Diễn biến thời tiết vụ Đông Xuân năm nay có sự thay đổi khác hơn so với năm ngoái. Chính vì thế, Đức Thành cần lưu ý đến quý bà con về tình hình rầy nâu gây hại lúa và biện pháp quản lí rầy nâu hiệu quả. Nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng cho ruộng lúa về sau.
1. Rầy nâu là gì và chúng gây hại như thế nào đến chất lượng mùa vụ?
Thông thường, vụ Đông Xuân sẽ mang đến năng suất cao vì thời tiết, khí hậu thuận lợi hơn so với các vụ còn lại trong năm. Nhưng cũng đừng vì thế mà nhà nông chủ quan trong quá trình canh tác. Vì hiện nay thời tiết cũng có sự biến đổi thất thường hơn so với vụ Đông xuân năm ngoái. Việc chủ quan làm cho lúa bà con bị sâu hại tấn công, đặc biệt là tình trạng rầy nâu gây hại lúa ở giai đoạn này.
– Rầy nâu trưởng thành có màu nâu; rầy lưng trắng có màu trắng xám. Rầy trưởng thành có 2 dạng hình: cánh dài và cánh ngắn; thời gian từ khi vũ hoá đến đẻ trứng 3-5 ngày, có thể sống 20 – 30 ngày.
– Rầy đẻ trứng thành ổ trong bẹ và gân chính của lá lúa, hình quả chuối, mới đẻ màu trắng trong, trước khi nở có điểm mắt màu nâu đỏ, thời gian trứng từ 6 – 8 ngày.
– Rầy non có 5 tuổi, từ tuổi 1 đến tuổi 3 gọi là rầy cám, hết tuổi 5 lột xác sang trưởng thành, thời gian sống từ 12 – 14 ngày (mỗi tuổi 2-3 ngày).
– Vòng đời của rầy ngắn, từ 26 – 30 ngày nên khả năng tăng mật độ rất nhanh. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều có tập tính bò ngang, dễ phát hiện, thường sống tập trung ở gốc và thân cây lúa, phần sát mặt nước để gây hại.
2. Triệu chứng rầy nâu xuất hiện, gây hại trên lúa:
Đầu tiên, rầy xuất hiện thành từng đám giữa ruộng, sau đó lan dần ra quanh ruộng. Rầy nâu tập trung ở gốc lúa, chích hút nhựa cây. Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo. Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng. Gây cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo, lúa chậm phát triển.
Bên cạnh đó, các vết thương do rầy nâu chích hút tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, làm cho cây lúa thối nhũn, đổ rạp, gây hiện tượng lem lép hạt trên lúa. Khi mật độ rầy cao gây nên hiện tượng cháy rầy.
Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus trên lúa. Chẳng hạn như bệnh lúa cỏ (vàng lùn), lùn xoắn lá. Phân của rầy nâu chứa nhiều đường là môi trường cho các loại nấm phát triển, gây nên bệnh bồ hóng ở gốc lúa, làm cản trở quá trình quang hợp.
– Rầy trưởng thành thường tập trung thành đám ở trên thân cây lúa hoặc phía dưới khóm lúa để chích hút nhựa. Khi bị khua động thì lẩn trốn bằng cách bò ngang hoặc nhảy sang cây khác, hoặc xuống nước hoặc bay xa đến chỗ khác.
– Thời tiết mưa nắng xen kẽ là điều kiện thuận lợi để rầy phát sinh mạnh. Trường hợp thiếu thức ăn do lúa bị cháy hoặc khô già thì xuất hiện rầy cánh dài để di chuyển sang ruộng khác.
– Rầy trưởng thành được 4 – 5 ngày thì đẻ trứng. Trứng đẻ ở mô tế bào bẹ lá hoặc gân chính của lá. Mỗi con có thể đẻ 400 – 600 trứng. Trướng được xếp thành từng hàng như nải chuối.
3. Ba loài thiên địch phổ biến có ảnh hưởng đến rầy nâu:
Có nhiều loài côn trùng ký sinh, ăn thịt và nấm bệnh gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của rầy nâu. Các loài thiên địch quan trọng của rầy nâu là:
1. Bọ rùa:
Có nhiều loài bọ rùa tấn công rầy nâu. Mỗi ngày 1 con bọ rùa (cả thành trùng lẫn ấu trùng) có thể ăn từ 5 – 10 con rầy nâu (cả ấu trùng và thành trùng).
