Lem lép hạt lúa là một loại bệnh phổ biến trên cây lúa, gây thiệt hại nặng nề đến năng suất và chất lượng cây trồng. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân lem lép hạt và cách phòng bệnh lem lép hạt lúa hiệu quả.
Lúa là loài cây trồng trọng điểm và mang đến giá trị kinh tế lớn nhất cho ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa được sản xuất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, bệnh trên cây lúa ngày càng nhiều và khi hiện tượng biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, lại tạo điều kiện cho bệnh phát sinh thêm, làm ảnh hưởng 70 – 80% năng suất. Trong đó, bệnh lem lép hạt là loại bệnh thường thấy nhất.
Bệnh lem lép hạt trên lúa là gì?
Lem lép hạt là tên gọi của hiện tượng hạt bị lép, nghĩa là bên trong hạt có rất ít hoặc không có gạo. Kèm theo đó là triệu chứng vỏ trấu chuyển đổi thành màu nâu đến màu đen hoặc đen lốm đốm toàn bộ phần vỏ, tuỳ theo tác nhân gây bệnh. Thậm chí, hiện tượng đốm đen có thể xảy ra cả trên hạt lúa có gạo.
Bệnh lem lép hạt khiến vỏ trấu chuyển màu, có vết lốm đốm
Bệnh lem lép hạt lúa vừa làm giảm năng suất, sản lượng vừa làm giảm phẩm chất của hạt gạo. Đồng thời, nếu dùng để làm hạt giống thì giống chất lượng kém, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa ở vụ sau. Nguy hiểm hơn, nó sẽ là nguồn bệnh cho vụ mùa sau.
Trên thực tế, lem lép hạt lúa xảy ra ở hầu hết các giống lúa, cánh đồng và vụ mùa. Dựa vào màu sắc của hạt lúa có thể chia bệnh thành 3 loại:
- Lép trắng: Hạt lép có màu trắng khi mới trổ.
- Lép xanh: Lúa đã trổ nhưng có những hạt lép màu xanh.
- Bệnh đen lép hạt: Hạt có màu đen hoặc nâu đen.
Nguyên nhân lem lép hạt
Bệnh lem lép hạt trên cây lúa xảy ra do nhiều nguyên nhân từ vi khuẩn, nấm đến côn trùng:
- Có đến 12 loại nấm gây nên loại bệnh này và cũng là nguyên chính gây nên lem lép hạt, có thể kể đến một số loại nấm như: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Microdochium oryzae, Sarocladium oryzae, Tilletia barclayana…
- Nhện gié: Loại côn trùng này sinh sống trong các bẹ lá. Khi sinh sản với mật độ cao, nhện gié bò lên trên các bông lúa, hút các gié đang lớn. Những bông lúa mắc bệnh thường mọc thẳng đứng, số hạt phần lớn đều bị lép.
- Bệnh lem lép hạt hại lúa còn do nguyên nhân là vi khuẩn Pseudomonas glumae (hay còn gọi với tên là Burkholderia glumae). Vi khuẩn này khiến cho hạt bị thối đen và gây bệnh trên vỏ hạt.
Đặc điểm phát triển bệnh lem lép hạt
Bệnh dễ dàng phát sinh vào thời kỳ cây lúa trổ bông đến chín sữa. Đặc biệt là những tháng có nhiệt độ thấp, sương mù nhiều, độ ẩm trong không khí cao, lượng mưa lớn và nhiều. Bởi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Ngoài ra, bệnh cũng thể phát triển do một số nguyên nhân sau:
- Gieo sạ với mật độ dày, bón phân NPK không cân đối
- Cỏ dại trong ruộng là nơi nấm bệnh tồn tại và phát tán sang hạt gây nên.
- Các loại nấm gây bệnh nếu không được xử lý tận gốc, có thể bám chặt trên vỏ trấu sau thu hoạch và tiếp tục gây hại ở mùa vụ tiếp theo.
- Do đất ruộng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, dẫn đến các bệnh gạch nâu, đốm nâu sẽ lây lan mạnh và làm cho hạt lúa bị lem lép.
- Do cách điều trị và quản lý các bện như khô vằn, đạo ôn chưa tốt trong giai đoạn trước khi lúa trổ. Điều này là mầm mống để nấm bệnh tấn công ở giai đoạn bắt đầu trổ đến chín nhiễm bệnh.
Bệnh lem lép hạt trên lúa phát sinh rõ nhất trong giai đoạn lúa bắt đầu trổ bông đến chín sữa
Biện pháp phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa
Để phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa có rất nhiều cách, từ việc đầu tiên là chọn hạt giống, cho đến những lưu ý trong quá trình chăm sóc đến việc can thiệp bằng thuốc đặc trị bệnh lem lép hạt.
- Chọn lựa hạt giống khỏe, được chứng nhận, uy tín không lẫn tạp chất. Không được sử dụng giống ở những ruộng có biểu hiện bệnh lem lép hạt ở các vụ mùa trước đó.
- Quá trình gieo sạ phải chú ý không được gieo quá dày, mà gieo thưa với mật độ 100-120kg/ha.
- Sử dụng loại phân bón phù hợp với từng mùa vụ, loại đất, giống lúa và tuỳ theo tuổi đời của cây. Khi bón phân cần đủ liều lượng, không nên bón quá nhiều, để cây lúa khỏe, không đổ ngã và tăng khả năng chống chịu với mầm bệnh.
