Khi bắt đầu làm bông sầu riêng, nhiều nhà vườn thường lo lắng rằng việc làm thế nào để sầu riêng nuôi hoa khoẻ, tăng khả năng mang trái hiệu quả? Những thông tin từ Đức Thành sẽ giúp quý nhà nông hiểu rõ những việc cần thiết nên làm cho giai đoạn này. Cũng như, những yếu tố tiên quyết giúp mắt cua chống chịu tốt hơn với điều kiện tự nhiên.
1. Điều tiết nước để hoa sầu riêng ra hoa đều, tập trung đồng loạt
Vào giai đoạn đầu năm dương lịch là thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa (ra mắt cua). Giai đoạn đầu phân hóa mầm hoa, khi hoa mới hình thành chỉ là những chấm nhỏ mọc thành từng cụm ngay tại mầm ngủ của thân, cành. Nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi (mưa, dư nước), cây nhiễm sâu bệnh, thiếu dinh dưỡng thì mầm hoa có thể đi vào trạng thái ngủ, không phát triển thành hoa.
Cây sầu riêng đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (nhiệt độ cao, độ ẩm thấp), để phân hóa mầm hoa. Vì vậy, để cây ra hoa thì việc siết nước (hãm nước) tạo điều kiện khô hạn là cần thiết.
Việc ngưng tưới nước ở khu vực Miền Đông – Tây Nguyên, hay ngưng tưới nước kết hợp với việc siết cạn nước trong mương ở khu vực Miền Tây sẽ kéo dài trong suốt thời gian xử lí mầm hoa đến khi cây ra mắt cua hoàn chỉnh.
2. Tưới nước nuôi hoa:
Tuy nhiên, sau khi cây ra mắt cua hoàn chỉnh (sáng hoàn toàn), thì cây cần nước để tiếp tục nước để sống, phát triển và nuôi bông. Lúc này, bà con cần tưới nước để cung cấp cho cây:
2.1 Thời điểm tưới nước để nuôi hoa phát triển tốt nhất:
Bắt đầu tưới khi mắt cua ra dài khoảng 2 – 3cm. Không nên tưới sớm khi mắt cua đang ra hay mắt chưa sáng hoàn toàn sẽ dẫn đến các tác hại sau:
– Các bông ở đầu cành phát triển mạnh (nơi không khuyến cáo để trái vì dễ bị gãy cành). Còn các mầm hoa ở vùng mang trái bị rơi vào trạng thái ngủ (đui bông) nên sẽ mất sản lượng.
– Kích thích phát triển lá trên mỗi chùm bông, dinh dưỡng khi hấp thụ sẽ tập trung nuôi lá. Điều này khiến hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái sầu riêng.
2.2 Hướng dẫn tưới nước phù hợp:
Khi bắt đầu tưới lại, bà con chỉ nên tưới sương nhẹ trên mặt đất. Sau đó, qua mỗi lần tưới sẽ tăng dần lượng nước tưới cho cây. Bà con nên tưới cách ngày (tùy điều kiện từng vùng) và duy trì tưới nước bình thường trong suốt giai đoạn hoa.
3. Yếu tố dinh dưỡng
Trong suốt thời gian xử lý cho cây ra mắt cua, cây bị siết nước nên rất yếu. Bà con không nên làm tổn thương cây giai đoạn này, bởi tinh hoa đang dồn hết cho việc ra mắt cua – ra hoa. Vì vậy, sau khi nhấp nước xong cần bón phân lại ngay để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây khỏe, mắt cua ra đều, to, mập.
