Quản lý cỏ trên vườn cây mãng cầu là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cây trồng và đảm bảo năng suất cao. Cỏ dại có thể cạnh tranh với cây trồng chính về ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng, đồng thời có thể là nơi cư trú của sâu bệnh và côn trùng gây hại. Dưới đây là một số phương pháp quản lý cỏ hiệu quả trong vườn mãng cầu mà Đức Thành muốn chia sẻ cho bà con nông dân!
Phương pháp cơ học
Cắt cỏ trong vườn mãng cầu
– Là một phương pháp quản lý cỏ dại mới đang được áp dụng rộng rãi trên vườn mãng cầu là cắt cỏ bằng máy. Thay vì sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học, phương pháp này đơn giản chỉ cắt bỏ phần thân lá của cỏ, giữ lại phần gốc dưới mặt đất.
– Đây là một giải pháp thân thiện với môi trường, bảo vệ đất và nguồn nước, rất phù hợp với tiêu chí của nông nghiệp VietGAP và hữu cơ. Sau khi cắt, cỏ có thể được tận dụng làm vật liệu ủ phân hữu cơ hoặc phủ gốc cây để giữ ẩm cho đất, đặc biệt trong mùa khô.
– Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là cỏ sẽ nhanh chóng mọc lại, nhất là trong mùa mưa. Thông thường, cần cắt cỏ lại sau khoảng 2-3 tuần để hạn chế sự phát triển của cỏ, tránh tình trạng cỏ quá cao làm ngợp cây trồng.
– Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi sử dụng máy cắt cỏ, người nông dân cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động, kiểm tra kỹ lưỡi cắt và các bộ phận khác của máy trước khi làm việc
Giẫy cỏ trong vườn mãng cầu
– Giẫy cỏ là phương pháp truyền thống có từ lâu đời, sử dụng cuốc, giẫy cả thân và gốc rễ cỏ ra khỏi mặt đất
– Diệt được tận gốc cỏ, đồng thời trong quá trình giẫy cỏ kết hợp xới, làm tơi xốp đất, cào rông trên mặt đất
– Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn công lao động, khó áp dụng nhanh trên một diện tích lớn.
Phương pháp hóa học
Phun thuốc trừ cỏ
– Phun thuốc trừ cỏ là phương pháp phổ biến nhất trong các vườn mãng cầu, thường được sử dụng chủ yếu để kiểm soát cỏ dại. Trong một vụ mùa, nông dân có thể phun thuốc từ 3 đến 5 lần, tùy vào từng vườn.
- Lần 1: Phun khi cây đang chuẩn bị ra lá.
- Lần 2: Phun sau khi đậu trái, khoảng 60 ngày sau lần phun đầu tiên.
- Lần 3: Phun khoảng 120 ngày sau lần phun đầu tiên, gần thời điểm thu hoạch, để dọn sạch cỏ và dễ dàng thu hoạch.
– Các loại thuốc cỏ thường được sử dụng trên vườn mãng cầu bao gồm các thuốc không chọn lọc như Glufosinate ammonium và Diquat Dibromide.
– Ưu điểm:
- Hiệu quả nhanh: Thuốc trừ cỏ giúp diệt cỏ dại nhanh chóng, trả lại diện tích sạch sẽ cho cây trồng.
- Dễ thực hiện: Phương pháp này đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật.
- Phù hợp diện tích lớn: Tiết kiệm thời gian và công sức so với các phương pháp thủ công.
– Nhược điểm:
- Ô nhiễm môi trường: Thuốc trừ cỏ ngấm vào đất, nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
- Tác động đến sức khỏe: Tiếp xúc với thuốc trừ cỏ có thể gây hại cho sức khỏe người phun thuốc và người tiêu dùng.
- Diệt trừ sinh vật có lợi: Thuốc trừ cỏ không chỉ diệt cỏ dại mà còn tiêu diệt các loại vi sinh vật có lợi trong đất, làm giảm độ phì nhiêu của đất.
- Cây trồng dễ nhiễm bệnh: Khi lớp vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt, cây trồng dễ bị nhiễm bệnh.
- Cỏ dại kháng thuốc: Việc sử dụng thuốc trừ cỏ thường xuyên có thể khiến cỏ dại kháng thuốc, giảm hiệu quả của thuốc trong các lần sử dụng sau.
– Để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho con người và môi trường, khi sử dụng thuốc trừ cỏ trên vườn mãng cầu, cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng”:
- Đúng thuốc: Chọn loại thuốc trừ cỏ phù hợp với loại cỏ dại và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
- Đúng lúc: Phun thuốc vào thời điểm cỏ dại mới mọc hoặc khi chúng còn nhỏ để đạt hiệu quả cao nhất.
- Đúng liều lượng: Tuân thủ chặt chẽ liều lượng khuyến cáo trên nhãn thuốc.
- Đúng cách: Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ khi phun thuốc, tránh phun thuốc vào giờ cao điểm hoặc khi có gió mạnh.
