Các giai đoạn bón phân cho lúa và các loại phân bón từng giai đoạn

Các giai đoạn bón phân cho lúa và các loại phân bón từng giai đoạn

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Việt Nam là nước thứ 3 về xuất khẩu lúa gạo. Hiện nay, việc bón phân khoa học được các chuyên gia và bà con quan tâm hàng đầu. Bón phân không đúng cách làm cho đất đai bạc màu, cây chống chịu kém với biến đổi khí hậu, hạn mặn… Vậy những giai đoạn nào cần bón phân cho lúa và khi bón mọi người cần chú ý những gì để tăng năng suất. Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về điều này nhé.

Các giai đoạn bón phân cho lúa

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa

Lúa là cây lương thực chủ yếu ở Việt Nam vì thích hợp với điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng được tính từ lúc gieo sạ đến lúc bắt đầu làm đòng.

  • Giai đoạn gieo sạ: Kéo dài khoảng 20 ngày từ khi gieo sạ đến khi lúa có khoảng 4 đến 5 lá. Trong giai đoạn này nhà nông nên kết hợp vừa làm đất và bón phân trước gieo sạ 1 tuần để phân bón hòa vào đất ruộng. Để đạt được phục hồi hiệu quả, nhà nông nên chọn loại phân bón chất lượng cao.
  • Giai đoạn đẻ nhánh: Giai đoạn sinh trưởng sinh thực này kéo dài khoảng 40 ngày tính từ lúc làm đòng. Thời kỳ này sẽ tính từ lúc làm đòng đến khi thu hoạch.
  • Giai đoạn làm đòng, trổ bông, hình thành hạt: Đây là giai đoạn quyết định năng suất của cây lúa, số hạt, chất lượng hạt, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt để quyết định năng suất thu hoạch.

Đặc điểm sinh trưởng của cây lúa

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa rất cần được bón phân đầy đủ và đúng cách

https://pragmaticplayroulettecasinos.com

Cây lúa có nhu cầu dinh dưỡng như thế nào?

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), sắt, kẽm, vôi, đồng, magie, lưu huỳnh, cacbon, oxy, hydro, mangan, mô-líp-đen, bo, silic. Tất cả các chất trên đây đều là những thứ lúa cần. Nhưng trong đó đạm, lân, kali là những chất cần thiết nhất trong quá trình sống của cây diễn ra. Nguồn nguyên liệu tái tạo ra các chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đường, chất béo, protein.

Vai trò của bón phân khoa học cho cây lúa

Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp có vai trò khác nhau. Với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Chính vì vậy, việc bón phân cho lúa hè thu hay kỹ thuật bón phân cho lúa vụ đông xuân, bổ sung dinh dưỡng đều cần nghiên cứu, đưa ra những công thức hợp lý cho từng giống, cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển theo từng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu… cụ thể.

Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây lúa

Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngành nông nghiệp, để lúa phát triển tốt, khỏe mạnh thì cần phải bón phân theo 2 vụ là Đông Xuân và Hè Thu theo từng giai đoạn.

Thời kỳ Ngày P2O5 K2O
7 – 10 NSS(*) 30 25 – 30 30
18 – 22 NSS 40 – 50 20 – 30
35 – 45 NSS 30 – 40 20 – 30
Tổng số 100 – 120 45 – 60 50 – 60

(*)NSS: ngay sau sạ

Công thức bón phân cho lúa giai đoạn 1, 2

Sử dụng phân bón NPK + TE chuyên dùng cho cây lúa theo như sau:

Lần 1: giai đoạn mạ (7 – 10NSS) bón phân chuyên dùng Lúa 1 NPK (22-17-7 + TE). Bón thúc cây con giai đoạn lúa sạ được từ 7-10 ngày hoặc trước khi cấy. Kỹ thuật bón lót cho lúa như sau:

  • Loại cao sản ngắn ngày: Bón thúc cây con (7-10 ngày sau sạ hoặc trước cấy): 150 – 200kg/ ha.
  • Loại thơm (lúa mùa) dài ngày: Bón lót khi cấy: 100-125kg/ ha

Lần 2: giai đoạn đẻ nhánh (18 – 20 NSS) sử dụng Lúa 1 NPK (22-17-7 + TE). Bón thúc đẻ nhánh giai đoạn lúa sạ được 18-20 ngày.

  • Loại cao sản ngắn ngày: Bón thúc đẻ nhánh (18-20 ngày sau sạ hoặc cấy): 150 – 200kg/ ha.
  • Loại thơm (lúa mùa) dài ngày: Bón thúc 100 – 125kg/ ha.

