Sầu riêng nuôi trái: Dinh dưỡng cần thiết cho sầu riêng đạt năng suất cao

Sầu riêng nuôi trái: Dinh dưỡng cần thiết cho sầu riêng đạt năng suất cao

Sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, độc đáo. Tuy nhiên, để trồng được cây sầu riêng cho năng suất cao và chất lượng tốt không hề đơn giản. Đặc biệt, giai đoạn sầu riêng nuôi trái đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng và số lượng quả khi bà con thu hoạch. Để sầu riêng nuôi trái hiệu quả, Đức Thành kính mời quý bà con cùng tham khảo quy trình bón phân, tưới nước cho cây qua những thông tin bên dưới.

1. Tưới nước đúng cách cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái:

Giai đoạn nuôi trái là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng quả sầu riêng. Cung cấp đầy đủ nước cho cây trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau:

1.1 Tầm quan trọng của việc tưới nước cho sầu riêng nuôi trái:

Nước đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sinh lý của cây. Tưới nước giúp vận chuyển dinh dưỡng từ rễ lên cành, lá và quả.

Cung cấp đầy đủ nước cho cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái sẽ giúp:

Thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của trái.

Giúp trái to, đẹp, chất lượng tốt.

Tăng năng suất thu hoạch.

1.2 Lượng nước tưới cần thiết cho cây:

Lượng nước cần thiết cho cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi cây, giai đoạn phát triển, điều kiện thời tiết, loại đất,…

Trung bình, bà con cần cung cấp cho cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái khoảng 50-70 lít nước/gốc/ngày.

Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào lúc trời nắng nóng.

1.3 Tưới nước như thế nào để cây được hấp thu tốt nhất?

Có thể tưới nước cho cây sầu riêng bằng nhiều cách như: tưới phun sương, tưới gốc, tưới rãnh,…

Nên áp dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm như tưới nhỏ giọt, tưới phun sương để hạn chế lãng phí nước và tránh gây xói mòn đất.

Sầu riêng nuôi trái: Dinh dưỡng cần thiết cho sầu riêng đạt năng suất cao
Tưới nước hợp lý cho cây phát triển.

Lưu ý:

– Một số vùng trong thời điểm xổ nhụy hoặc cây mang bông, trái non nhưng lại gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm cây mất nước đột ngột. Thì giải pháp là quý bà con có thể phun nước lên tán lá để giải nhiệt cho cây. Thời điểm: buổi sáng (trước 10 giờ sáng) và buổi chiều (từ 4 giờ đến 6 giờ), tránh tưới vào buổi trưa nắng sẽ càng làm cây bị sốc hơn.

– Giai đoạn cây mang bông, trái non sẽ khá nhạy cảm, do đó nguồn nước sử dụng để tưới phải đảm bảo không nhiễm phèn hay nhiễm mặn tránh ảnh hưởng đến cây.

2. Bổ sung dinh dưỡng, bón phân cho sầu riêng nuôi trái đạt năng suất cao:

2.1 Bổ sung dinh dưỡng qua gốc:

2.1.1 Bón phân NPK Đức Thành:

Thời điểm bón phân cho hiệu quả cao:

Bón sau khi cây xổ nhụy dứt điểm 7 ngày.

Bón định kỳ 7 – 10 ngày/lần theo nguyên tắc chia làm nhiều lần bón.

Công thức bón phân NPK Đức Thành:

Giai đoạn trái nhỏ (trái dưới 45 ngày tuổi ở giống Ri6 và dưới 60 ngày tuổi ở giống Moongthon): Bón công thức phân 3 số bằng nhau (như: Gold 3 (15-15-15), 16-16-16, 17-17-17…) từ 0,5 đến 1,5 kg/gốc tùy vào sức khỏe của cây, để cung cấp dinh dưỡng cân đối cho cây. Trộn thêm phân bón trung – vi lượng.

Sầu riêng nuôi trái: Dinh dưỡng cần thiết cho sầu riêng đạt năng suất cao
Sầu riêng nuôi trái: Dinh dưỡng cần thiết cho sầu riêng đạt năng suất cao.

Giai đoạn trái lớn (khoảng 45 ngày trở lên đối với giống Ri6 và khoảng 60 ngày trở lên đối với giống Moongthon): Chuyển sang công thức phân bón NPK có hàm lượng Kali cao như: 12-12-17, 12-11-18, Winner 3 (15-5-20)… từ 0,5 đến 1,5 kg/gốc tùy vào sức khỏe của cây, và bổ sung thêm 350g Kali/ gốc phải là dạng Kali Sulfat (K2SO4).

2.1.2 Bón phân hữu cơ Hi-tech Organic Green cho vườn sầu riêng:

Thời điểm bón phân hữu cơ Hi-tech Organic Green:

Nên bón phân hữu cơ Hi-tech Organic Green lại cho cây sau khi cây xổ nhụy dứt điểm khoảng 1 tháng (đối với giống Ri6) và 1,5 tháng (đối với giống Moongthon).

