Thời tiết bất thường đang khiến cây trồng gặp nguy hiểm trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Nắng nóng khô hạn kéo dài, khiến bà con nông dân trồng cà phê các tỉnh khu vực Tây Nguyên bị thiệt hại nặng nề. Thể hiện thông qua tình trạng khô bông, rụng trái hàng loạt. Điều này khiến nguồn cung giảm, đẩy giá cà phê năm nay lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Để hạn chế tình trạng rụng trái và nâng cao sức đề kháng cho cà phê, công ty Đức Thành đã tổng hợp các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp bên dưới.
1. Nguyên nhân rụng trái non cà phê
1.1. Rụng sinh lý
Đây là hiện tượng rụng bình thường của cây. Thường xảy ra vào giai đoạn đầu của trái cà phê khi trái đang trong quá trình hình thành và phát triển. Lúc này, một số trái non sẽ tự rụng để tập trung dinh dưỡng nuôi trái khác phát triển.
1.2. Ảnh hưởng thời tiết
Mưa dầm dài ngày, độ ẩm trong đất cao làm hệ thống rễ bị thiếu oxy để hô hấp. Việc hấp thu dinh dưỡng của cây cà phê không cung cấp kịp thời để nuôi trái. Đồng thời, quá trình quang hợp của cây bị hạn chế do thiếu ánh sáng. Từ đó làm cho quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây bị ảnh hưởng, nên xảy ra tình trạng rụng trái non trên cây cà phê.
Vào mùa khô, nắng hạn kéo dài, độ ẩm đất bị suy giảm. Dẫn đến tình trạng hệ thống rễ cây không thể hấp thu được dinh dưỡng (do thiếu nước) cũng làm cho cây cà phê bị rụng trái non.
1.3. Sâu bệnh hại tấn công
Bệnh hại
- Vào mùa mưa, khi độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển. Bệnh nấm hồng, thán thư được xem là bệnh phổ biến, thường xuất hiện và gây hại đến cây cà phê.
- Bệnh tấn công vào cành, cuống trái, trái non,… làm khô cành, thối trái, giảm khả năng quang hợp và rụng trái. Ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
Sâu hại
- Rệp sáp là một trong những côn trùng gây hại thường thấy nhất trên trái non cà phê. Chúng chích hút nhựa ở các bộ phận non của cây làm cho cuống trái và trái non bị khô, sau đó rụng dần.
- Ngoài ra, rệp gây ra những tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập gây bệnh cho cây, giảm khả năng quang hợp và tích lũy dinh dưỡng nuôi trái của cây, khiến trái chậm lớn và kém phát triển.
1.4. Mất cân bằng dinh dưỡng
- Cây cà phê có đặc điểm hoa sẽ mọc theo chùm, ra hoa và đậu trái trong mùa khô. Khi bắt đầu mùa mưa, đây là thời điểm cây cần cung cấp dinh dưỡng và lượng nước dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của trái cà phê. Tuy nhiên, cũng sẽ dẫn đến những trái trên cành chen chúc nhau và trái chậm lớn hay trái nhỏ hơn phải rụng bớt.
- Bên cạnh đó, nếu bà con bón phân không đầy đủ hay không kịp thời sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi trái phát triển. Làm một số trái sẽ tự rụng đi để cây tập trung nuôi các trái còn lại, đó là quy luật sinh tồn tự nhiên của cây.
- Mùa mưa cũng là thời điểm cây cà phê cần dinh dưỡng để phát triển cành, chồi. Nếu thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn này hoặc phân chia lượng dinh dưỡng để cành phát triển cũng sẽ gây ra tình trạng rụng trái cà phê nhiều và hàng loạt.
2. Biện pháp canh tác giúp chống rụng trái cà phê và nâng cao sức đề kháng cây:
Dưới đây là một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê sau thu hoạch mà công ty Đức Thành muốn gửi đến quý bà con, giúp đạt được hiệu quả cao khi canh tác.
2.1. Tỉa cành, bổ sung tán cho cây cà phê
Việc tỉa cành cần thực hiện ngay khi thu hoạch xong để giúp cho:
- Cây cà phê không bị mất sức do dinh dưỡng được tập trung nuôi cây;
- Cây sinh trưởng khỏe hơn, do vậy khả năng phân hóa mầm hoa;
- Thụ phấn sẽ tốt hơn, năng suất cà phê sẽ tốt hơn.
