Bón phân và phòng trừ dịch hại cho chanh dây • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Bón phân và phòng trừ dịch hại cho chanh dây

Cây chanh dây hay cây chanh leo, dây mát, chùm bao trứng, cây mắc mát, cây mát mát… có tên khoa học: Passiflora incarnata, danh pháp khoa học 2 phần là Passiflora edulis, thuộc họ: Lạc tiên (Passiflora). Loài cây này có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ (Argentina, Paraguay và Brasil).
Cây chanh dây
Cây chanh dây

I. BÓN PHÂN:
Tùy vào mùa vụ, thời tiết, thổ nhưỡng, điều kiện thâm canh, tuổi cây … Chanh dây cần lượng phân bón phổ biến cho 01 hecta  như sau:
   1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản: ( từ khi trồng đến sau 4-5 tháng )

                      Phân bón
Thời kỳ
Loại phân bón ( kg/ha)
Chuồng vôi N P2O5 K2O
Hố trồng     15 – 20 tấn
( Hcvs: 1,5-2 tấn )
0,5 –  01 tấn  20 – 23 60 – 80 25 – 30
15-20 ngày bón một lần 20 – 23 25 – 30

 

 2. Giai đoạn kinh doanh:( cây bắt đầu cho trái)

Loại phân
( kg/ha)
Hữu cơ
Vi sinh
vôi N P2O5 K2O Giai đoạn
Sinh trưởng
                Tổng số
Thời kỳ
1,5 – 2 tấn 1 – 1,2 tấn 70 – 100 40 – 80 70 – 100
Lần 1 100% 100% 100% Sau thu hoạch lần cuối
Lần 2 30% 30% 1 tháng trước ra hoa
Lần 3 40% 40% Sau đậu trái đến nuôi trái
Lần 4 30% 30% Sau khi thu trái đợt đầu
Sau đó, cứ mỗi lần thu trái cần bón bổ sung lượng phân như lần 4

Sử dụng phân bón hỗn hợp NPK + TE thích hợp cho giai đoạn kinh doanh
WINNER 2 ( 17.10.17 + TE )  với liều lượng: 400 – 500kg/ha/năm. Chia thành các  lần  bón như sau:
– Lấn 1( sau thu hoạch lần cuối )      :   100 – 120 kg + 1,5 – 2 tấn hữu cơ + 1 – 1,2 tấn vôi bột.
– Lân 2( trước ra hoa 1 tháng )         :   100 – 120 kg
– Lần 3( sau đậu trái đến nuôi trái )   :   100 – 140 kg
– Lân 4( sau khi thu trái đợt đầu  )     :   100 – 120 kg
Sau đó, cứ mỗi lần thu trái cần bón bổ sung lượng phân như lần 4.

II. BỔ SUNG DINH DƯỠNG QUA LÁ:

    Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời trong các điều kiện bất lợi, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tối ưu, cần cung cấp các loại phân bón qua lá các giai đoạn sau:Sau khi thu hoạch, cắt cành, tạo tán, phun phân bón lá Đức Thành 4 định kỳ 7 ngày/ lần, phun 3 lần..
   1. Trước khi ra hoa 1 tháng:  phun phân bón lá Đức Thành 5, phun định kỳ 5 ngày/lần, phun 2 lần. Sau đó chuyển sang phun phân bón lá  Đức Thành 8, phun định kỳ 7 ngày/lần, phun 2 lần.

2. Sau khi đậu trái: phun phân  bón lá Đức Thành 9, phun định kỳ 7 ngày/lần, phun 3 lần.

3. Trong quá trình nuôi trái và thu hoạch: Phun xen kẻ 2 loại phân bón lá( Đức Thành 8   Đức Thành 6 ), phun  định kỳ 7 ngày/lần.

