn chặn sự tấn công của côn trùng, bệnh hại như: sâu đục trái, ruồi đục trái, rệp sáp, bệnh thán thư, bệnh đốm da ếch, bệnh nứt trái xì mủ .

Bao trái sẽ hạn chế được số lần phun thuốc hóa học từ 5 – 7 lần/vụ, giúp vỏ trái bóng đẹp, bán được giá cao, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, giúp giảm ô nhiễm môi trường và không tồn dư thuốc BVTV trên trái.

Trước khi bao trái nên tiến hành phun thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh.

* Những lưu ý khi sử dụng Paclobutrazol đó là: 

– Đối với cây ăn quả lưu nhiên nên xử lý thuốc 1 năm, nghỉ 1-2 năm. Bón phân cân đối, đầy đủ để cây hồi phục, tránh lạm dụng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

– Liều lượng Paclobutrazlol sử dụng tùy thuộc vào tuổi cây, cây còn tơ còn nhỏ thì liều lượng sử dụng trên một đơn vị đường kính tán cây sẽ nhiều hơn vì cây con khả năng sinh trưởng mạnh hơn. Hoặc sử dụng Paclobutrazol vào mùa mưa thì lượng cũng nhiều hơn so với mùa khô do cây sinh trưởng mạnh hơn.

Kết luận:

  • Quý bà con cần lưu ý xử lý ra hoa trên tốt nhất để cho năng suất cao đáp ứng được thị trường trong và ngoài nước. Một số thông tin giải pháp xử lý ra hoa trên sẽ hỗ trợ nhà nông trong việc quản lý ra hoa.
  • Quý bà con có nhu cầu mua hoặc tư vấn sử dụng các dòng sản phẩm phân NPK-phân hữu cơ-phân bón lá-thuốc trừ sâu bệnh trong giai đoạn xử lý ra hoa trên xoài, có thể gọi về số hotline 093 392 1349 hoặc liên hệ qua Fanpage Đức Thành để được hướng dẫn sử dụng, hoặc ghé cửa hàng VTNN gần nhất.
  • Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 093 392 1349 để được tư vấn rõ hơn.