Dưa lưới là một trong những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phổ biến và được ưa chuộng nhiều tại Việt Nam. Không chỉ đáp ứng được về hương vị ngon mà giá thành lại tốt. Tuy nhiên, loại quả này luôn đối mặt với những bệnh ảnh hưởng tới năng suất canh tác. Bà con nên thường xuyên thăm khám vườn tược và kịp thời xử lý sâu bệnh hại.
Cây dưa lưới có đặc điểm phát triển và sinh trưởng như thế nào?
Cây dưa lưới thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo và có ánh sáng tự nhiên. Mùa vụ thích hợp trồng dưa lưới nhất từ tháng 2 đến 9 hàng năm. Dưa lưới có thể trồng ở cả 3 miền Bắc Trung Nam. Tuy nhiên vì điều kiện khí hậu khác nhau nên mùa vụ trồng dưa lưới ở mỗi miền đều khác biệt, cần lưu ý các nguyên tắc trong việc chăm sóc cây.
Cây dưa lưới cần được trồng trên đất tơi xốp thoát nước, đất thịt nhẹ, đất cát pha, phù sa, đất trộn trấu. Trong đó, đất trộn trấu là thích hợp nhất. Cần tưới nước thường xuyên cho cây. Ngoài ra, để tăng sản lượng cho cây dưa lưới, nhà nông đặc biệt sử dụng phân bón hữu cơ, phân NPK giúp cây dễ ra hoa, đậu trái, bổ sung dinh dưỡng, tăng độ ngọt tự nhiên cho trái, an toàn cho cây trồng và người tiêu dùng. Phân bón cũng là đặc biệt quan trọng để phòng các bệnh thường gặp trên cây dưa lưới.
Các loại bệnh hại thường gặp trên cây dưa lưới
Trước khi tìm hiểu về các loại phân bón, nhà nông hãy cùng chúng tôi điểm qua những bệnh thường gặp trên cây dưa lưới dưới đây nhé.
Bệnh sương mai, đốm phấn
Bệnh giả sương mai trên dưa lưới do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Các sợi nấm hình ống sẽ len lỏi vào tế bào hút chất dinh dưỡng của lá khiến lá cây từ màu xanh chuyển sang màu nâu nhạt, vàng. Bệnh xuất hiện quanh năm trên ruộng dưa, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa và những ngày có sương mù buổi sáng, gây hại nặng giai đoạn cây trổ hoa đến mang trái.
Bệnh thối trái non
Bệnh do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra. Nấm phát triển mạnh vào mùa mưa và có độ ẩm cao. Mức độ lây lan gây hại cho cây dưa rất cao. Vào từ 5-7 ngày từ khi hoa thụ phấn nấm bệnh sẽ bắt đầu gây hại khiến cho trái dưa non bị vàng úa, héo, thôi đen và rụng. Trong trường hợp bệnh nặng sẽ làm thối rễ, cây bị chết rũ…
Bệnh thán thư
Dấu hiệu bệnh thán thư trên dưa lưới là những đốm tròn không đều đặn, nâu đen hoặc dưa lưới bị vàng lá có kích thước từ 3-10mm. Lá bệnh phát ra có nhiều đốm, lá bị nhăn, trên quả đốm bệnh bị úng nước, phát triển nhanh liên kết tạo thành các vết thối rộng.
Bệnh thối thân, nứt và chảy nhựa cây
Bệnh thối thân trên cây dưa lưới ban đầu xuất hiện các đốm hình bầu dục, hơi lõm màu vàng nhạt có nhựa màu nâu đỏ ứa ra. Bệnh còn có tên là bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới. Bệnh khi nặng sẽ nứt nẻ thành vệt dài nâu xám, ngọn chùng, quả không phát triển được và làm chết cây. Điều kiện phát sinh bệnh là do độ ẩm cao, nhiệt độ cao, cây bón quá nhiều đạm.
Bệnh héo thân, chết cây non
Nguyên nhân là do đất trồng, giá thể trồng bị nhiễm nấm, thời tiết mưa ẩm kéo dài. Ngoài kết hợp các loại phân bón, đặc trị thì trước khi xuống giống, bà con cần xử lý đất, khử trùng đất bằng nước vôi trong và làm đất thông thoáng nhất có thể.
