Sầu riêng là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian qua. Nhưng cũng lưu ý đến quý bà con, đây là loại cây trồng không dễ canh tác, đòi hỏi người làm nông cần có kỹ thuật cao. Kết hợp cùng yếu tố kỹ thuật chăm sóc, thì người trồng cần phải siêng năng chịu khó, thường xuyên thăm vườn. Trong quá trình sinh trưởng của sầu riêng thì giai đoạn ra hoa, đậu trái là thời điểm rất mẫn cảm với sâu bệnh. Vậy sâu bệnh hại trên sầu riêng nào mà bà con cần lưu ý cho cây phát triển ở giai đoạn này?
1. Bọ trĩ bông – sâu hại sầu riêng giai đoạn ra hoa, đậu trái
Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis) là một trong những loại côn trùng gây hại khiến nhiều nhà nông gặp khó khăn trong việc phòng trừ cho vườn sầu riêng của mình.
1.1 Triệu chứng bọ trĩ bông gây hại
Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại. Trên cây sầu riêng, bọ trĩ gây hại trên lá non và hoa. Bọ trĩ có thể gây hại trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây sầu riêng. Chúng thường phát triển gây hại nặng trong điều kiện ấm nóng và khô.
- Trên lá: chúng chích hút làm cho lá chậm phát triển, lá ít xanh, có màu sáng bạc. Lá bị hại nặng có thể quăn queo.
- Trên hoa: chúng chích hút nhựa làm cho cánh hoa bị thâm đen, nhuỵ hoa chảy nhựa. Nếu bị gây hại nặng sẽ làm cho hoa rụng hàng loạt.
- Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá, trái. Mặc dù không gây chết cây, nhưng cây sinh trưởng phát triển kém khiến hoa đậu quả kém, trái nhỏ. Chất lượng trái sầu riêng giảm, không như mong muốn.
1.2 Biện pháp phòng trừ bọ trĩ gây hại sầu riêng
Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao nên luân phiên các loại thuốc có hoạt chất như Spinetoram, Imidacloprid, Emamectin… phun vào lúc cây ra đọt non và ra hoa (lưu ý tránh phun vào lúc hoa đang xổ nhụy). Đức thành xin giới thiệu DT EMA 40EC, 200ml/phi 200 lít nước. Bọ trĩ không ưa ánh sáng trực xạ, khi trời râm mát chúng sẽ bò ra ngoài, vì vậy nhà vườn nên phun thuốc vào buổi chiều tối để đạt hiệu quả tối đa, trong mùa mưa nên kết hợp trợ lực loan trải thấm sâu.
2. Sâu ăn bông – sâu hại sầu riêng giai đoạn ra hoa, đậu trái
Sâu ăn bông Thalassodes falsaria: Đây là loài sâu hại khá phổ biến trong các vườn sầu riêng đang ra bông. Sâu ăn bông thuộc họ Limantridae và bộ Lepidoptera.
2.1 Thời điểm sâu ăn bông gây hại
Sâu ăn bông xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn sầu riêng ra bông. Chúng phát triển mạnh nhất khi bông được khoảng 15 – 20 ngày. Sâu đẻ trứng chủ yếu trên cuốn bông.
2.2 Đặc điểm gây hại
Sâu non nở ra ăn phần cuống bông, đục vào bên trong bông, ăn cánh bông, nhụy đực và nhụy cái làm cho bông bị hư và rụng, dễ dàng nhận biết qua những lỗ đục và những đám phân màu nâu đen được thải ra rất nhiều ngay cuống bông.
+ Ấu trùng giai đoạn 3 và 4 tấn công mạnh nhất sẽ bò từ hoa lên cành hoặc thân cây đồng thời tạo kén bông kết dính lại.
2.3 Biện pháp phòng trị sâu ăn bông
- Phun ngừa thuốc sâu định kỳ khi cây đã nhú mắt cua sáng hoàn toàn
- Phun định kỳ 7 – 10 ngày/1 lần
- Tỉa bớt hoa ở những chùm hoa to, dày đặc. Đồng thời, thu gom và tiêu huỷ những chùm hoa bị nhiễm sâu.
- Sử dụng các hoạt chất thuốc trừ sâu có gốc sinh học sau để phòng trị sâu ăn bông như: Abamectin, Emamectin, Cartap,… vì giai đoạn ra bông, bông rất nhạy cảm.
3. Sâu đục trái – sâu hại sầu riêng giai đoạn ra hoa, đậu trái
Loại sâu này gây hại giai đoạn trái non và cả khi trái lớn. Sâu đục trái có nhiều loài nhưng phổ biến nhất là loài Conogethes punctiferalis, thuộc họ Pyralidae, bộ Lepidoptera.
3.1 Thời điểm sâu đục trái gây hại
Xuất hiện trong giai đoạn nuôi trái: Khi trái cỡ trứng gà là sâu đục trái bắt đầu xuất hiện và gây hại mạnh.
