Sầu riêng là loại cây ăn trái “vua” mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc sầu riêng, đặc biệt là giai đoạn sầu riêng mới trồng, đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm. Ở bài viết này Đức Thành sẽ phân tích 6 nguyên nhân phổ biến khiến sầu riêng mới trồng chậm phát triển và hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả.
I. Dấu hiệu nhận biết sầu riêng chậm phát triển
Cây sầu riêng còi cọc, không có sự phát triển mạnh mẽ so với cây cùng lứa tuổi.
Lá nhỏ, chuyển màu vàng sớm, rụng lá một cách bất thường. Cây có ít đọt lá, cành lá thưa thớt.
Thân, cành không phát triển đúng với kích thước mong muốn, vỏ cây sần sùi.
Bộ rễ kém phát triển.
II. 6 nguyên nhân phổ biến khiến sầu riêng mới trồng chậm phát triển
1. Chọn giống không phù hợp
Trên thị trường giống hiện nay, sự đa dạng các loại giống cây sầu riêng khiến việc lựa chọn trở nên phức tạp. Mỗi giống đều sở hữu những đặc tính riêng biệt, từ hương vị, hình dáng quả đến khả năng thích nghi với điều kiện môi trường. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất, nhà vườn cần đặc biệt lưu ý đến việc chọn giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng trồng.
Giải pháp: Chọn giống khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng vùng trồng có khả năng thích nghi cao với các điều kiện bất lợi của môi trường.
2. Đất trồng không đảm bảo
Cây sầu riêng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất cát pha hay đất có sỏi nhỏ….Trừ những nơi toàn đá sỏi, đá tảng lớn hoặc đất có tỉ lệ cát quá nhiều (trên 30% cát) là không trồng được. Ngoài ra đất phải đảm bảo độ pH từ 5.5 – 6.5 không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, chọn đất có tầng canh tác dày > 1,5 m.
Giải pháp: Cải tạo đất trước khi trồng, đảm bảo tầng canh tác dày trên 1.5m. Khắc phục đất chua, kiềm bằng vôi hoặc lân.
3. Cây không được che nắng đứng cách
Thời điểm cây con mới trồng lúc này bộ rễ chưa phát triển được nhiều, chưa ăn sâu xuống lòng đất và cần một khoảng thời gian để có thể thích nghi với môi trường mới. Cùng với đặc tính thân cây cao, cành giòn rất dễ bị gió xô ngã làm gãy cành khi gặp thời tiết xấu như mưa, bão xảy ra.
Giải pháp: Trồng cây chắn gió có độ cao hợp lý để che chắn cho vườn sầu riêng không bị gió xô ngã. Bên cạnh đó cần sử dụng lưới che bao quanh gốc mới trồng, giúp hạn chế sức gió và tạo độ mát nhất định cho cây.
4. Tưới nước không đúng cách
Cây sầu riêng chịu đựng khô hạn kém nhưng cũng rất sợ ngập úng đặc biệt là quá trình đọng nước gần cổ rễ sẽ khiến cho cây chậm phát triển. Việc cung cấp nước tưới cần chú ý độ ẩm thông qua thời gian tưới và hệ thống béc tưới.
Giải pháp: Tưới nước vừa đủ đảm bảo nước tưới có độ pH đạt từ 5.5-7 sẽ giúp cho cây phát triển tốt. Kiểm soát mực nước trong mương, tránh xì phèn.
5. Bón phân không hợp lý
Cây sầu riêng con rất cần dinh dưỡng, chủ yếu là phân hữu cơ và phân hoá học (lượng vừa đủ). Tuy nhiên, nhiều nhà vườn sai lầm vì nghĩ rằng bón nhiều thúc nhiều để cây mau lớn, đặc biệt là các loại phân hoá học. Điều này chưa đúng, bón phân nhiều rất dễ dẫn đến bị ngộ độc, cả phân hữu cơ lẫn hoá học.
Giải pháp: Bón phân với lượng ít, chia nhỏ nhiều lần. Ưu tiên phân hữu cơ, kết hợp phân hóa học NPK với tỷ lệ 2:1:1 hoặc 2:2:1. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất, tăng cường sức đề kháng cho cây.
6. Quản lý sâu bệnh kém
Sầu riêng giai đoạn kiến thiết có những loại sâu bệnh hại chính: Rầy xanh, nhện đỏ, nấm lá (thán thư, rỉ sắt, …). Nên áp dụng biện pháp phòng là chính, xử lý kịp thời giai đoạn bệnh mới xuất hiện. Thông thường nhà vườn thiếu kinh nghiệm hoặc chủ quan sẽ lơ là không có công tác phòng bị. Điều này vô hình chung sẽ khiến vườn chúng ta nhiễm bệnh nặng, cây sẽ chậm phát triển, tốn thời gian để chữa bệnh.
Giải pháp: Nên định kỳ phun phòng nấm, bệnh hại. Hoặc ít nhất là phun theo cơi lá non. Xử lý kịp thời khi bệnh mới xuất hiện. Sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu Ema 40EC, Aba 60.5EC, Betadan 95SP, Cyper 100EC,… để quản lí sâu hại. Sử dụng sản phẩm thuốc trừ bệnh Vila-Fuji 100SL, Ori 150SC, Upper 400SC, Rubbercare 720WP,… để quản lí bệnh hại.
III. Cách khắc phục
Thường xuyên kiểm tra vườn trồng, theo dõi tình trạng của cây, đo độ pH đất. Đảm bảo pH đất ở ngưỡng cho phép. Trường hợp đất bị chua hoặc kiềm, cần điều chỉnh bằng cách bón vôi hay rải lân cho vườn.
Chọn lựa giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai tại khu vực trồng. Đảm bảo nơi mua giống uy tín, chất lượng.
Trước khi đặt cây cần đảm bảo khâu làm đất, cách đặt cây,… cho phù hợp với vùng đất canh tác.
Cắt tỉa cành, nhánh và tạo bộ khung tán cân đối. Bỏ những cành bị hư hại, mọc xuyên, cành xà, càng vô hiệu,… để cây phân bổ đều, quang hợp tốt, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
Chủ động phun phòng định kỳ thuốc BVTV nhằm quản lí tốt dịch hại.
Bón phân cân đối, điều chỉnh theo tuổi cây. Nhà vườn có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh Hi-tech Organic với thành phần chính là phân gà đã được xử lí và có thêm tập đoàn vi sinh vật hùng hậu sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng nuôi cây khoẻ mạnh, ức chế hệ VSV gây hại trong đất và tăng mật độ VSV có lợi phát triển, hạn chế tối đa nấm bệnh gây hại trong đất.
IV. Kết luận
Ngoài những yếu tố kể trên, bà con cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khác như kỹ thuật trồng, mật độ trồng, thời điểm trồng, … để cây sầu riêng phát triển tốt nhất. Việc thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật từ các nguồn tin cậy, kết hợp với kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bà con “chăm sóc vườn sầu riêng khỏe mạnh, cho năng suất cao và ổn định. Đức Thành hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bà con. Bà con cần hỗ trợ thêm về kỹ thuật chăm sóc hoa sầu riêng nghịch vụ? Đội ngũ chuyên gia của Đức Thành luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý bà con!
Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tận tình:
Hotline: 0933 921 349 Fanpage: https://www.facebook.com/ducthanhco.vn
Hiện nay, công ty phân bón và thuốc BVTV Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số Hotline 0933 921 349 để được tư vấn rõ hơn.