Mít thái lá bàng và mít thái siêu sớm là 2 loại cây được nhập vào Việt Nam trong mười năm gần đây.Giống mít này đang ngày càng được nhiều người lựa chọn trồng kinh doanh bởi cây cho năng suất cao, thời gian thu hoạch sớm và chất lượng quả tốt.
Bên cạnh việc mang lại năng suất kinh tế cao cho nhà nông thì trong quá trình sản xuất việc quản lý sâu bệnh hại là một thách thức vô cùng khó khăn vì nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất toàn vụ.
Trong những căn bệnh hại trên mít mà nông dân đối mặt thì bệnh sơ đen là một trong những loại bệnh rất quan trọng và thường gặp ở mít. Bởi nó làm giảm năng suất chất lượng, đặc biệt làm ảnh hướng đến giá trị kinh tế của người nông dân trồng mít.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sơ đen trên mít.
1.Vi khuẩn gây ra
Mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển xâm nhập vào trái mít. Vì khi có nước mưa, vi khuẩn sẽ theo nướm của hoa khi vươn ra ngoài thụ phấn xâm nhập vảo trái, đi vào vòi nhụy và đến bầu noãn. Tại đây, vi khuẩn phát triển và làm cho múi không thụ phấn được, hạt bị lép.
Nếu khi vi khuẩn vào sau khi đã thụ phấn thì làm cho hạt non bị hư và chuyển thành màu đen. Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trái từ khe hở giữa các múi mít. Do hình dạng bên ngoài của mít lồi lõm nên vị trí lõm sẽ là nơi chứa nước mưa, có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, côn trùng chích hút vào cuốn, trái gây vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vì thế bệnh sơ đen chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa, mùa khô tương đối ít.
2.Thiếu Canxi
Canxi là chất rất cần thiết đối với trái mít thái, đặc biệt là trong giai đoạn mang trái, hiện tượng đen xơ ở mít thường diễn ra vào mùa mưa là do thiếu canxi. Mưa càng nhiều thì canxi trong đất càng bị thất thoát, dẫn tới cây mít hấp thu kém. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh đen mít, nên bổ sung canxi cho mít trong suốt quá trình mang trái của cây đặc biệt là giai trước và sau khi ra hoa, giai đoạn trái nhỏ.
Biện pháp hạn chế sơ đen trên cây mít
Tỉa cành thông thoáng để hạn chế vi khuẩn và nấm bệnh phát triển.
Phun thuốc trị côn trùng chích hút định kỳ: có thể sử dụng thuốc có hoạt chất sinh học mát như: Abamectin, Emamectin, Imidacloprid…10 – 15 ngày phun 1 lần trong giai đoạn mang trái.
Phun thuốc bệnh định kỳ 10 – 15 ngảy 1 lần, có thể sử dụng thuốc có hoạt chất như: Metalaxyl, Hexaconazole, Oxilinic acid, Bismerthiazol.
Sử dụng miếng nilon để che không cho nước mưa hạn chế xâm nhập vào miệng cuống. Sẽ hạn chế được vi khuẩn xâm nhập qua đường nước mưa, giúp trái thụ phấn tốt hơn. Phải sử dụng miếng nilon ngay tử trước khi trái bất đầu thụ phấn thì mới đạt hiệu quả cao.
Bổ sung canxi cho mít định kỳ và đúng liều lượng trong giai đoạn nuôi trái. Có thể dùng canxi nitrat để bón gốc 01 tháng bón 01 lần. Mỗi lần 50-100 gram cho 01 gốc. Và caxi dạng phân bón lá.
Chú ý: Tuy nhiên không nên lạm dụng canxi quá nhiều, vì sẽ làm cho dày thành tế bào ở trái mít, khiến cho trái mít chậm lớn, gây hiện tượng bó trái.
Việc tỉa trái mít cũng rất quan trọng, giúp ta có thể loại bỏ những trái mít có khả nắng bị sơ đen cao ngay từ khi trái còn nhỏ. Tỉa những trái có cuốn hóa gỗ, những cuốn có dạng bông vượt, dạng xương cá, cuốn dài, miệng cuống bị méo, gai không đồng đều…
Áp dụng đầy đủ và chính xác các biện pháp trên sẽ giúp nông dân hạn chế được sơ đen rõ rệt đặc biệt là vào mùa mưa.
Xin kính chúc Quý bà con trúng mùa, trúng giá !