Bí quyết phòng trừ thán thư trên trái mãng cầu

Bí quyết phòng trừ thán thư trên trái mãng cầu

Mãng cầu (na) là cây ăn quả được nhiều nông dân ưa chuộng bởi khả năng thích nghi rộng và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, bệnh thán thư là một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái mãng cầu. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư trái trên mãng cầu.

Nguyên nhân gây bệnh:

1.1 Tác nhân:

  • Nấm Colletotrichum sp. là tác nhân chính gây ra bệnh thán thư trên trái mãng cầu.
Trái mãng cầu bị bệnh chuyển sang đen

1.2 Điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển:

    • Thời tiết: Ẩm độ cao, mưa nhiều hoặc xuất hiện sương muối.
    • Mật độ cây trồng dày: Thiếu ánh sáng, tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh.
    • Chăm sóc không đúng cách: Thiếu hụt dinh dưỡng, bón phân không cân đối, đất trồng không được cải tạo.
    • Nhiệt độ thích hợp gây bệnh: 23 – 25°C.

1.3 Nguồn lây lan:

  • Bào tử nấm: Tồn tại trên tàn dư cây bệnh trong đất và phân tán nhờ những hạt mưa bay theo gió hoặc tiếp xúc giữa những trái bị nhiễm bệnh với nhau.
  • Dụng cụ cắt tỉa không vệ sinh: Lây lan bệnh từ cây sang cây.

Triệu chứng của thán thư trái mãng cầu:

  • Trên trái: Nấm bệnh xâm nhiễm trên trái thể hiện triệu chứng đầu tiên là những đốm nâu đen trên trái, hơi ướt, sau vết bệnh lan rộng dần, hình dạng không đều, màu nâu sẫm tới màu đen. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.
  • Trên lá: Lá non dễ mẫn cảm với bệnh hơn lá già, trên lá có những đốm màu nâu. Đặc trưng của bệnh là những vòng đen đồng tâm, trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là các ổ bào tử. Nhiều vết bệnh liên kết nhau làm lá bị cháy khô từng mãng, ranh giới vết bệnh và phần lá còn lại có đường viền màu nâu đậm.
  • Trên chồi non: Vết bệnh ban đầu có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trời nắng cả chồi bị chết khô, trời mưa thì bị thối. Vết bệnh có thể lây xuống dưới làm khô cành.
  • Trên hoa: Hoa bị bệnh có màu nâu khô, rụng hoa nhiều.

Biện pháp phòng trừ:

3.1. Biện pháp phòng ngừa:

  • Thăm vườn thường xuyên, phát hiện bệnh kịp thời.
  • Dọn vườn thông thoáng, tiêu hủy tàn dư.
  • Thoát nước tốt, tránh đọng nước vào mùa mưa
  • Cắt tỉa cành, trái bị bệnh.
  • Trồng mật độ phù hợp để đảm bảo thông thoáng, không trồng mật độ quá dày, khoảng cách trồng phù hợp là 3×3 hoặc 3×4
  • Bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ chứa gốc nấm Trichoderma spp như Hi-Tech Organic Tri-Mix, Hi-Tech Organic Shaphia, Hi-Tech Organic Sunny. Hoặc men vi sinh như Best-Tricho, Anvi-Tricho nhằm hạn chế tình trạng bệnh lây lan.

3.2. Biện pháp trị bệnh:

  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất Azoxytrobin, Difenoconazole, Metalaxyl,… như Upper 400SC, Ori 150SC khi bệnh phát triển nặng.
  • Liều lượng 25 ml/bình 20 lít nước
Thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất Azoxytrobin, Difenoconazole như Upper 400SC và Ori 150SC

Kết luận:

  • Bệnh thán thư trái trên mãng cầu có thể được phòng trừ hiệu quả bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa và trị bệnh hợp lý. Nâng cao kiến thức và kỹ thuật canh tác là yếu tố quan trọng giúp bà con nông dân bảo vệ vườn mãng cầu của mình.
  • Quý bà con có nhu cầu mua hoặc tư vấn sử dụng thuốc BVTV , có thể gọi về số hotline 0933.921.349 để được hướng dẫn sử dụng, hoặc ghé cửa hàng VTNN gần nhất.
  • Trong trường hợp bà con muốn mua các sản phẩm khác trên nền tảng online, sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
  • Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.