III. QUẢN LÝ CÔN TRÙNG GÂY HẠI:

    Côn trùng gây hại phổ biến trên Chanh Dây và thuốc diệt trừ:

     1. Bọ Trĩ:

Bọ trĩ là côn trùng chích hút, tấn công vào bộ phận ra non như: hoa, lá, quả non. Mức độ gây hại nặng làm cho các bộ phận cây bạc màu và dị dạng. Lá non bị quăn queo, trái méo mó, dị hình, bề mặt trái bị nám. Bọ trĩ thường phát sinh mạnh khi thời tiết khô hạn, cây bị thiếu nước. Bọ trĩ thường tập trung gây hại phía ngoài trảng nắng.Cảnh giác giai đoạn ra non như: lá non, ra hoa đến hình thành trái non để diệt trừ kịp thời bằng các loại thuốc DT Aba 60,5EC hoặc DT Ema 40EC.

     2. Nhện đỏ:

Nhện hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ, nếu mật độ cao làm là bị xoăn lại, làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng, khô và rụng. Hoa bị thui không đậu trái được, hại trái non bị hại lốm đốm vàng và có thể bị rụng. Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc thời gian bị hạn trong mùa mưa. Nhện có kích thước rất nhỏ khó phát hiện, nên phun phòng trừ đúng lúc bằng thuốc trừ nhện DT Ema 40EC.

     3. Sâu đục thân:

Trưởng thành tìm những vết nứt của thân cây để đẻ trứng, sâu non nở ra đục vào thân cây tạo thành đường vòng quanh thân, dần dần đục sâu vào trong thân làm rỗng thân. Cây bị hại nặng thì lá vàng và héo, vỏ thân cây chanh leo có dấu hiệu nứt nẻ. Khi phát hiện cây bị hại, sử dụng thuốc trừ sâu Siêu Sâu Rầy 700EC phun kỹ vào vết sâu đục. Ngoài ra, Rệp sáp, Rầy, Ruồi đục trái cũng có lúc xuất hiện gây hại chanh dây. Cần phát hiện kịp thời để phun diệt trừ bằng các thuốc trừ sâu rầy như Season 450SCProchess 250WP.

IV. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI:
Các bệnh hại phổ biến trên chanh dây và thuốc phòng trừ:

     1. Bệnh đốm nâu:

Do nấm Alternaria passiflorae gây ra. Đây là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lá, thân và quả. Khi vết bệnh bao quanh thân cây thì chồi non sẽ bị héo, quả teo lại và rụng sớm. Trên quả, vết bệnh đầu tiên chỉ nhỏ như mũi kim, sau lan rộng thành những vòng tròn lớn với vết nâu lõm có tâm màu nâu. Dần dần phần vỏ quả xung quanh vết bệnh bị nhăn nheo và quả bị rụng. Đây là bệnh phổ biến cần phun phòng trừ bằng các loại thuốc trừ bệnh đặc trị như Upper 400SCRubbercare 720WP.

     2. Bệnh đốm xám:

Do nấm Septoria passiflorae gây ra. Đặc điểm vết bệnh thường lõm sâu vào trong thân, quả. Bệnh tấn công các bộ phận lá, thân, và quả, gây hại nặng có thể làm rụng lá, rụng quả sớm dẫn đến giảm năng suất. Bệnh thường xuất hiện trong suốt mùa hè và mùa thu. Cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời bằng thuốc Upper 400SCRubbercare 720WP.
3. Bệnh thối rễ và
 héo rũ:

Do nhiều loại nấm Phytophthora , Fusarium avenaceum, Giberella, baccata, Gibberella saubinetii . Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, vết bệnh có thể xuất hiện trên cả cổ rễ và thân, các bó mạch dẫn bị nấm tấn công tạo các vết bệnh nâu đen vòng quanh thân. Đầu tiên cây có biểu hiện vàng lá sau đó thân lá và trái héo rũ xuống và chết dần. Cảnh giác trong lúc thời tiết ẩm ướt, úng thủy và sử dụng thuốc đặc trị Rubbercare 720WP để phun vào thân, lá hoặc tưới vào gốc để phòng trừ. Ngoài ra, bệnh đốm dầu, héo rũ do vi khuẩn và bệnh cứng trái, quăn lá do virus cũng thường xuyên hiện diện gây hại trên chanh dây. Cần phát hiện, chuẩn đoán đúng bệnh để có biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả.

Tác giả bài viết: Kỹ sư Lâm Nhì

Nguồn tin: ducthanhco.vn