Bón phân và phòng trừ dịch hại cho cam, quýt • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Bón phân và phòng trừ dịch hại cho cam, quýt

Cam, quýt, bưởi nói riêng và cây có múi nói chung cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đủ vi lượng cây mới sinh trưởng khỏe, sung sức, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại, cho năng suất cao. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển, nhu cầu phân bón có khác nhau. Ngoài lượng phân bón khi trồng, cần phải bón bổ sung hàng năm, có như vậy mới đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm.
BÓN PHÂN VÀ PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CHO CAM, QUÝT

I. BÓN PHÂN:

Tùy vào mùa vụ, thời tiết, thổ nhưỡng, điều kiện thâm canh, tuổi cây … Cam, quýt cần lượng phân bón phổ biến cho 01hecta /năm như sau:

1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản(  từ 1 – 3 năm tuổi ):

                           Phân bón
Thời kỳ
Loại phân bón ( kg/ha)
Chuồng vôi N P2O5 K2O
Tháng 2     15-20 tấn
( Hcvs: 1,5-2 tấn )
5-6 3-4 5-6
Tháng 5 5-6 3-4 5-6
Tháng 8 5-6 3-4 5-6
Tháng 11 0,5- 01 tấn 5-6 3-4 5-6
Tổng số 20-24 12-16 20-24

 

 

 

 

 

 

