Ớt trồng là loại cây trồng đơn giản, mang lại năng suất cao và lợi ích về kinh tế lớn cho người dân. Tuy nhiên khi trồng ớt cần đặc biệt chú ý tới kỹ thuật từ làm đất cho đến bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Một bệnh phổ biến trong quá trình trồng ớt là cây ớt bị vàng lá rụng lá. Vàng lá rụng lá là phản ứng bất thường ở thực vật, nếu phát hiện kịp thời và có biện pháp trị bệnh vàng lá ớt nhanh chóng, hiệu quả thì sẽ hạn chế thiệt hại một cách tối đa. Cùng Công ty Đông Nam Đức Thành tìm hiểu rõ hơn về bệnh vàng lá trên cây ớt nhé!
Bệnh vàng lá trên cây ớt là gì?
Bệnh vàng lá trên cây ớt là tên gọi dựa vào biểu hiện của bệnh, ban đầu lá cây bắt đầu ngả vàng, sinh trưởng kém dần, sau bệnh nặng thì sẽ bị rụng lá, làm giảm quá trình quang hợp, sinh trưởng phát triển của cây, từ đó làm giảm sản lượng cây trồng. Bị bệnh lâu ngày có thể bị hư hại bộ rễ dẫn tới chết cây. Nguy hiểm hơn, nếu không trị tận gốc thì đây sẽ là nguồn bệnh cho vụ sau.
Cây ớt bị bệnh vàng lá
Nguyên nhân gây bệnh vàng lá trên cây ớt
Bệnh vàng lá trên cây ớt xảy ra do nhiều nguyên nhân từ chế độ chăm sóc, nhiệt độ ngày đêm, vi khuẩn và nấm.
- Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây bệnh héo vàng trên cây ớt là do thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là nguồn đạm. Phổ biến gặp khi trồng ớt trong chậu, bởi trong chậu hay bầu cây sẽ hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây, phải bổ sung dinh dưỡng thường xuyên và đủ liều lượng để duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Tưới nước quá nhiều cũng là một nguyên nhân khiến cây ớt vàng và rụng lá. Tưới quá đẫm làm hạn chế lượng oxy có trong đất, kích thích sự sản sinh sâu bệnh, nấm và bệnh hại cho cây. Bên cạnh đó, lượng nước trong đất nhiều sẽ làm giảm nhiệt độ của đất. Cây ớt có khả năng chịu hạn tốt nên hạn chế lượng nước tưới dư thừa. Điều này cũng làm bộ rễ của cây dễ bị hư tổn, khiến cây không hút được nước và chất dinh dưỡng khiến lá cây vàng dần và rụng.
- Là một loại cây ưa ấm áp nên khi nhiệt độ giảm đột ngột hoặc nhiệt độ giảm mạnh vào mùa đông cũng gây ảnh hưởng và gây bệnh héo vàng trên cây ớt chỉ sau 1 vài ngày. Đây là lý do ớt có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng đúng vào mùa vụ để tránh tình trạng cây bị vàng và rụng lá do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Ngoài ra, bệnh vàng lá còn do nấm Fusarimum oxysporum gây ra. Nấm này phát triển cực mạnh vào mùa mưa hoặc khi điều kiện môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp từ 25-30 độ C. Nấm Fusarimum có thể lây lan qua đường nước, đất, giá thể trồng hoặc do động vật con người mang nguồn bệnh tới. Đặc biệt những ruộng đất bị bệnh trước đó có thể còn bào tử nấm sót lại và tồn tại trong đất, chờ điều kiện thích hợp để phát triển gây hại.
Cây ớt héo rũ vàng lá do nấm Fusarimum oxysporum
Dấu hiệu bệnh vàng lá trên cây ớt
Bệnh vàng lá trên cây ớt xuất hiện ở cả giai đoạn cây con và cả cây trưởng thành. Khoảng thời gian từ khi biểu hiện bệnh tới khi cây chết từ 2-3 tháng. Cây ớt con bị vàng lá thường chậm phát triển và chết trước khi ra hoa, tạo quả.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của cây bị bệnh là lá ngả màu vàng, héo dần từ gốc tới ngọn, cây sinh trưởng kém và chết dần.