Nên cho cây ra đọt cùng lúc với thời điểm ra mắt cua. Vì như thế, khi hoa xả nhụy nuôi trái non thì lá bước vào giai đoạn lá lụa, không phát triển thêm cơi đọt. Điều này tạo ra sự không cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng quả non. Nếu cây bị ra đọt non lúc xả nhị, thì tầng rời hình thành nhanh chóng, trái rụng dữ dội.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho sầu riêng giai đoạn mắt cua
Giai đoạn cây đang ra mắt cua (mắt cua vẫn chưa sáng rõ) cực kì nhạy cảm. Do đó, tuyệt đối bà con nhà vườn không phun xịt thuốc trong giai đoạn này. Việc phun ngừa bệnh chỉ tiến hành trước khi làm bông và sau khi mắt cua đã ra hoàn toàn. Giai đoạn này, cần chú ý đến nhện đỏ, rầy bông và rệp sáp gây hại.
Điều tiết nước tạo khô hạn để bông ra đều tập trung: Không giống với một số loại cây ăn quả khác, để tạo điều kiện thuận lợi giúp sầu riêng ra bông thì đòi hỏi phải có thời gian cắt nước làm cho cây khô hạn để cây phân hoá mầm hoa. Nếu cây sầu riêng có hiện tượng héo mà chưa ra mầm thì tưới lại với lượng nước chỉ bằng 1/3 lúc bình thường, rồi tiếp tục siết nước tạo độ khô cho đất cho đến khi xuất hiện mầm hoa. Trung bình thời gian để cây khô hạn trung bình từ 10 -14 ngày, nếu để cây khô hạn quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sầu riêng cho bông ít hoặc ra bông rải rác.
Khi mắt cua bắt đầu chạy, lưu ý phải kéo mầm liên tục tránh thời tiết bất lợi làm mắt cua đen. Sử dụng bộ sản phẩm 500ml RA HOA ĐỒNG LOẠT (Đức Thành 7) + 500ml CANXI–BO (Đức Thành 9) + 100g Điều hòa sinh trưởng Brassinolide 0.15% cho 200 lít nước kết hợp với thuốc trừ nấm bệnh UPPER 400SC, Antracol. Lưu ý, nên phun rà cành và tần trong của lá.
Biện pháp rửa bông, kéo bông khi mắt cua bắt đầu phát triển rất quan trọng. Biện pháp này giúp cho mắt cua không bị tiết nghịch cũng như khi gặp mưa đêm. Tần suất phun rà cành định kì khoảng 5 ngày 1 lần.
Tuy nhiên, nếu mưa đêm hay mưa dầm thì tần suất phun nên 3 ngày/1 lần. Sầu riêng là cây nhạy cảm với thời tiết, nên rất dễ buông mắt cua, khiến mắt cua đen. Do đó khi mắt cua phát triển, phải kéo mắt cua thành bông càng nhanh càng tốt.
Ngoài ra, luôn khiến cây sầu riêng chuyển mình để tập trung hình thành bông và tránh đi bông lá bằng cách phun phủ ngoài lá, 800 kg 0-52-34 MKP + 800g ĐT5 (10-50-10) + 100 ml Siêu Trợ Lực/200 lít để làm đọt đỉnh cúp xuống, mũi giáo già đi để cây sầu riêng chuyển mình ra bông liên tục.
Sau khi mầm hoa sầu riêng (mắt cua) ra khoảng 2-3 cm, bà con tiến hành tưới nước trở lại và phun thuốc kích tạo mầm hoa và ra hoa đồng loạt ĐT7 + ĐT9.
Lưu ý lượng tưới nước tăng nhẹ từ từ tránh gây sốc nước cho cây. Tưới ẩm nhẹ đến khi ra bông đều hẳn, mới tăng nước lên.
Bộ sản phẩm ra mắt cua – không sợ mắt cua đen kể cả mưa dầm, mưa đêm: Đức Thành 5; Đức Thành 7; Đức Thành 9 là sản phẩm phân bón lá do Đức Thành sản xuất. Giúp mang đến nhiều hiệu quả tối ưu trong quá trình chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa, đậu quả.
Thuốc trừ bệnh Upper 400SC, phân bón lá Đức Thành 7, Đức Thành 5, Đức Thành 9,… và một số sản phẩm được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.