Có thể nhận biết và phòng trừ bệnh thối củ Mì từ sớm hay không? •

Có thể nhận biết và phòng trừ bệnh thối củ Mì từ sớm hay không?

Như chúng ta đã biết, khoai mì (sắn) là loại cây trồng lấy củ. Do đó, bệnh thối củ mì là vấn đề được quan tâm nhiều đối với nhà nông. Bệnh thối củ mì có thể xuất hiện từ giai đoạn cây mì hình thành củ đến củ mì lớn. Vì vậy có thể nhận biết sớm để phòng trừ hiệu quả bệnh thối củ mì này hay không?

1. Tác nhân gây bệnh thối củ mì trên cây mì

Bệnh thối củ mì thường gặp ở những vùng đất trũng, mưa nhiều, thoát nước kém. Điều này gây ảnh hưởng đến bộ rễ khoai mì. Tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công, xâm nhập. Tác nhân gây bệnh thối củ mì là do nấm xâm nhập, gây hại. Cụ thể là nấm Phytophthora sp.-Phycomycetes gây ra. Bệnh thối củ khoai mì thường phát sinh từ khi củ mới hình thành, trong khoảng 1.5-2 tháng nhưng tập trung gây hại nặng khi củ lớn đến thu hoạch. Nấm Phytophthora sp.-Phycomycetes tồn tại trong đất là chủ yếu. Chúng xâm nhập chủ yếu qua các vết thương do tác nhân từ bên ngoài đến cây và đến củ.

2. Nhận biết triệu chứng bệnh thối củ 

2.1 Dấu hiệu nhận biết trên củ và cuống rễ

Nấm bệnh gây thành hàng vết nâu có hình dạng không cố định, chỗ bị bệnh thối mềm và tiết ra chất dịch có mùi hôi. Trên bề mặt vết bệnh nhiều khi sinh lớp tơ nấm màu trắng, sau chuyển màu đen. Cây mì bị thối củ sẽ sinh trưởng kém, có thể chết. Bệnh phát sinh từ khi củ mới hình thành nhưng thường phát triển gây hại nặng khi củ lớn đến thu hoạch.

Có thể nhận biết và phòng trừ bệnh thối củ Mì từ sớm hay không?
Biểu hiện cây Mì bị thối củ.

2.2 Dấu hiệu nhận biết trên lá mì

Nấm bệnh gây thành hàng vết nâu có hình dạng không cố định, chỗ bị bệnh thối mềm và tiết ra chất dịch có mùi hôi. Trên bề mặt vết bệnh nhiều khi sinh lớp tơ nấm màu trắng, sau chuyển màu đen. Cây mì bị thối củ sẽ sinh trưởng kém, có thể chết. Bệnh phát sinh từ khi củ mới hình thành nhưng thường phát triển gây hại nặng khi củ lớn đến thu hoạch.

3. Cách phòng trừ bệnh thối củ mì 

– Chọn đất trồng mì ở những nơi cao không bị ngập úng cục bộ.
– Không chọn hom giống ở những vườn mì bị bệnh (chọn lọc hom khỏe để trồng)
– Vệ sinh đồng ruộng sau khi đã thu hoạch xong vụ mì, tốt nhất luân canh một vụ cây trồng khác sau đó như lúa, cây đậu hoặc cho đất nghỉ một thời gian.
– Khi trồng mới bón lót phân bón hữu cơ vi sinh Hi-Tech Organic (có chứa các chủng VSV đối kháng Trichoderma, Pseudomonas putida ,…). Quý bà con có thể bón phân hữu cơ giàu vi sinh vật như Phân hữu cơ Trimix, Phân hữu cơ Hi-tech Organic Green. Sử dụng thường xuyên Men vi sinh Trichoderma-Best Tricho thời kỳ trước khi hình thành củ và giai đoạn thúc củ lớn.
– Bón phân NPK cân đối, không quá lạm dụng phân đạm nhất là giai đoạn hình thành củ.

4. Quy trình phòng trừ bệnh thối củ mì 

Quy trình phòng trừ bệnh thối củ Mì từ công ty Đức Thành
Quy trình phòng trừ bệnh thối củ Mì từ công ty Đức Thành

Sản phẩm phân bón lá Đức Thành 6, Đức Thành 9 – Siêu to củ, thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.

Hơn nữa, kênh Shopee https://shopee.vn/ducthanhcompany (Nông nghiệp Đức Thành) sẽ giúp quý bà con thuận tiện hơn trong quá trình mua hàng và phòng trừ bệnh thối củ cho cây.

Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.