Chăm sóc cây cà phê đầu mùa mưa hiệu quả

Chăm sóc cây cà phê đầu mùa mưa hiệu quả

Trải qua đợt nắng nóng khô hạn kéo dài của mùa khô vừa qua. Bước vào mùa mưa cũng là lúc quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước kèm theo đó là sự tăng trưởng nhanh của cành chồi, do đó việc chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê thời điểm đầu mùa mưa là rất quan trọng, góp phần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tạo bộ khung cành phát triển khỏe mạnh cho mùa vụ bội thu. Do đó, bà con cần lưu ý một số biện pháp sau:

1. Về bón phân

Giai đoạn này quả cà phê cần lượng dinh dưỡng cao, hơn nữa vào thời điểm này các loại dịch hại đặc biệt là nấm bệnh tấn công nhiều nhất. Vì vậy, việc chăm sóc cà phê vào đầu mùa mưa hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa hiện tượng rụng quả cà phê, giúp cây cà phê nhanh chóng phục hồi và nuôi dưỡng trái non tốt. Ngay từ đầu mùa mưa, bà con cần chú ý bổ sung phân bón đầy đủ, lưu ý bón theo nguyên tắc 5 đúng:

  • Đúng loại phân
  • Đúng liều lượng
  • Đúng tỷ lệ
  • Đúng thời điểm
  • Đúng phương pháp.

Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cân đối theo nhu cầu giai đoạn nuôi quả non của cây cà phê.

Lượng phân bón thương phẩm tương ứng (kg/ha/năm)

Tuổi cà phê

Khối lượng phân thương phẩm

(Kg/ha/năm)

Urê

Lân

Kali Clorua

Cà phê kinh doanh (>4 năm) 400 600

600

Lượng phân bón khuyến cáo chung cho cà phê kinh doanh đạt năng suất khoảng 3 tấn/ha. Lượng bón thực tế tùy theo loại đất và năng suất.

Ghi chú: Cứ 1 tấn nhân tăng thêm thì bón thêm từ 120-150kg đạm urê; 80 – 100kg lân và 100 – 120kg kali clorua.

Số lần và tỷ lệ bón phân hóa học

Loại phân

Tỷ lệ bón (%)
Lần 1

(vào mùa tưới)

Lần 2

(tháng 4,5)

Lần 3

(tháng 6,7)

Lần 4

(tháng 8,9)

Đạm Urê

10 30 30 30

Lân

0 100 0

0

Kali 0 30 30

40

Ngoài ra, bón bổ sung hợp lý các chất trung vi lượng giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng tỷ lệ đậu trái, trái to, nhân chắc giúp nâng cao năng suất chất lượng cà phê.

2. Tỉa cây che bóng

Đầu mùa mưa rong tỉa cho bộ tán cây che bóng cao hơn tán cà phê, tỉa thưa tạo độ thông thoáng và ánh sáng cho vườn cây. Khi rong tỉa cây che bóng, chú ý không làm gãy cành cà phê. Giữ yên cành lá cây che bóng được rong tỉa xuống trong vườn cà phê một thời gian cho lá rụng xuống làm phân xanh bồi dưỡng cho vườn, sau đó mới chuyển các cành to ra khỏi vườn. Trong mùa mưa, rong tỉa 2 lần tùy theo tốc độ ra lá, cành của cây che bóng, tránh không cho vườn cà phê bị cớm, rợp. Đợt rong tỉa cuối cùng trước khi chấm dứt mưa 1 tháng.

3. Đánh chồi vượt cho cây

Chồi vượt phát triển rất nhanh trong mùa mưa nên cần bẻ chồi vượt kịp thời chỉ để lại những chồi có kế hoạch tạo tán bổ sung. Trung bình 1 tháng bẻ chồi vượt 1 lần. Khi bẻ chồi vượt chú ý vặt các cành tăm, cành nhớt. Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ nên để lại không quá 3 cành dự trữ được phát sinh. Vặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng lọt vào bộ tán cà phê.