- Phòng trừ tốt các loại sâu bệnh gây hại khác như đạo ôn, cuốn lá, khô vằn… trong giai đoạn làm đòng trổ sẽ làm giảm tỷ lệ.
- Dọn dẹp cỏ dại trong đồng ruộng và trên bờ.
- Đặc biệt, biện pháp hiệu quả nhất được nhiều người nông dân sử dụng thuốc hóa học.
Chọn loại giống lúa khoẻ mạnh, không tạp chất là một trong những cách phòng trừ lem lép hạt
Thuốc đặc trị bệnh lem lép hạt trên lúa
Trong quá trình chăm sóc lúa, việc phun thuốc phòng bệnh là tốt nhất, bởi nếu khi bệnh đã xâm nhập vào hạt lúa thì việc phun thuốc trừ bệnh lem lép hạt lúa sẽ cho hiệu quả thấp, phải thực hiện nhiều lần, vừa tốn công sức, vừa tốn kém chi phí.
Thời điểm phun lem lép hạt cho lúa hiệu quả nhất là phun lần 1 vào thời kỳ lúa bắt đầu trổ và trổ đều. Sau đó, phun lần 2 cách lần 1 từ 5 – 7 ngày. Thời điểm này sẽ giúp hạn chế các loại nấm phát triển trên vỏ, đồng thời phòng trừ được các bệnh khác như đốm vằn, vàng lá chín sớm, đạo ôn… Nên sử dụng các loại thuốc trị nấm, kết hợp với thuốc trừ vi khuẩn có chứa các hoạt chất như Azoxystrobin kết hợp Difenoconazole, hay Difenoconazole kết hợp Tricyclazole, Propiconazole…
UPPER 400SC
UPPER 400SC là thuốc trừ nấm bệnh chứa hoạt chất kép, với thành phần Azoxystrobin 250g/l và Difenoconazole 150g/l. Thuốc được sản xuất với công nghệ tiên tiến do công ty Đông Nam Đức Thành độc quyền phân phối tại Việt Nam. UPPER 400SC chứa hàm lượng hoạt chất cao, thấm sâu nhanh, lưu dẫn mạnh, bám dính tốt ít bị rửa trôi nên hiệu lực rõ rệt và kéo dài.
Với cơ chế phòng trừ “đa tác động”, thuốc đặc trị bệnh lem lép hạt lúa UPPER 400SC không chỉ ngăn chặn nấm bệnh xâm nhiễm mà còn diệt các sợi nấm bên trong cây, tẩy rửa vết bệnh giúp hạt lúa vàng, sáng. Ngoài ra, hoạt chất Azoxystrobin còn có khả năng làm cho lá đòng cứng khỏe, giữ màu xanh kéo dài suốt quá trình trổ chín. Tạo điều kiện cho lá đòng quang hợp mạnh mẽ, tích lũy chất khô vào hạt một cách tích cực giúp cho hạt no mẩy, nặng ký, hạn chế tối đa tình trạng lép cậy. Góp phần tăng năng suất và phẩm chất nông sản rõ rệt.
Phun UPPER 400SC phòng trừ bệnh lem lép hạt đạt hiệu quả cao
Để quản lý tốt bệnh lem lép hạt lúa, cần sử dụng ngay UPPER 400SC khi thấy bệnh vừa chớm xuất hiện hoặc phun phòng ngừa vào thời kỳ sinh sản của cây lúa. Dưới đây là bảng hướng dẫn sử dụng UPPER 400SC chi tiết cho từng giai đoạn, để lúa được phát triển một cách tốt nhất:
Lần | Thời kỳ | Liều lượng | Ghi chú |
1 | Lúa trổ lẹt xẹt | 30 – 35ml / bình 25 lít nước | Nên duy trì |
2 | Khi trổ đều | 30 – 35ml / bình 25 lít nước | Nên duy trì |
3 | Cong trái me | 30 – 35ml / bình 25 lít nước | Khi thời tiết quá bất lợi |
ORI150SC
Ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm ORI 150SC, loại thuốc trừ nấm bệnh hoạt chất kép với thành phần Azoxystrobin và Hexaconazole, có tác động lưu dẫn cực mạnh. Sản phẩm phòng trừ nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng như: Lem lép hạt lúa, đạo ôn hại lúa, khô vằn lúa, vàng rụng lá, nấm hồng, phấn trắng, héo đầu lá trên cao su… Hơn nữa, ORI 150SC còn giúp lá xanh dày kéo dài, giúp cây quang hợp hiệu quả.
Bài viết đã cung cấp chi tiết về nguyên nhân bệnh lem lép hạt, cách phòng và trị bệnh lem lép hạt lúa. Đồng thời, đã gợi ý sản phẩm, thuốc đặc trị lem lép hạt hiệu quả, uy tín. Bà con nông dân hãy yên tâm về các dòng sản phẩm của Đức Thành Group, bởi tất cả đều đạt kiểm định, có xác nhận từ cơ quan chức năng, hiệu quả lâu dài và giá thành hợp lý.
Để biết hiểu thêm về các sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu, trừ bệnh cho cây trồng, hoặc hướng dẫn cách dùng phù hợp cho từng diện tích đất canh tác, vui lòng liên hệ với Đức Thành Group qua hotline 0935 921 923!