Sầu riêng nuôi trái: Dinh dưỡng cần thiết cho sầu riêng đạt năng suất cao
Sầu riêng nuôi trái: Dinh dưỡng cần thiết cho sầu riêng đạt năng suất cao.

Lựa chọn phân bón nào cho phù hợp?

Quý nhà vườn có thể sử dụng phân hữu cơ Hi-tech Organic cho vườn.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, bà con nên ưu tiên dùng phân hữu cơ công nghiệp. Vì chúng có tác dụng nhanh hơn. Có thể sử dụng các dòng phân nhập khẩu nước ngoài như: Bỉ, Hà Lan, Nhật, Úc…).

Lưu ý: Các loại phân hữu cơ chuồng ủ hoai mục sẽ không thích hợp trong giai đoạn này vì thời gian cây hấp thụ lâu.

2.2 Bổ sung dinh dưỡng qua lá:

Phun qua lá là biện pháp hiệu quả giúp bổ sung dinh dưỡng trực tiếp cho trái sầu riêng. Chúng góp phần hạn chế rụng trái non, trái xanh gai, to tròn, tránh nứt gai, nứt cuống. Dưới đây là hướng dẫn phun qua lá cho cây sầu riêng giai đoạn mang trái:

Thời điểm phun phân bón lá:

– Bắt đầu phun sau khi cây xổ nhụy xong tầm 3 – 4 ngày.

– Phun định kỳ 7- 10 ngày/lần.

Giai đoạn phun:

– Giai đoạn trái nhỏ (trái dưới 45 ngày tuổi ở giống Ri6 và dưới 60 ngày tuổi ở giống Moongthon):

+ Tiến hành phun: DT2, Amino 15SL + Canxi Bo + Com bi + Chống sốc,.. Phun với liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì, định kỳ 7-10 ngày/ lần.

– Giai đoạn trái lớn (khoảng 45 ngày trở lên đối với giống Ri6 và khoảng 60 ngày trở lên đối với giống Moongthon):

+ Tiến hành phun: DT6+ Com bi + Chống sốc chống rụng +  Bo Kẽm ,… Phun với liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì, định kỳ 7-10 ngày/ lần.

Cách phun:

Phun toàn cây, nhưng tập trung phun vào mặt dưới lá và trái.

Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun lúc trời nắng nóng.

Sau khi phun, tưới nhẹ cho cây để phân bón được hấp thụ tốt hơn.

2.3 Phòng trừ sâu bệnh hại cho sầu riêng:

Trong giai đoạn cây mang trái, cây dồn hết dinh dưỡng để nuôi trái. Cho nên, cây sẽ khá suy yếu, sức  đề kháng kém, dễ bị các loại sâu – bệnh hại tấn công:

2.3.1 Sâu hại thường gặp:

Các loại sâu hại thường gặp sau đây: xén tóc đục thân, mọt đục cành, sâu tấn công trái, rệp sáp, bọ cánh cứng…

Ngoài ra, vào mùa nắng nóng cần đặc biệt quan tâm và phòng ngừa nhện.

2.3.2 Bệnh hại thường gặp:

Về bệnh hại đáng chú ý như: bệnh cháy lá, xì mủ (thân, cành, gốc), nấm gây thối trái…

2.3.3 Biện pháp phòng trừ:

– Hoạt chất thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho sầu riêng:

+ Phòng ngừa sâu: ưu tiên các dòng thuốc trừ sâu sinh học gốc Abamectin ( DT Aba 60.5EC) hoặc   Emamectin ( DT Ema 40EC)… hoặc các gốc thuốc hóa học có tính mát để tránh ảnh hưởng đến trái non.

+ Phòng trừ bệnh: Upper 400SC (Azoxylstrobin + Difenoconazole), Rubbercare 720WP( Matalaxyl + Mancozeb)…..

Thời điểm phun thuốc:

+ Phun thuốc ngừa sâu – bệnh hại định kỳ 10 – 15 ngày/lần để giúp bảo vệ cây khỏe, trái đẹp.

+ Lưu ý: cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch từ 15 – 20 ngày.

3. Kết luận:

Sầu riêng được mệnh danh là “vua trái cây” với hương vị thơm ngon, độc đáo. Tuy nhiên, để trồng được sầu riêng cho năng suất cao và chất lượng tốt đòi hỏi người làm vườn phải có kỹ thuật chăm sóc bài bản và kinh nghiệm dày dặn.

Hiểu được điều này, Đức Thành đã tổng hợp những thông tin hữu ích về cách chăm sóc sầu riêng. Đặc biệt là giai đoạn mang trái, giúp quý bà con có thêm nguồn tham khảo để nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Phân bón lá Đức Thành 2, Đức Thành 4, Đức Thành 6,… cùng một số dòng thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu như DT Ema 40EC, DT Aba 60.5 EC, Season 450SC,… được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.

Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany

Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933 921 349 để được tư vấn rõ hơn.