4. Phòng trừ sâu bệnh: Một số loại sâu bệnh thường hay xuất hiện trong mùa mưa

4.1. Bệnh vàng lá thối rễ

Nguyên nhân, tác hại:

  • Mùa mưa ẩm độ thích hợp rễ cây cà phê phát triển sẽ là nguồn thức ăn cho tuyến trùng và nấm bệnh phát triển mạnh.
  • Bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng (Pratylenchus coffeae (Zimmermann) Schuurmanns-Stekhoven, Pratylenchus spp., Meloidogyne spp.) và nấm hại rễ (Fusarium spp., Rhizoctonia spp.) gây hại.
  • Trên cà phê kiến thiết cơ bản cây có triệu chứng vàng lá, thối rễ cọc, cây thường bị nghiêng trong mùa mưa và rất dễ nhổ lên bằng tay. Trên cà phê đã cho quả, cây sinh trưởng chậm, có ít cành thứ cấp, lá chuyển sang màu vàng, rễ tơ bị thối

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê

Hình 1: Sử dụng Rubbercare 720WP phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ do nấm trên cà phê

Biện pháp phòng trừ:

  • Vườn thoát nước tốt, tránh ngập nước. Tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.
  • Hạn chế xới xáo, làm bồn trên vườn cây bị bệnh.
  • Không tưới tràn từ cây bệnh và vườn bệnh sang cây khác, vườn khác
  • Trồng cây che bóng, chắn gió hợp lý.
  • Rà rễ kỹ khi khai hoang, phục hóa và nên luân canh cây trồng khác 2- 3 năm.
  • Dùng thuốc trừ bệnh có chứa hoạt chất Metalaxyl, Mancozed,… Sản phẩm Công ty Đức Thành có chứa 2 hoạt chất trên bà con có thể tham khảo Rubbercare 720WP

4.2. Bệnh thán thư:

Nguyên nhân, tác hại:

  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thán thư ở cà phê do 3 tác nhân chính gây ra, trong đó phổ biến nhất là loại nấm có tên khoa học là Colletotrichum Cofeanum Noack; Do ưa môi trường ẩm ướt với nhiệt độ dưới 20 độ C nên bệnh thường biểu hiện vào mùa mưa, sau những cơn mưa rào vào ban đêm.

Bệnh thán thư trên cây cà phê

Hình 2: Sử dụng thuốc trừ bệnh Đức Thành trị thán thư trên cà phê

Biện pháp phòng trừ:

  • Không nên trồng cà phê với mật độ dày. Cắt tỉa những cành không khỏe, những cành không có khả năng ra trái thường xuyên … Tỉa cây giữ cho vườn cà phê thông thoáng, khô ráo, ngăn ngừa nấm bệnh phát triển, lây lan, tổn thương.
  • Phân bón cần được bón đầy đủ và cân đối với tỷ lệ đạm, lân và kali.
  • Bà con nên sử dụng thuốc có hoạt chất trị bệnh thán thư trên cây cà phê như Azoxystrobin , Difencolazole, hexaconalazole, … Một số sản phẩm công ty Đức thành có chứa hoạt chất trên là Upper 400sc, Zilla 100SC, Hexavil, Hexalazole 300SC

4.3. Bệnh gỉ sắt

Nguyên nhân, tác hại:

  • Đầu tiên ở mặt dưới lá có những chấm nhỏ, màu vàng lợt như những giọt dầu và nhìn rõ ở mặt dưới lá. Sau đó, các chấm này lớn dần và từ giữa xuất hiện những bột màu vàng cam, đó là bào tử của nấm gỉ sắt. Sau đó vết bệnh có màu nâu như vết cháy, các vết cháy có thể liên kết với nhau thành các vết cháy lớn, làm lá rụng. Nếu bệnh nặng cây có thể rụng hết lá dẫn đến hiện tượng khô cành, sản lượng kém và chết.

Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Hình 3: Sử dụng Upper 400SC, Ori 150SC phòng trừ bệnh gỉ sắt trên cà phê

Biện pháp phòng trừ:

  • Sử dụng giống kháng bệnh: Trồng các dòng vô tính TR4, TR9, TR11,TRS1 vừa có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao.
  • Ghép giống kháng bệnh để thay giống bị bệnh.
  • Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Difenoconazole,… như Upper 400SC, Ori 150SC,…

4.4. Bệnh khô cành, khô quả và bệnh thối cuống quả

Nguyên nhân, tác hại:

  • Bệnh khô cành khô quả có nguyên nhân do mất cân đối dinh dưỡng hay do nấm Colletotrichum spp. gây nên. Bệnh gây hại chủ yếu trên cành, quả, làm khô cành và rụng quả. Bệnh xuất hiện vào giữa mùa mưa (tháng 7-9).
  • Bệnh thối cuống quả do nấm Colletotrichum spp. gây nên. Bệnh gây hại chủ yếu trên quả ngay từ giai đoạn còn non, làm quả bị thối từ cuống và rụng. Bệnh xuất hiện từ giữa mùa mưa.

Bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê

Hình 4: Sử dụng Upper 400SC, Ori 150SC phòng trừ bệnh khô cành, khô quả và bệnh thối cuống quả trên cà phê

Biện pháp phòng trừ:

  • Trồng cây che bóng hợp lý và bón phân đầy đủ để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức do ra quả quá nhiều, cắt bỏ cành bị bệnh.
  • Sử dụng một trong các loại thuốc hóa học theo nồng độ và hướng dẫn trên nhãn thuốc có chưa hoạt chất để phòng trừ bệnh như Azoxystrobin + Difenoconazole, Difenoconazole. Sản phẩm bà con có thể tham khảo chứa 2 hoạt chất trên gồm Upper 400SC, Ori 150SC
  • Phun vào đầu mùa mưa (sau khi có mưa 1 – 2 tháng), phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.

4.5. Bệnh nấm hồng

Nguyên nhân, tác hại:

  • Bệnh do nấm Corticum salmonicolor Berkeley & Broome gây nên. Bệnh gây hại chủ yếu ở trên các cành nằm ở phần trên của tán, gần nơi phân cành và phần ngọn của cây. Bệnh thường phát sinh trong các tháng giữa và cuối mùa mưa. Khi cành bị bệnh hầu hết đều bị chết.

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Hình 5: Sử dụng thuốc trừ bệnh trên cà phê trị bệnh nấm hồng

Biện pháp phòng trừ:

  • Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phát hiện kịp thời để cắt bỏ các cành bệnh.
  • Sử dụng một trong các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Trichoderma viride, Trichoderma spp. + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1.
  • Nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể dùng thuốc hóa có chưa hoạt chất: Azoxystrobin, Difenoconazole, Validaycin,…, Sản phẩm tham khảo chứa các hoạt chất trên gồm Upper 400SC, Zilla 100SC, Ori 150SC,…  phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.

4.6. Bệnh lỡ cổ rễ

Nguyên nhân, tác hại

  • Bệnh thường gây hại trên cây con trong vườn ươm, cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB). Bệnh do nấm Rhizoctonia-solani Kuhn và Fusarium spp. gây nên. Phần cổ rễ bị khô hay bị thối một phần khiến cây sinh trưởng chậm, vàng lá và có thể dẫn tới chết cây.

Bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê

Hình 6: Sử dụng thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP phòng trừ lỡ cổ rễ trên cà phê

 Biện pháp phòng trừ:

  • Trong vườn ươm không để bầu đất quá ẩm hay bị đóng váng trên mặt bầu, điều chỉnh ánh sáng thích hợp.
  • Nhổ bỏ và đốt cây bị bệnh, cây xung quanh phải được phun phòng bệnh bằng một trong các loại thuốc sinh học Trichoderma viride, Chaetomium cupreum (Ketomium 1.5 x 106 cfu/g bột); Trichoderma spp.; nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì.
  • Nếu bệnh xuất hiện trên cà phê, bà con nên dùng thuốc Rubbercare 720WP có chứa các hoạt chất: Mentalaxyl, mancozed,…

4.7. Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu

Đặc điểm rệp vảy xanh và vảy nâu

  • Rệp vảy xanh: Tên khoa học Coccus viridis. Rệp cái trưởng thành không có cánh, mình dẹp màu xanh, bám chặt vào lá và cành non.
  • Rệp vảy nâu: Tên khoa học Saissetia hemisphaerica. Con cái trưởng thành không có cánh, phồng lên thành hình bán cầu có vỏ màu nâu. Kích thước 2-3mm. Con đực có cánh màu xanh hoặc vàng nhạt, dài 1,2mm.
  • Cả 2 loài rệp: thường tiết ra dịch ngọt, thu hút các loài kiến cộng sinh. Chúng thường ít di chuyển và đôi khi được kiến mang thức ăn đến nuôi.