2. Giai đoạn kinh doanh( từ năm thứ  4 trở về sau ):

Loại phân
( kg/ha)
Hữu cơ
Vi sinh
vôi N P2O5 K2O Giai đoạn
Sinh trưởng
                  Tổng số
Thời kỳ
1,5-2 tấn 1-1,2 tấn 80-100 60-90 80-100
Lần 1 100% 100% 100% Sau thu hoạch 1 tuần
Lần 2 30% 30% 1 tháng trước ra hoa
Lần 3 40% 40% Sau đậu trái đến nuôi trái
Lần 4 30% 30% 1 tháng trước thu hoạch
– Sau đó, cứ tăng một năm tuổi thì bón tăng thêm lượng phân từ 20-25%. Đồng thời, cách 1 năm thì bón bổ sung phân hữu cơ và vôi bột 1 lần với lượng như năm thứ 4.
– Sử dụng phân bón hỗn hợp NPK + TE thích hợp cho năm thứ 4 là:
WINNER 2 ( 17.10.17 + TE )  với liều lượng: 500 – 600kg/ha/năm. Chia thành 4 lần  bón như sau:
  •    Lấn 1( sau thu hoạch 1 tuần)          :   120 – 140 kg + 1,5 – 2 tấn hữu cơ + 1 – 1,2 tấn vôi bột.
  •    Lân 2( trước ra hoa 1 tháng )          :   120 – 140 kg
  •    Lần 3( sau đậu trái đến nuôi trái )   :   140 – 180 kg
  •    Lân 4( trước thu hoạch 1 tháng )    :   120 – 140 kg
      – Sau đó, cứ tăng một năm tuổi thì bón tăng thêm lượng phân từ 20 – 25% . Đồng thời, cách 1 năm thì  bón bổ sung phân hữu cơ và vôi bột 1 lần với lượng như năm thứ 4.
II. BỔ SUNG DINH DƯỠNG QUA LÁ:
Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời trong các điều kiện bất lợi, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tối ưu, cần cung cấp các loại phân bón qua lá các giai đoạn sau:
  • Sau khi thu hoạch, cắt cành, tạo tán, phun phân bón lá Đức Thành 4 định kỳ 7 ngày/lần, phun 3 lần.
  • Trước khi ra hoa 1 tháng: phun phân bón lá Đức Thành 5, phun định kỳ 5 ngày/lần, phun 3 lần. Sau đó chuyển sang phun phân bón lá Đức Thành 8, phun định kỳ 7 ngày/lần, phun 2 lần.
  • Sau khi đậu trái: phun phân bón lá Đức Thành 9, phun định kỳ 7 ngày/lần, phun 3 lần.
  • Giai đoạn nuôi trái: phun xen kẻ 2 loại phân bón lá( Đức Thành 8 + Đức Thành 2 ), phun  định kỳ 7 ngày/lần.
  • Trước khi thu hoạch 1 tháng: phun phân bón lá Đức Thành 6, phun định kỳ 7 ngày/lần, phun 3 lần.
III. QUẢN LÝ CÔN TRÙNG GÂY HẠI:
1. Sâu vẽ bùa:
– Sâu đục ở mặt dưới lá thành những đường ngoằn ngoèo có ánh bạc. Lá bị tấn công bị quăn queo, chồi non không phát triển được. Sâu phát sinh gây hại mạnh lúc cây ra lộc non. Cần cảnh giác diệt trừ bằng thuốc trừ sâu DT Aba 60,5EC.
2. Rầy chổng cánh:
– Rầy thường xuất hiện giai đoạn ra chồi non. Rầy non và trưởng thành chích hút nhựa ở các đọt non, chồi, ngọn làm cho lá cong queo, nếu nặng làm lá và trái bị rụng. Ngoài ra, rầy là trung gian truyền bệnh Greening. Cần phát hiện kịp thời để phun diệt trừ bằng các loại thuốc trừ rầy Prochess 250WP, Season 450SC hoặc Siêu Sâu Rầy 700EC.
3. Nhện:
– Nhện chích hút trên lá non và trái non tạo thành những chấm li ti ở mặt trên lá, khi bị nặng lá mất màu xanh, khô dần và rụng. Nhện chích hút biểu bì trái non làm cho vỏ trái bị sần sùi gây hiện tượng da lu, da cám, mất thương phẩm trái. Nhện có kích thước rất nhỏ khó phát hiện, nên phun diệt trừ đúng lúc bằng thuốc trừ nhện DT Ema 40EC.
4. Rệp sáp:
– Rệp có lớp sáp trắng phủ thân, gây hại bằng cách chích hút lá, cành, trái. Nếu bị nặng lá vàng rụng, cành bị khô và chết. Mật ngọt do rệp tiết ra hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển. Phát hiện sớm diệt rệp non bằng các loại thuốc Season 450SC hoặc Siêu Sâu Rầy 700EC.
5. Bọ trĩ:
– Bọ trĩ ẩn trong lá đài chích hút nhựa từ biểu bì vỏ trái gần cuống trái, tạo mảng màu nâu nhạt hay xám bạc xung quanh cuống trái. Bọ trĩ gây hại nặng nhất vào giai đoạn ra hoa rộ đến khi có trái. Tập trung gây hại phía ngoài trảng nắng. Cảnh giác giai đoạn ra hoa đến hình thành trái để diệt trừ kịp thời bằng các loại thuốc DT Aba 60,5EC hoặc DT Ema 40EC.
IV. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI:
Bệnh hại cây trồng cần phải  phòng  tổng hợp như: chọn giống, bón phân, vệ sinh vườn … đúng  phương pháp sẽ hạn chế tối đa thiệt hại. Đã đến lúc áp dụng biện pháp hóa học thì phải thực hiên nghiệm túc theo phương pháp 4 đúng mới mang lại hiệu quả cao.
1. Bệnh ghẻ nhám: do nấm
– Trên lá nốt ghẻ thường thấy ở mặt dưới, dạng tròn, nhô lên, màu nâu nhạt, lá bị biến dạng. Trên trái, cành non cũng có vết bệnh tương tự, nhưng thường liên kết nhau thành mảng lớn hơn. Nên phòng định kỳ từ khi ra hoa đến hình thành trái với các loại thuốc trừ nấm Upper 400SC hoặc Rubbercare 720WP.
2. Bệnh da cám: Do nấm
– Trong điều kiện nóng ẩm, vết bệnh mới xuất hiện là những đốm nâu có viền vầng sáng vàng hơi lõm vô ở phiến lá và trái, sau đó làm bề mặt trái bị biến màu rất dễ lẫn lộn với hiện tượng trái bị da lu do nhện gây hại. Bệnh gây hại phổ biến ở giai đoạn cây trưởng thành và mang trái. Cần phát hiện sớm và phòng trị kịp thời giai đoạn cây mang trái bằng các loại thuốc chuyên trừ nấm Upper 400SC hoặc Rubbercare 720WP.
3. Thối gốc, chảy mủ: do nấm
– Vỏ cây ở vùng gốc xuất hiện những chỗ bị úng nước, thối nâu, sau đó khô, nứt chảy nhựa hôi. Bên trong mô gỗ cũng bị hóa nâu, thành sọc. Cây bệnh có tán lá vàng úa, sinh trưởng kém, năng suất thấp. Phòng trị bằng cách cạo sạch vết bệnh và tiến hành bôi thuốc Rubbercare 720WP với nồng độ 1-2 % .Ngoài ra cam quýt cũng xuất hiện các bệnh do vi khuẩn gây hại như: cháy lá, loét trái, vàng lá gân xanh… Nên kết hợp các lần phòng trị nấm để ngăn chặn kịp thời.

Tác giả bài viết: Kỹ sư Lâm Nhì