2. Kiến Ba Khoang:
Có 2 loài kiến khoang thường gặp trên ruộng lúa là: Paederus Fuscipes thuộc họ Staphylinidae và Ophionea india thuộc họ Carabidae. Cả ấu trùng và thành trùng các loài kiến ba khoang kể trên đều ăn ấu trùng và thành trùng rầy nâu. Mỗi con kiến 3 khoang có thể ăn từ 3 – 5 rầy nâu mỗi ngày.
3. Bọ xít nước:
Có 2 loài thường xuất hiện trên ruộng lúa là: Microvelia atrolineata, Mesovelia sp. Cả 2 loài trên thuộc bộ cánh nửa cứng. Ấu trùng và thành trùng các loài bọ xít nước đều chích hút chất dịch bên trong cơ thể ấu trùng và thành trùng rầy nâu. Mỗi bọ xít có thể tiêu diệt từ 4 – 7 ấu trùng và thành trùng rầy nâu mỗi ngày.
Bọ xít mù xanh: Thành trùng bọ xít mù xanh có thề săn bắt cả ấu trùng và thành trùng rầy nâu để ăn. Mỗi ngày bọ xít mù xanh có thể ký sinh từ 7 – 10 trứng rầy hoặc từ 1 – 5 con rầy.
4. Cách phòng trừ rầy nâu gây hại lúa và một số lưu ý quan trọng:
1. Cần vệ sinh đồng ruộng để phòng trừ rầy nâu xuất hiện, gây hại
Phát sạch gốc rạ, vùi chôn lúa còn sót lại và đốt đồng ngay sau khi thu hoạch. Không để lúa chét phát triển.
Để ngừa bệnh xoắn lá, cần nhổ bỏ các bụi lúa bị bệnh lùn xoắn lá để không còn nguồn bệnh trên đồng ruộng.
2. Trồng giống lúa có tính kháng
Nên trồng nhiều giống lúa có tính kháng trung bình trên đồng ruộng cùng một lúc để tránh tình trạng rầy quen thức ăn. Và để tránh áp lực của rầy khi rầy bùng phát.
3. Lựa chọn thời vụ phù hợp
Sạ lúa, gieo mạ, cấy lúa đúng thời vụ, mật độ gọn. Tránh mùa vụ gối nhau làm lúa hiện diện liên tục trên đồng ruộng.
Nên có thời gian để đất trống để cắt đứt nguồn thức ăn của Rầy Nâu.
4. Bón phân: bón đúng lượng & đúng thời điểm
Bà con nên chọn bón những dòng phân bón chuyên dùng cho lúa thích hợp như Lúa 1, Lúa 2, Hương Lúa 1, Hương Lúa 2,… Đây là những dòng phân bón chuyên dùng cho lúa được Đức Thành sản xuất với hàm lượng và chất lượng cao. Chúng giúp cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa.
Bón đúng lúc và cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali. Tránh bón nhiều làm dư đạm, nhất là ở giai đoạn cuối của cây lúa.
5. Áp dụng biện pháp sinh học để quản lý rầy nâu
Cho vịt con từ 4 – 5 tuần tuổi vào ruộng lúa với mật độ khoảng 100 – 150 con/ha.
Thả cá như rô phi, mè vinh,.. vào ruộng lúa.
Bẫy đèn: Khi có Rầy nâu cánh dài xuất hiện nên làm bẫy đèn để thu hút rầy tới. Hàng đêm có thể đốt đèn từ 7 – 10h tối. Bẫy đèn nên làm đồng loạt.
6. Sử dụng Prochess 250WP & Season 450SC: biện pháp phòng trừ rầy nâu trên lúa
– Khi mật độ rầy khoảng 60 con/khóm, tương đương 3.000 con/m2 trở lên thì sử dụng thuốc đặc hiệu để phun trừ như: Prochess 250WP + Season 450SC (liều lượng: 50g Prochess 250WP+ 50ml Season 450SC). Nếu mật độ cao trên 1 vạn con/m2 cần phun 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 4-5 ngày.
Phòng trừ bằng cách sử dụng luân phiên một số loại hoạt chất như sau: Buprofezin, Pymetrozine, Fenobucarb, Imidacloprid, Benfuracarb, Dinotefuran, Clothianidin, Buprofezin + Isoprocard.
– Đối với những ruộng lúa lá đã chuyển vàng trước khi phun thuốc nhất thiết phải rẽ lúa thành các băng rộng từ 0,8-1m. Phun thuốc vào phần thân, gốc cây lúa và giữ mực nước ruộng 2-3cm. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Lúa đang trỗ bông, chỉ phun thuốc vào chiều mát để không ảnh hưởng đến phơi màu của lúa, khi sử dụng thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly.
Một số dòng thuốc trừ sâu, rầy như Prochess 250WP, Season 450SC,… được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.