Quý bà con nông dân ơi, để có thể diệt cỏ hiệu quả, nhanh chóng. Đức Thành xin giới thiệu cho bà con dòng sản phẩm GLUFOSAT 200SL – nổi trội với hoạt chất Glufosinate ammonium giúp diệt sạch cỏ dại, kể cả cỏ đã kháng thuốc đồng thời an toàn với đất trồng.
Thuốc trừ cỏ GLUFOSAT 200SL Siêu cao cấp (Nhãn đỏ – nước đỏ) là một trong bộ 3 dòng sản phẩm đặc sắc do công ty phân bón và thuốc BVTV Đức Thành sản xuất và phân phối, gồm:
- Thuốc trừ cỏ dòng siêu cao cấp: GLUFOSAT 200SL Nhãn đỏ – Nước đỏ.
- Thuốc trừ cỏ dòng cao cấp: GLUFOSAT 200SL Nhãn vàng – Nước vàng.
- Thuốc trừ cỏ: GLUFOSAT 200SL Nhãn xanh – Nước xanh lá.
Phương pháp sinh học
Sử dụng thiên địch
– Nguyên lý hoạt động: Thiên địch là những sinh vật tự nhiên (côn trùng, nhện, nấm, vi khuẩn) ăn cỏ dại hoặc ký sinh trên cỏ dại. Khi đưa chúng vào vườn, chúng sẽ tiêu diệt cỏ dại một cách tự nhiên và bền vững.
– Các loại thiên địch thường dùng:
- Côn trùng: Bọ rùa, bọ cánh cứng, ong ký sinh, ruồi trâu,…
- Nấm: Nấm gây bệnh trên cỏ dại.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn gây bệnh trên cỏ dại.
– Ưu điểm:
- Bền vững: Không gây ô nhiễm môi trường, không để lại dư lượng hóa chất.
- Đặc hiệu: Mỗi loài thiên địch thường chỉ tấn công một loại cỏ dại nhất định.
+ Tự điều chỉnh: Số lượng thiên địch sẽ tự điều chỉnh theo số lượng cỏ dại, giúp duy trì cân bằng sinh thái.
– Nhược điểm:
- Hiệu quả chậm: Thiên địch cần thời gian để sinh sôi nảy nở và tiêu diệt cỏ dại.
- Yêu cầu kỹ thuật: Cần hiểu biết về sinh thái của thiên địch để lựa chọn và thả chúng vào đúng thời điểm, đúng địa điểm
Trồng xen canh
Nguyên lý hoạt động: Trồng xen các loại cây trồng khác nhau hoặc trồng các loại cây che phủ đất để cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cỏ dại.
– Ưu điểm:
- Giảm thiểu cỏ dại: Cây trồng che phủ đất kín giúp ngăn cản cỏ dại mọc lên.
- Cải thiện đất: Rễ của các loại cây trồng khác nhau giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng độ phì nhiêu.
- Tăng năng suất: Một số loại cây trồng khi trồng xen canh có thể tăng năng suất.
– Nhược điểm:
- Yêu cầu kỹ thuật: Cần lựa chọn các loại cây trồng phù hợp để trồng xen canh.
Kết hợp các phương pháp
Để quản lý cỏ hiệu quả nhất, nên kết hợp các phương pháp khác nhau vào các thời điểm phù hợp. Điều này giúp tiết kiệm công lao động, hạn chế việc sử dụng thuốc trừ cỏ, và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số cách kết hợp các phương pháp:
– Trước khi suốt lá:
+ Phun thuốc cỏ không chọn lọc để loại bỏ cỏ dại trước khi cây mãng cầu ra lá.
– Sau khi cỏ đã vàng:
+ Tiến hành dãy cỏ để loại bỏ cả thân và gốc rễ, kết hợp với cào rông và xới đất để làm thông thoáng đất.
– Phun thuốc diệt mầm cỏ:
+ Sau khi dãy cỏ, phun thuốc diệt mầm cỏ để kéo dài thời gian cỏ mọc lại, giúp duy trì vườn sạch cỏ lâu hơn.
– Giai đoạn cây ra lá non và bông cám:
+ Hạn chế phun thuốc trừ cỏ và dãy cỏ trong giai đoạn này vì cây mãng cầu rất nhạy cảm. Phun thuốc có thể gây rụng bông do tác dụng bay hơi, và dãy cỏ có thể làm tổn thương hệ rễ cạn, gây rụng hoa. Phương pháp phù hợp nhất trong giai đoạn này là sử dụng máy cắt cỏ.
– Khi trái được 110 ngày:
+ Sau khi cắt cỏ, phun thuốc trừ cỏ ngay để diệt phần gốc cỏ còn lại. Điều này giúp chuẩn bị cho việc thu hoạch trái được dễ dàng và sạch sẽ
Việc quản lý cỏ trên vườn cây mãng cầu là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cây trồng và đảm bảo năng suất cao.
Nếu bà con cần thêm thông tin về các giải pháp quản lý cỏ trên vườn mãng cầu hoặc các sản phẩm thuốc trừ cỏ của Đức Thành, hãy liên hệ với Đức Thành để được kĩ sư hướng dẫn cụ thể nhé.
Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tận tình:
- Đường dây nóng: 0933 921 349
- Fanpage: https://www.facebook.com/ducthanhco.vn