Giai đoạn làm bông, đậu trái được xem là giai đoạn quan trọng và rất là nhạy cảm. Vì chúng quyết định đến năng suất, chất lượng của mãng cầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân làm cho bông, trái non bị rụng. Để quản lí tốt tình trạng này, bà con cần phân biệt rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng bông rụng trái non mãng cầu. Từ đó, có biện pháp xử lí kịp thời, đảm bảo cho cây đủ sức để nuôi trái phát triển.
1. Tình trạng rụng bông, rụng trái non mãng cầu: nguyên nhân do đâu?
1.1 Rụng bông sinh lý
Do nhiều nguyên nhân khiến bông, trái non bị rụng, gây ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu trái cũng như năng suất của cây. Trong đó, rụng bông sinh lý là hiện tượng rụng bông bình thường của cây. Do cây không thể nuôi hết bông trên cành vì vậy bông sẽ bị rụng để tập trung nuôi số bông nhất định. Tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào tình trạng của cây như thế nào mà bông rụng sinh lý.
1.2 Do thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột (khô hạn hay mưa gió liên tục) làm cho cây chưa kịp thích nghi, ảnh hưởng đến cây trồng nhất là trong giai đoạn làm bông. Hoặc là một số nhà vườn trồng thường ít chủ động tưới tiêu mà chờ nước từ mưa cung cấp cho cây, điều này có thể làm cây bị sốc nhiệt do điều kiện thay đổi đột ngột dẫn đến rụng bông, trái non.
1.3 Do sâu, bệnh gây hại
Sâu, bệnh hại như bọ trĩ, bọ vòi voi, bọ xít muỗi, nhện đỏ, thán thư,…. làm cho cây bị suy yếu, kém phát triển, khô đọt non, gây rụng lá, bông, trái non. Nếu bị nặng sẽ rụng bông hàng loạt, gây chết cây.
1.4 Do thiếu, dư hay mất cân bằng dinh dưỡng
Cung cấp dinh dưỡng cho cây không hợp lí dẫn đến cây phát triển đọt hay cạnh tranh dinh dưỡng với nhau nhất là thời điểm cây đang làm bông, đậu trái. Từ đó làm bộ rễ phát triển kém không đủ sức tập trung để nuôi bông nên sẽ có tình trạng rụng bông, rụng trái non.
Ngoài ra, việc phun thuốc trừ sâu, bệnh quá liều cũng ảnh hưởng đến bông, trái. Đặc biệt là thuốc có dạng nhủ dầu vì do đặc tính nóng sẽ làm cho bông bị “duột”, ảnh hưởng lớn đến chất lượng bông.
2. Công ty Đức Thành gợi ý một số giải pháp hạn chế rụng bông, rụng trái non mãng cầu
– Nên bón phân, bổ sung dinh dưỡng cân đối cho cây nhất là dinh dưỡng hữu cơ, đạm, lân, kali. Ngoài ra, bà con sử dụng thêm các trung vi lượng đặc biệt là Ca, Zn, B, Amino,… để cây đủ khả năng nuôi bông khoẻ, chống rụng bông, phân hoá mầm hoa, tăng tỷ lệ mang trái.
– Thụ phấn bổ sung cho cây giúp tăng tỉ lệ đậu trái.
– Cần chủ động cắt, tỉa những cành nhánh vô hiệu cho cây được thông thoáng, tập trung nuôi trái.
– Cần tưới nước với lượng nước vừa đủ cho cây. Trường hợp khi thời tiết vào mùa mưa, cần đảm bảo vườn được thoát nước tốt.
– Sử dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh dạng sinh học để phòng trừ, quản lý tốt dịch hại.
3. Kết luận
Việc làm bông, đậu trái phần lớn sẽ quyết định đến năng suất trái sau này. Vì thế bà con cần nắm rõ hiện trạng vườn của mình và chủ động quản lí vườn. Việc này sẽ nhằm hạn chế tối đa tình trạng rụng bông, rụng trái non không mong muốn, tăng được tỉ lệ đậu trái cao.
Những lưu ý đã được tổng hợp trên đây, công ty Đức Thành hy vọng sẽ giúp quý bà con có thêm thông tin tham khảo trong quá trình chăm sóc mãng cầu giai đoạn nuôi bông, đậu trái. Cũng như, việc quản lý tình trạng rụng bông, rụng trái non mãng cầu sẽ được hiệu quả hơn.