Gốc và rễ cây có dấu hiệu khô dần, hóa nâu. Phần gốc sát đất thì teo nhỏ lại, có thể có lớp tơ trăng phủ quanh gốc.
Gốc và rễ cây ớt bị vàng lá
Biện pháp phòng bệnh vàng lá ớt
Để hạn chế, phòng trừ bệnh vàng lá ớt, cần thực hiện tốt các việc từ đầu vụ tới cuối vụ như xử lý đồng ruộng, chọn giống, lựa chọn phân bón thích hợp, cách chăm sóc trong quá trình nuôi trồng. Cụ thể:
– Vệ sinh đồng ruộng kỹ trước khi vào vụ mới. Rắc vôi hoặc tưới nước khử trùng đất để hạn chế các loại mầm bệnh gây hại
– Lựa chọn giống tốt, không nhiễm bệnh, hạn chế gây vết thương cho cây.
– Cải tạo hệ thống thoát nước, lên luống, giúp bộ rễ cây thông thoáng, tránh ngập úng.
– Xử lý và tiêu hủy các cây bị bệnh, tránh lây lan sang các cây khác. Xử lý lại đất nơi có cây bị bệnh, hạn chế tưới nước để tránh lây lan. Đồng thời phun thuốc diệt nấm của Công ty Đức Thành để hạn chế mầm bệnh phát triển vào mùa vụ tiếp theo.
– Có thể luân canh với các cây trồng khác không bị bệnh.
– Để tránh gió lạnh cho cây, tốt nhất nên gieo trồng ớt đúng thời vụ để tránh được những yếu tố không thuận lợi, đồng thời có biện pháp che chắn gió lạnh hợp lý cho cây.
– Cung cấp lượng đạm thích hợp cho cây, bón thêm phân NPK TE GOLD của Đức Thành để cây có thể phát triển tốt, hạn chế bị bệnh, tránh chỉ bón đạm vì cây thừa đạm sẽ giảm sức đề kháng đáng kể và dễ bị sâu bệnh tấn công.
Các loại thuốc đặc trị cây ớt lá bị vàng
Tùy theo nguyên nhân bị bệnh của cây ớt để có thể sử dụng các phương pháp trị khác nhau.
Với nấm Fusarimum oxysporum gây bệnh cây ớt bị vàng lá cần được diệt tận gốc và ngay từ khi mới phát hiện. Cần sử dụng các loại thuốc có gốc sau: Metalaxyl kết hợp Mancozeb; Cynoxanil kết hợp Mancozeb… trong các loại thuốc trị thì thuốc trừ nấm bệnh Rubbercare 720WP của công ty Đức Thành đang được đánh giá tốt và được nhiều bà con tin tưởng lựa chọn.
Thuốc trừ nấm bệnh Rubbercare 720 WP có công thức được cải tiến phối hợp hoàn hảo Metalaxyl-M và Mancozeb cho hiệu lực phòng trừ bệnh nhanh và an toàn trên các loại cây trồng. Với bệnh vàng lá ớt liều lượng sử dụng từ 40-50g/ lit, cần xử lý 2-3 lần cách nhau 7 ngày để xử lý bệnh được triệt để. Ngoài việc trừ bệnh thuốc trừ nấm bệnh Rubbercare 720 WP cũng được sử dụng như một loại thuốc phòng bệnh, đặc biệt khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển.
Bổ sung nguồn vi sinh vật có ích thông qua bón lót hữu cơ vi sinh tổng hợp của công ty Đức Thành sản xuất (bao gồm nấm cộng sinh và nấm đối kháng) để lấn át các loại vi sinh vật có hại gây bệnh khác cũng là một cách giúp giúp hệ rễ của cây phát triển tốt, cây sinh trưởng và tạo quả tốt hơn. Với phân bón lót hữu cơ vi sinh tổng hợp, liều dùng đề nghị là 300-500kg/ha.
Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau thì cần có quy trình xử lý, trị bệnh khác nhau. Bà con có thể trực tiếp liên hệ công ty Đức Thành qua hotline 0935921923 hoặc 0933921349 để được hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn trực tiếp! Chúc bà con một mùa bội thu!