Lúa 1 (22-17-7 + TE) dành cho giai đoạn gieo sạ và đẻ nhánh

Lúa 1 NPK 22-17-7 + TE là loại phân NPK chuyên dùng cho giai đoạn bón phân đợt 1, 2 cho lúa, bón thúc lúa đẻ nhánh, sạ. Giúp tăng cây ra rễ, nảy chồi, vươn cao, tăng số chồi hữu hiệu. Đồng thời, phân Lúa 1 còn giúp cây khỏe mạnh, duy trì cân bằng dinh dưỡng trong đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, tăng sức chịu với sâu bệnh, phèn mặn, úng, hạn. Nhờ đó mà tăng năng suất, phẩm chất lúa gạo.

Công thức bón phân cho lúa giai đoạn 3

Lần 3: giai đoạn bón phân đón đòng cho lúa (40 – 45 NSS), sử dụng Lúa 2( 25-0-25 + TE): 150kg/ha.

  • Loại cao sản ngắn ngày: Bón đón đòng (40-45 ngày sau sạ hoặc cấy): 150-200kg/ha.
  • Loại thơm (lúa mùa) dài ngày: Khi cây bắt đầu có đòng: 75-100kg/ha.

Lúa 2 ( 25-0-25 + TE) giúp duy trì cân bằng dinh dưỡng trong đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất, giúp cây khỏe mạnh, tăng sức chống chịu sâu bệnh, phèn nặng, hạn, úng. Nhờ đó cây lúa luôn sinh trưởng, phát triển mạnh, đồng to và trổ đều, bông to, hạt chắc, tăng năng suất, chất lượng tăng lợi nhuận cho bà con.

Lúa 2 ( 25-0-25 + TE) dùng cho giai đoạn đón đòng

Những lưu ý khi bón phân

Kỹ thuật bón phân cho cây lúa rất quan trọng. Do đó, mọi người cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Lượng đạm bón cho lúa ít hơn ở vụ mùa hè thu và cao hơn ở vụ đông xuân. Ở các tỉnh phía nam, thời tiết nắng nóng sẽ làm phèn bốc mạnh, chất chua nhiều nên cần bón nhiều lân hơn vụ đông xuân và thu đông.
  • Ở các loại đất cát, xám và bạc màu bón, hàm lượng hữu cơ và sét thấp nhiều kali hơn so với các loại đất khác. Kỹ thuật bón kali cho lúa tốt nhất là mọi người cần chia phân ra bón nhiều lần để giảm thất thoát phân bón.
  • Đất phèn, trũng, nghèo lân, có yếu tố sắt nhôm thì cần bón nhiều lân để giảm độ độc của nhôm và sắt gây ra.
  • Đợt 3 đón đòng cần lưu ý nguyên tắc nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây mà bón. Khi nhìn trời thấy có thể sẽ mưa hay âm u hoãn bón. Nhìn đất có đủ nước hay không, có bị xì phèn hay không. Chỗ trũng bón nhẹ tay vì hưởng các chất dinh dưỡng trên gò trôi xuống. Chỗ gò bón nặng tay vì bị rửa trôi bớt.
  • Khi nhìn cây, mọi người chú ý ngày bón cụ thể là khi ruộng có trên ⅔ cây đã chuyển sang màu vàng chanh.
  • Chỗ lúa quá tốt không bón thêm đạm. Chỗ cây phát triển tốt vừa sương nhẹ, chỗ xấu bón nặng tay hơn.
  • Nên phát huy hiệu quả của phân bón với biện pháp canh tác, làm đất hợp lý, đảm bảo độ tơi xốp, bồi dưỡng chất hữu cơ cho hợp lý.
  • Nên bổ sung thêm lượng trung và vi lượng cho cây trồng. Phối hợp với men vi sinh, phân hữu cơ để tăng độ màu mỡ cho đất, tăng suất cho cây trồng.

Những lưu ý khi bón phân

Lúa được bón phân đầy đủ sẽ phát triển tốt, hạt chắc, tăng năng suất

Mặc dù những công thức trên đều được nghiên cứu đạt kết quả tốt từ các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính chất tham khảo, nhà nông cần dựa trên nhu cầu cần thiết của cây trồng. Cần dựa theo tình trạng đất, giống cây trồng, lượng phân bón hợp lý. Không nên để ra tình trạng thiếu thừa dưỡng chất mà không cần thiết.

Nếu bà con đang băn khoăn chưa biết sử dụng loại phân nào cho loại đất đang canh tác, bà con có thể liên hệ với các chuyên gia của Công ty Đông Nam Đức Thành để được tư vấn. Công ty Đông Nam Đức Thành luôn đồng hành cùng bà con qua các vụ mùa, nghiên cứu và phân phối các dòng sản phẩm phân bón chất lượng cao với giá thành phù hợp nhất. Hotline hỗ trợ tư vấn: 0935921923.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bà con những thông tin chi tiết nhất về các loại phân bón, giai đoạn, quy trình, lưu ý khi bón phân mang lại năng suất cao. Hy vọng bà con sẽ nâng cao năng suất và chất lượng vụ mùa của mình. Chúc bà con thành công!