Đặc điểm gây hại:

  • Rệp vảy nâu và vảy xanh: Cũng bám chặt vào lá và cành non để hút nhựa, làm lá biến dạng, hỏng chồi. Các vườn cà giai đoạn cây con và kiến thiết nên bà con cần đặc biệt lưu ý. Rệp vảy nâu và vảy xanh thường xuất hiện nhiều vào mùa khô.
  • Vết thương do rệp chích hút nhựa còn là nơi lý tưởng để các loại nấm bệnh, virus, vi khuẩn tấn công và lây lan.

Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu gây hại trên cà phê

Hình 7: Sử dụng thuốc trừ sâu Season 450SC trừ rệp vảy nâu, rệp vảy xanh trên cà phê

Biện pháp phòng trừ:

  • Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ xung quang hình chiếu tán cây và trong gốc.
  • Tạo hình để cây thông thoáng, đánh chồi vượt thường xuyên, cắt bỏ các cành nhánh mọc sát đất.
  • Phun một trong các loại thuốc như: Prochess 250WP (Dinotefuran + Imidacloprid); Season 450SC (Buprofezin + Deltamethrin,…) giúp phòng trừ rệp hiệu quả khi phát hiện để giảm tình trạng gây hại tối ưu nhất.

 4.8. Mọt đục quả

Triệu chứng gây hại:

  • Quả cà phê bị mọt gây hại thường có một lỗ tròn nhỏ cạnh núm quả hoặc chính giữa núm quả. Khi chẻ quả ra thấy bên trong hạt có thể có cả trứng, ấu trùng và mọt trưởng thành có màu đen. Tùy thuộc vào mức độ gây hại của mọt đục quả mà phần nhân hạt bị hại có màu đen, nhân bị đục khuyết một phần hoặc toàn bộ.

Tác nhân gây hại:

  • Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ, đầu gục về phía trước. Con cái có màu đen bóng, dài từ 1,5 – 2mm và có cánh màng. Con đực có màu nâu đen, không có cánh màng và nhỏ hơn con cái, chỉ dài 1mm.

Mọt đục quả trên cây cà phê

Hình 8: Sử dụng thuốc trừ sâu Cyper Ấn Độ 100EC, Season 450SC trị mọt đục quả cà phê

Biện pháp phòng trừ:

  • Thu hái kịp thời các quả chín trên cây để hạn chế sự lây lan của mọt đục quả, đặc biệt là các loại quả cà phê vào giai đoạn chín bói.
  • Sau khi thu hoạch cần tiến hành thu gom toàn bộ quả khô và quả chín còn sót lại ở trên cây và dưới đất.
  • Thường xuyên thăm vườn phát hiệu dấu hiệu của mọt phòng trị kịp thời.
  • Có thể dùng một số loại thuốc có chứa hoạt chất sau để phun trên toàn vườn: Cyper Ấn Độ 100EC (Cypermethrin); Season 450SC (Buprofezin + Deltamethrin),…

5. Kết luận

Qua bài viết này, Đức Thành đã tổng hợp đầy đủ thông tin quan trọng về các loại sâu bệnh thường xuất hiện đầu mùa mưa trên cây cà phê. Hy vọng bà con sẽ sớm nhận biết các dấu hiệu và áp dụng hiệu quả phòng trừ.

Ngoài ra, bà con có thể tìm hiểu thêm các nội dung về các bệnh trên cây trồng khác để bổ sung vào quá trình chăm sóc cây cà phê xanh tốt hơn tại đây. Bà con hãy gọi đến hotline 0379399843 để được tư vấn trực tiếp và nhanh chóng nhất nhé!