Việc tỉa cành tiến hành chậm sẽ làm cho cây cà phê bị suy yếu. Do có sự cạnh tranh về dinh dưỡng trong tất cả hệ cành của cây bao gồm cả cành vô hiệu, cành già cỗi,….Từ đó ảnh hưởng đến:
- Khả năng ra hoa, đậu quả
- Năng suất cà phê
- Sức chống chịu của cây cà phê trong thời kỳ khô hạn.
Một số lưu ý khi tiến hành tỉa cành:
- Khi tỉa cành cần lưu ý cắt bỏ các cành vô hiệu, cành tăm, cành đâm vào thân, cành bị sâu bệnh, cành khô……Việc cắt cành nên thực hiện từ trên đỉnh tán xuống phía dưới.
- Ngoài ra, trong thời điểm này cần tiến hành định lại bộ tán của cây cà phê nếu như cây bị dù, khuyết tán….
- Trong trường hợp cây bị khuyết phần tán bên dưới (tán dù), việc bổ sung tán bằng cách tỉa thưa các cành thứ cấp phía trên, để ánh sáng có thể chiếu vào phía dưới tán và tiến hành nuôi một chồi sát mặt đất, chồi được hãm ngọn ở độ cao tương đương với độ cao bị khuyết tán.
- Nếu cây cà phê bị khuyết phần tán bên trên, tiến hành cắt thật đau các cành ngay vị trí khuyết tán để kích thích cơ học cho chồi vượt mọc, sau đó chọn một chồi khỏe tiến hành nuôi thành thân mới đến độ cao chung của toàn vườn thì tiến hành hãm ngọn.
- Trường hợp cây cà phê vẫn đảm bảo độ cao, song phần phía trên ngọn hệ cành già cỗi, khó có khả năng phát triển hệ cành thứ cấp thì tiến hành cưa ngay đoạn bị khuyết, sau đó nuôi chồi và định lại thân và tạo lại bộ tán mới như trường hợp khuyết tán trên.
- Nếu cây khuyết tán ở phần giữa thân, nuôi 1 – 2 chồi vượt phân bố đều ở đoạn thân bị khuyết tán và tiến hành hãm ngọn ở vị trí phần dưới của tán trên cây cà phê. Cần phải tỉa thưa các cành thứ cấp phân bố phía trên của tán cây để đảm bảo ánh sáng chiếu vào các chồi vượt nhằm giúp cho thân mới sinh trưởng khỏe.
2.2. Vặt chồi vượt
- Trong mùa khô, cây cà phê sinh trưởng chậm, tốc độ phát sinh chồi vượt rất chậm; tuy nhiên khi được tưới nước, bón phân đầy đủ thì chồi vượt có thể phát sinh nhanh hơn. Do vậy để đảm bảo cho cây cà phê không bị cạnh tranh dinh dưỡng thì cần phải vặt bỏ chồi vượt phát sinh trong giai đoạn này.
- Thông thường, sau khi tưới lần đầu 2 tháng và sau khi bón phân mùa khô khoảng 1 – 2 tháng thì tiến hành vặt chồi vượt.
- Trong mùa khô, chỉ cần vặt chồi vượt 1 lần vào tháng 3 hoặc đầu tháng 4 là có thể đảm bảo cho cây cà phê sinh trưởng khỏe hơn, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của thời tiết tốt hơn.
2.3. Tưới nước cho cây cà phê đúng thời điểm, đủ lượng nước
- Xác định đúng thời điểm tưới nước lần đầu cho vườn cà phê vô cùng quan trọng, là nền tảng có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ hoa nở, năng suất cũng như thời vụ thu hoạch sau này. Tưới nước lần đầu cho vườn cà phê đúng thời điểm, lượng nước đầy đủ thì tỷ lệ hoa nở lên đến 80 – 90 %; do vậy quả sẽ chín khá tập trung, thuận lợi cho việc thu hái và quản lý chất lượng cà phê cũng như công tác bảo vệ sản phẩm trên vườn thuận lợi hơn; năng suất thu hoạch cũng cao hơn, do vậy sẽ góp phần giảm được chi phí sản xuất.
