Cây mì( sắn) là cây trồng của vùng nhiệt đới ẩm. Cây mì cần ánh sáng ngày ngắn để tạo củ. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho cây mì từ 23 – 27 độ C. Lượng mưa trung bình năm thích hợp đối với cây mì trong khoảng 1.000 – 2.000 mm. Thời vụ trồng sắn tùy thuộc nông lịch cụ thể của từng địa phương. Các giống mì công nghiệp trồng để lấy bột thường thu hoạch 8 – 12 tháng sau trồng. Các giống sắn ngọt trồng để ăn tươi thì có thể thu hoạch rải rác từ 6 – 9 tháng.
– Ở miền Bắc nước ta, mì trồng tốt nhất là trong tháng 2 vì lúc này có mưa xuân ẩm, trời bắt đầu ấm, thích hợp cho cây sinh trưởng, hình thành và phát triển củ. Trồng muộn vào tháng 4, trời đã nóng, cây sinh trưởng mạnh nhưng không đủ thời gian cho củ phát triển.
– Vùng ven biển miền Trung, mì được trồng từ tháng 1 đến tháng 2 trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và có mưa ẩm, thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 để né tránh bão lụt gây đổ ngã và thối củ ngoài đồng.
– Vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đất núi Đồng bằng Sông Cửu Long, sắn được trồng vụ chính (70%) từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 và vụ phụ (30%) từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11. Tục ngữ Việt Nam có câu “nhất thì, nhì thục”. Thời vụ trồng thích hợp là rất quan trọng đối với cây sắn.1. BÓN PHÂN:
Cây mì cần lượng phân cho 1 hecta như sau:
– Phân chuồng hoai mục: 8 – 10 tấn
– Hoặc phân hữu cơ vi sinh: 0,1 – 1,5 tấn
– Vôi Dolomite: 500 – 700 kg
– Phân khoáng NPK:
– Vùng ven biển miền Trung, mì được trồng từ tháng 1 đến tháng 2 trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và có mưa ẩm, thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 để né tránh bão lụt gây đổ ngã và thối củ ngoài đồng.
– Vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đất núi Đồng bằng Sông Cửu Long, sắn được trồng vụ chính (70%) từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 và vụ phụ (30%) từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11. Tục ngữ Việt Nam có câu “nhất thì, nhì thục”. Thời vụ trồng thích hợp là rất quan trọng đối với cây sắn.1. BÓN PHÂN:
Cây mì cần lượng phân cho 1 hecta như sau:
– Phân chuồng hoai mục: 8 – 10 tấn
– Hoặc phân hữu cơ vi sinh: 0,1 – 1,5 tấn
– Vôi Dolomite: 500 – 700 kg
– Phân khoáng NPK:
Kg/ha Thâm canh |
N | P2O5 | K2O |
Mức thâm canh trung bình | 70-80 | 50-60 | 80-90 |
Mức thâm canh cao | 150-160 | 70-80 | 150-160 |
1.1 Thời kỳ bón phân:
– Bón lót: khi làm đất lần cuối 100% hữu cơ + 100% vôi + 100% lân.
– Bón thúc lần 1: sau khi đặt hom 30 – 40 ngày, bón 1/2 lượng đạm và kali, rạch hàng cách gốc 20cm, bón phân, lấp đất kết hợp làm cỏ, xới gốc.
– Bón thúc lần 2: sau khi đặt hom 70 – 80 ngày, bón toàn bộ lượng phân còn lại.
*** Nếu sử dụng phân bón NPK hỗn hợp kết hợp lượng phân hữu cơ và vôi như trên thì nên dùng:
a. Winner 2( 17.10.17 + TE):
Lượng phân: 500 – 900 kg/ha/vụ. Tùy theo mức thâm canh, cách bón như sau:
* Bón lót: khi làm đất lần cuối 100% hữu cơ + 100% vôi + Winner 2( 150 – 200kg).
* Bón thúc lần 1: sau khi đặt hom 30 – 40 ngày, bón Winner 2( 200 – 400kg), rạch hàng cách gốc 20cm, bón phân, lấp đất kết hợp làm cỏ, xới gốc.
* Bón thúc lần 2: sau khi đặt hom 70 – 80 ngày, bón Winner 2( 150 – 300kg).
b. Hoặc Gold 2( 19.9.27 + TE)
Lượng phân: 400 – 700 kg/ha/vụ. Chia ra các lần bón như sau :
* Bón lót khi làm đất lần cuối: 1 – 1,5 tấn hữu cơ + 500 – 700kg vôi + 250 – 300kg lân super.
* Bón thúc lần 1: sau khi đặt hom 30 – 40 ngày, bón Gold 2( 200 – 400kg), rạch hàng cách gốc 20cm, bón phân, lấp đất kết hợp làm cỏ, xới đất.
* Bón thúc lần 2: sau khi đặt hom 70 – 80 ngày, bón Gold 2( 200 – 300kg).