Bệnh lở cổ rễ, thối gốc
Khi bệnh xuất hiện thì phần gốc sát mặt đất đã xuất hiện những chấm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng nhanh bao bọc quanh cổ rễ khiến thân và lá cây bị héo rũ. Chỉ sau chừng 1 tuần thì rễ và gốc cây đã thối nhũn, cây đỏ gục và chết lụi. Điều kiện khí hậu ẩm, mưa nhiều, thời tiết nóng lạnh bất thường đất trũng, ứ nước sẽ khiến cây càng nhanh bị thối gốc.
Bệnh phấn trắng
Bệnh phấn trắng trên dưa lưới phổ biến với các đốm vàng nhỏ xuất hiện trên thân và lá, dần chuyển sang màu trắng và bao phủ toàn bộ lá, thân cây. Cây bị bệnh nặng cho năng suất và chất lượng trái kém, có thể cây bị chết.
Cách phòng chống các bệnh gây hại ở cây dưa lưới
Biện pháp chăm sóc canh tác
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là cách hữu hiệu nhất để phòng chống các bệnh ở cây dưa lưới. Nếu để bệnh xuất hiện và lây lan sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh thu của mùa màng.
- Bà con vệ sinh vườn tược, thu dọn sạch tàn dư thân lá bị bệnh.
- Các lá già, lá bị bệnh cần được ngắt bỏ, loại bỏ cỏ dại.
- Mật độ trông phân bổ thưa hợp lý, không quá dày để bớt độ ẩm khi cây giao tán
- Bón phân NPK đầy đủ, cân đối, chú ý bón phân urê, trong mùa mưa nếu bón nhiều urê, hoặc phân hữu cơ tươi dễ gây ngộ độc cho cây và nấm bệnh dễ xâm nhập gây hại.
- Lưu ý độ ẩm của đồng ruộng: Nhiệt độ và độ ẩm không khí là những nhân tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển và lây nhiễm của nấm bệnh trên cây trồng.
- Sử dụng giống kháng hay chống chịu bệnh tốt.
- Không trồng liên tục cây cùng họ bầu bí (luân canh với các cây trồng khác họ bầu bí)
- Luống trồng thoát nước tốt (Làm liếp cao, thoát nước đặc biệt trồng dưa trong mùa mưa), dùng màng phủ nông nghiệp.
- Tránh đất bắn vào các lá gốc bằng cách ngắt bỏ bớt các lá gốc, lá bệnh.
- Vệ sinh ruộng trồng, tỉa lá, tiêu hủy các cây lá bị bệnh, dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ trồng.
Biện pháp hóa học
Trong những trường hợp cần thiết, nhà nông chúng ta rất cần sử dụng biện pháp hóa học để loại trừ bệnh hại kịp thời, không làm ảnh hưởng tới mùa màng.
Phun thuốc: Phun thuốc phủ lên cây và tưới vào gốc bằng sản phẩm thuốc trừ nấm bệnh Rubbercare 720WP của Công Ty Đức Thành để ngừa khi bệnh mới xuất hiện (xử lý 2-3 lần cách nhau 7 ngày). Thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP, hoạt chất Metalaxyl – M: 60 g/kg, Mancozeb: 660 g/kg. Liều dùng 50g/ bình 25 lít nước. Định kỳ phun 7 -10 để phòng bệnh.
Bổ sung vi sinh vật bằng bón lót hữu cơ: Bà con nên bổ sung nguồn vi sinh vật có ích thông qua bón lót hữu cơ vi sinh tổng hợp của Công Ty Đức Thành sản xuất (nấm đối kháng, nấm cộng sinh) để hạn chế vi sinh vật có hại phát triển đồng thời giúp cây phát triển hệ rễ tốt hơn đồng nghĩa rằng cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi hơn, hạn chế được các bệnh về hệ rễ và tăng sức đề kháng của cây trồng. Lượng bón 300-500kg/ 1ha.
Dưa lưới là loại trái cây có hiệu quả kinh tế cao. Do vậy mà nhằm đạt năng suất canh tác tốt, đem lại nguồn thu lớn, chúng ta cần hết sức lưu ý trong công tác canh tác và chăm bón cây đúng cách. Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bà con cách sử dụng phân bón và cách phòng bệnh hiệu quả cho dưa lưới. Hy vọng sẽ giúp mùa vụ bội thu với sản lượng cao, dưa lưới đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước và xuất khẩu.