3.2 Đặc điểm sâu gây hại
– Sâu đục trái (đục quả) thường đẻ trứng gần cuống trái non. Sâu non nở ra đầu tiên tấn công vỏ trái sầu riêng. Sau đó, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái và tấn công phần thịt trái.
– Sâu có thể phá hại từ khi trái sầu riêng còn non đến khi già sắp chín. Nhưng ảnh hưởng nặng nhất là khi trái bắt đầu vô cơm (khoảng 1 tháng tuổi đối với Ri6) cho tới chín.
– Sâu gây hại vào lúc trái nhỏ sẽ làm trái bị biến dạng và rụng. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất chất lượng của trái.
– Những quả bị sâu tấn công, tại những lỗ đục phân sâu đùn ra ngoài, khi gặp nước mưa hoặc độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora xâm nhập. Từ đây, gây thối quả, chỗ thối sẽ dần chuyển sang nâu đen.
– Trên cây sầu riêng trái dạng chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn so với trái đơn.
3.3 Biện pháp phòng ngừa sâu đục trái trên sầu riêng
– Giai đoạn trái, phun ngừa định kỳ bằng thuốc có hoạt chất như Abamectin (DT ABA 60.5EC), Emamectin (DT EMA 40EC) hoặc Cypermethrin (CYPER 100EC), Cartap (BETADAN 95SP), Chlorantraniliprole + Thiamethoxam…
– Kết hợp rãi gốc bằng các hoạt chất thuốc: Carbosulfan …
– Tỉa bớt trái ở những chùm có nhiều trái
– Tỉa bỏ hết những trái bị sâu đục, cần đốt tiêu hủy ở nơi xa vườn để tránh lây lan
– Sau mỗi kỳ thu hoạch, bà con nên tỉa cành để tạo sự thông thoáng cho vườn cây.
3.4 Biện pháp phòng trị sâu đục trái sầu riêng
Khi phát hiện sâu tấn công phun thuốc ngay sử dụng dòng thuốc trừ sâu sinh học gốc: Abamectin (DT ABA 60.5EC), Emamectin (DT EMA 40EC) giai đoạn trái nhỏ vì trái nhỏ nhạy cảm ảnh hưởng đến trái hoặc các gốc thuốc hóa học có tính mát như Cypermethrin (CYPER 100EC), Cartap (BETADAN 95SP), hoặc Carbosulfan, Chlorantraniliprole + Thiamethoxam……. vào giai đoạn trái lớn.
4. Phòng trừ bệnh thối hoa – bệnh hại sầu riêng giai đoạn ra hoa, đậu trái
4.1 Nguyên nhân gây bệnh thối hoa sầu riêng
Bệnh thối hoa sầu riêng do nấm Fusarium sp. gây ra. Lúc đầu hai mảnh vỏ bao quanh hoa sầu riêng bị nấm tấn công trước, sau đó vết bệnh lan vào cánh hoa làm hoa bị thối và rụng. Vết bệnh có màu nâu sáng và hơi lõm xuống. Vào mùa mưa, bệnh thường gây ảnh hưởng nặng hơn mùa khô.
4.2 Biện pháp phòng trị bệnh thối hoa sầu riêng
Cắt tỉa tạo vườn cây thông thoáng, phun luân phiên thuốc phòng bệnh khi hoa chuẩn bị nở bằng 250ml UPPER 400SC/200lít, 500g RUBBERCARE 720WP/200 lít.
5. Bệnh thối trái sầu riêng
5.1 Tác nhân gây bệnh thối trái sầu riêng và triệu chứng nhận biết
Tác nhân gây bệnh thối trái sầu riêng là do nấm Phytophthora palmivora gây ra trong điều kiện ẩm độ cao.
Vết bệnh đầu tiên là đốm nhỏ có màu hơi đen, sau đó lớn dần có màu đen xám. Bệnh thối trái làm hư hại phần thịt trái rất nhanh, làm thịt trái bị nhũn ra và có mùi tanh, chua lẫn lộn.
Bệnh nặng làm thối cả trái, trời lạnh và ẩm độ cao sẽ có tơ nấm như mạng nhện bám trên vết bệnh.
5.2 Biện pháp quản lý bệnh:
- Cắt tỉa cành tạo cho vườn cây thông thoáng.
- Bón phân cân đối, hạn chế sử dụng chất kích thích.
- Phun thuốc Rubbercare 720WP, VILLA FUJI 100SL hoặc thuốc gốc Đồng rửa vườn sau thu hoạch và đầu mùa mưa.
- Phun thuốc trị bằng RUBBERCARE 720WP (500g/phi 200 lít) hoặc UPPER 400SC + PK PHOS (200ml + 500m/phi 200 lít) phun ướt đều tán và trên trái.
Thuốc trừ bệnh Upper 400SC, Villa Fuji 100SL, Rubbercare 720WP và một số dòng thuốc trừ sâu được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.