Bón phân và phòng trừ dịch hại cho cây mãng cầu (Cây Na) • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Bón phân và phòng trừ dịch hại cho cây mãng cầu (Cây Na)

Mãng cầu ta hay còn gọi là quả na, là loại quả được nhiều người ưa chuộng vì hương vị thơm ngon. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình chăm sóc cây mãng cầu theo từng giai đoạn.
Bón Phân Và Phòng Trừ Dịch Hại Cho Cây Mãng Cầu( Cây Na)

1. BÓN PHÂN:

Tùy vào mùa vụ, thời tiết, thổ nhưỡng, điều kiện thâm canh…Mãng cầu dai từ 3 – 4 năm tuổi cần lượng phân bón phổ biến cho 1 hecta/ vụ như sau:
– Phân chuồng hoai mục: 15 – 20 tấn( 1 lần/năm)
– Hoặc phân hữu cơ vi sinh: 01 – 2 tấn
– Vôi Dolomite: 0,8 – 1 tấn
– Phân khoáng NPK: N= 200 – 240; P2O5= 180 – 200; K2O= 250 – 300
1.1 Thời kỳ bón phân:
      Loại phân
( kg/ha )
Hữu cơ
Vi sinh
vôi N P2O5 K2O Giai đoạn
Sinh trưởng
               Tổng số
Thời kỳ
1-2 tấn 0,8-1 tấn 200-240 180-200 250-300
Bón lót 100% 100% 20% 100% 10% Sau thu hoạch
Thúc 1 20% 15% 25 NSTL
Thúc 2 20% 15% 55 NSTL
Thúc 3 20% 30%  75 NSTL
Thúc 4 20% 30%  95 NSTL

(**)NSTL: ngày sau tuốt lá

Sau năm thứ 4, cứ mỗi năm bổ sung thêm cho 1 ha lượng phân khoáng như sau:
N= 60 – 80; P2O5= 50 – 60; K2O= 40 – 50
– Bón lót: sau thu hoạch, tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn…
– Thúc lần 1: bón dưỡng hoa, đậu trái( 20 – 25 NSTL).
– Thúc lần 2: dưỡng trái non, trái bằng trái tắc( 55 – 60 NSTL).
– Thúc lần 3: nuôi trái, trái bằng nắm tay( 75 – 80 NSTL).
– Thúc lần 4: lớn trái, bung gai( 95 – 100 NSTL).
Sử dụng phân bón NPK thích hợp là: Phân bón Gold 3( 15.15.15 + TE) lượng: 1.200 – 1.500 kg + 100kg Kali.
Chia ra các lần bón như sau:
– Bón lót: hữu cơ vi sinh: 1 – 2 tấn; Vôi: 0,8 – 1 tấn; Gold 3: 300 – 500kg.
– Thúc lần 1: Gold 3 200 – 250kg.
– Thúc lần 2: Gold 3 200 – 250kg.
– Thúc lần 3: Gold 3 300 – 350kg + 50kg Kali.
   – Thúc lần 4: Gold 3 200 – 300kg + 50kg Kali.
1.2 Bổ sung dinh dưỡng qua lá:
Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời trong các điều kiện bất lợi, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tối ưu, cần cung cấp các loại phân bón qua lá các giai đoạn sau:
– Trước khi tuốt lá từ 15 – 20 ngày phun phân bón lá Đức Thành 5 định kỳ 7 – 10 ngày/ lần, giúp tạo mầm hoa.
– Sau khi tuốt lá phun phân bón lá Ra hoa định kỳ 5 – 7 ngày/lần cho đến khi nhú hoa đều.
– Sau khi nhú hoa phun phân bón lá Dài Hoa – Đậu Trái định kỳ từ 5 – 7 ngày/lần, đến khi đậu trái.
– Từ khi hình thành trái đến trái bằng trứng cút phun phân bón lá Dưỡng Trái Non định kỳ 5 – 7 ngày/lần.
– Trái bằng trứng cút đến nắm tay phun phân bón lá Nuôi Trái định kỳ 5 – 7 ngày/lần.
– Trái bằng nắm tay đến tăng kích cỡ tối đa phun phân bón lá Lớn Trái định kỳ 5 – 7 ngày/lần.2. QUẢN LÝ CÔN TRÙNG GÂY HẠI:

2.1 Bọ trĩ, nhện đỏ:

     – Gây hại mạnh vào các giai đoạn ra non của các bộ phận lá, đọt, hoa, quả. Bọ trĩ và nhện đỏ phát triển mạnh khi thời tiết khô hạn kéo dài. Cần phát hiện sớm để diệt trừ kịp thời với thuốc trừ sâu DT Aba 60,5EC và DT Ema 40EC.
2.2 Rệp sáp:
– Xuất hiện quanh năm, tấn công trên nhiều bộ phận cây như: rễ, thân, cành, lá và nhận thất rõ ở giai đoạn phát triển trái. Rệp hút dinh dưỡng làm cây suy kiệt, trái mất thương phẩm.
2.3 Bọ vòi voi:
– Là loại bọ cánh cứng phá hoại hoa giai đoạn hình thành hoa đến hoa nở, bọ đục phá làm hư và rụng hoa.
2.4 Sâu đục trái và ruồi đục trái:
– Sâu đục trái gây hại từ lúc trái non đến khi trái già. Ruồi đục trái gây hại nặng vào mùa mưa ở giai đoạn trái già đến chín. Gây hại làm hủy hoại thịt trái, mất thương phẩm và không sử dụng được.
=>Các đối tượng trên cần được phát hiện sớm, tùy mức độ gây hại có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như; Siêu Sâu Rầy 700EC, Season 450SC để phun diệt trừ.
3. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI:
3.1 Bệnh thán thư:
– Nấm gây hại trên nhiều bộ phận như: lá, thân, cành, hoa, quả. Phát sinh gây hại nặng khi thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Hại lá cháy, khô hoa, quả rụng non.
3.2 Bệnh muội đen, đốm nâu, loét sẹo đen:
– Nấm gây hại làm cây suy kiệt, trái mất thương phẩm, mất năng suất.
=>Bệnh thán thư, muội đen, đốm nâu, sẹo đen cần phát hiện sớm và sử dụng thuốc trừ bệnh Upper 400SC phun phòng trừ.
3.3 Bệnh thối rễ, bã trầu:
– Do nhiều loại nấm trong đất gây hại, phát sinh mạnh vào mùa mưa trên những vườn thoát nước kém. Triệu chứng lá vàng, là bầm bã trầu, lá rụng hàng loạt. Bới rễ lên thấy rễ thâm đen và thối.
3.4 Bệnh thối trái:
– Nấm hại vỏ trái có đốm nâu sẩm, ruột trái bị thối hoàn toàn, bệnh hại trái non lẫn trái già làm rụng trái hàng loạt.
3.5 Bệnh khô trái, khô cành:
– Do nấm gây hại, xuất hiện các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng, nhanh chóng làm trái khô cứng. Trái bệnh lây lan xuống cành làm cành chết khô ngược lên trên.
=>Bệnh thối rễ, thối trái, khô trái, khô cành sử dụng thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP để phun phòng trừ.

Tác giả bài viết: Kỹ sư Lâm Nhì