- Nếu tưới lần đầu sớm, cây cà phê đang sinh trưởng tốt, cành lá xum xuê, chưa đảm bảo đủ thời gian “sốc hạn”, nên tỷ lệ phân hóa mầm hoa sẽ thấp, ra hoa không tập trung. Do vậy sau khi tưới nhiều đợt, hoa nở lai rai dẫn đến thu hoạch nhiều đợt, khó khăn cho việc thu hái và quản lý sản phẩm.
2.4. Bón phân
Phân bón gốc:
- Bón phân cân đối, hợp lý nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng theo từng giai đoạn phát triển của cây phê là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc hạn chế tình trạng rụng trái non trên cây cà phê. Góp phần cải thiện độ phì nhiêu đất, hạn chế thất thoát dinh dưỡng, tăng sức chống chịu cây trồng,…
- Bà con có thể sử dụng các loại phân bón NPK bón vào đầu mùa mưa như Gold 1 (20-20-15+TE), Gold 4 (16-16-8+TE), Phi Mã 1 (25-15-5+TE),…. Sử dụng các loại phân bón NPK bón vào giữa hay cuối mùa mưa như Phi Mã 2 (18-8-25+TE), Winner 3 (17-10-17+TE), WinWin 3 (20-10-25+TE),…
Bên cạnh đó, bà con cần bổ sung qua lá các chất dinh dưỡng vi lượng Bo (B), Kẽm (Zn) nhằm đảm bảo sinh trưởng và hạn chế tình trạng khô bông, rụng trái trên cà phê.
- Kẽm (Zn) làm tăng tính chịu hạn, chịu nóng, thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hóa đạm, lân trong cây. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hóa mầm hoa, thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả.
- Thiếu kẽm cây cà phê không phân hóa được mầm hoa, hạn chế khả năng thụ phấn của hoa, tỷ lệ hoa bị khô, quả rụng rất cao, có khi lên đến 70 – 90%
- Bo (B) có vai trò trong việc tăng số đốt, số cành dự trữ, tăng số mầm hoa. Bo cũng có tác dụng kích thích sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của túi phấn, giúp cho quá trình hình thành quả xảy ra thuận lợi.
- Thiếu Bo làm cho chồi non chậm phát triển teo dần rồi chết, lá non khô dần từ mép lá vào trong, tỷ lệ đậu trái giảm, quả và lá rụng nhiều, làm cho năng suất ảnh hưởng nghiêm trọng, cây xơ xác, trơ trụi, chỉ còn cành ít trái.
Từ những thống kê trên, công ty Đức Thành giới thiệu bà con sản phẩm phân bón lá DT9 – BO KẼM có chứa thành phần B, Zn sẽ cung cấp dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng, giúp các tầng rời giữa trái và cuống trái được chắc chắn, cứng cáp hơn. Từ đó, trái được khỏe mạnh, lớn nhanh, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường, tăng tỷ lệ đậu trái và chống rụng trái non.
2.5. Có thể tìm mua sản phẩm phân bón lá DT9 – BO KẼM ở đâu?
Hiện nay, dòng phân bón lá DT9 – BO KẼM đã được bày bán trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt tập trung ở khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Quý bà con nông dân có nhu cầu mua phân bón lá DT9 – BO KẼM, vui lòng nhắn tin vào Fanpage Đức Thành, gửi thông tin vị trí để nhân viên tư vấn của công ty phân bón & thuốc BVTV Đức Thành tư vấn địa chỉ đại lý VTNN gần nhất.
Ngoài ra, có thể liên hệ theo các phương thức sau:
- Hotline tư vấn kỹ thuật: 0933921349
- Fanpage: Facebook Đức Thành Group
- Zalo OA: Phân bón & thuốc BVTV Đức Thành
- Youtube: Phân bón & thuốc BVTV Đức Thành
- Link Shopee: DT9 – Phân bón lá BO KẼM
Trong trường hợp cần biết thêm thông tin chi tiết hoặc hợp tác phân phối, mở đại lý VTNN Đức Thành, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0933921349 để được giải đáp.