Lượng phân: 500 – 900 kg/ha/vụ. Tùy theo mức thâm canh, cách bón như sau:
* Bón lót: khi làm đất lần cuối 100% hữu cơ + 100% vôi + Winner 2( 150 – 200kg).
* Bón thúc lần 1: sau khi đặt hom 30 – 40 ngày, bón Winner 2( 200 – 400kg), rạch hàng cách gốc 20cm, bón phân, lấp đất kết hợp làm cỏ, xới gốc.
* Bón thúc lần 2: sau khi đặt hom 70 – 80 ngày, bón Winner 2( 150 – 300kg).
b. Hoặc Gold 2( 19.9.27 + TE)
Lượng phân: 400 – 700 kg/ha/vụ. Chia ra các lần bón như sau :
* Bón lót khi làm đất lần cuối: 1 – 1,5 tấn hữu cơ + 500 – 700kg vôi + 250 – 300kg lân super.
* Bón thúc lần 1: sau khi đặt hom 30 – 40 ngày, bón Gold 2( 200 – 400kg), rạch hàng cách gốc 20cm, bón phân, lấp đất kết hợp làm cỏ, xới đất.
* Bón thúc lần 2: sau khi đặt hom 70 – 80 ngày, bón Gold 2( 200 – 300kg).
2. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI:
Nên áp dụng đồng bộ các biện pháp tổng hợp từ việc chọn giống, kỹ thuật bón phân, vệ sinh đồng ruộng… Khi thật sự cần thiết áp dụng hóa học thì cần phải phát hiện sớm bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao.
2.1 Bệnh cháy lá, thán thư:
– Khoảng 2 tháng tuổi, cây mì giao tán mạnh, mưa nhiều tạo ẩm độ cao, nấm bệnh dễ phát triển và lây lan mạnh, bệnh cháy lá và bệnh thán thư phổ biến trên cây mì vào mùa mưa. Đồng thời, xuất hiện song song với nhau, có thể sử dụng thuốc trừ bệnh Hexalazole 300SC và Upper 400SC để phòng trị.
2.2 Bệnh thối củ:
– Trong giai đoạn củ phát triển đến gần thu hoạch, nếu bị mưa nhiều ẩm độ đất cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm trong đất phát triển, tấn công làm thối củ. Đề phòng trị hiệu quả bệnh thối củ cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh bị úng gốc. Đồng thời, sử dụng thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP phunt rực tiếp vào gốc mì.3. QUẢN LÝ CÔN TRÙNG GÂY HẠI:
Tùy theo kỹ thuật canh tác và tình hình thời tiết, các côn trùng có thể tấn công gây hại cây mì suốt cả giai đoạn sinh trưởng. Cần áp dụng các biện pháp tổng hợp, khi thật cần thiết và sử dụng đúng lúc các biện pháp hóa học thì có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để diệt trừ các đối tượng gây hại:
– Sâu ăn lá, nhệnh vàng, nhện đỏ, rệp phấn: DT Aba 60,5EC; DT Ema 40EC; Prochess 250WP.
– Rầy, rệp sáp, rệp sáp bột hồng: Season 450SC; Siêu Sâu Rầy 700EC.
Nên áp dụng đồng bộ các biện pháp tổng hợp từ việc chọn giống, kỹ thuật bón phân, vệ sinh đồng ruộng… Khi thật sự cần thiết áp dụng hóa học thì cần phải phát hiện sớm bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao.
2.1 Bệnh cháy lá, thán thư:
– Khoảng 2 tháng tuổi, cây mì giao tán mạnh, mưa nhiều tạo ẩm độ cao, nấm bệnh dễ phát triển và lây lan mạnh, bệnh cháy lá và bệnh thán thư phổ biến trên cây mì vào mùa mưa. Đồng thời, xuất hiện song song với nhau, có thể sử dụng thuốc trừ bệnh Hexalazole 300SC và Upper 400SC để phòng trị.
2.2 Bệnh thối củ:
– Trong giai đoạn củ phát triển đến gần thu hoạch, nếu bị mưa nhiều ẩm độ đất cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm trong đất phát triển, tấn công làm thối củ. Đề phòng trị hiệu quả bệnh thối củ cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh bị úng gốc. Đồng thời, sử dụng thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP phunt rực tiếp vào gốc mì.3. QUẢN LÝ CÔN TRÙNG GÂY HẠI:
Tùy theo kỹ thuật canh tác và tình hình thời tiết, các côn trùng có thể tấn công gây hại cây mì suốt cả giai đoạn sinh trưởng. Cần áp dụng các biện pháp tổng hợp, khi thật cần thiết và sử dụng đúng lúc các biện pháp hóa học thì có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để diệt trừ các đối tượng gây hại:
– Sâu ăn lá, nhệnh vàng, nhện đỏ, rệp phấn: DT Aba 60,5EC; DT Ema 40EC; Prochess 250WP.
– Rầy, rệp sáp, rệp sáp bột hồng: Season 450SC; Siêu Sâu Rầy 700EC.
Tác giả bài viết: Kỹ sư Lâm Nhì