Bệnh thán thư, bọ xít muỗi và bọ đục chồi là 3 dịch bệnh hại mà bà con trồng điều thường gặp phải nhất trong quá trình chăm sóc vườn. Điều này, khiến cho vườn điều bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình sinh trưởng và nuôi trái, lấy hạt. Trải qua quá trình thực nghiệm, bộ sản phẩm Upper 400SC, Cyper Ấn Độ 100EC, DT Aba 60.5EC được Đức Thành đề cập dưới đây sẽ là giải pháp giúp bà con phòng trừ hiệu quả 3 bệnh hại trên cho vườn điều của bà con.
1. Vì sao cây điều có giá trị kinh tế cao đến vậy?
Trồng điều là một trong những mô hình canh tác giúp cho nhiều hộ gia đình cải thiện kinh tế, vươn lên làm giàu trong rất nhiều năm qua.
Đã từ rất lâu, nhân hạt điều có giá trị kinh tế rất cao đối với các nhà vườn. Vì nó cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào có lợi cho sức khoẻ như: tinh bột, đường, chất béo,… Ngoài ra, hạt điều còn có chứa 2,49% canxi, sắt, photpho và các loại vitamin B1, B2, D, E,… đây đều là những nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Bên cạnh việc sử dụng hạt điều để sản xuất, tạo thành nhiều món ăn, bánh kẹo đa dạng thì điều còn được mang đi ép lấy dầu, vì trong vỏ hạt điều có từ 23 – 28% dầu. Dầu vỏ điều rất dễ cháy và chúng lên màu khá đẹp nên còn được dùng để sản xuất vecni cho đồ gỗ, sơn chống thấm hay chịu nhiệt.
Cũng nhờ những giá trị đó, mà ngành điều Việt Nam vẫn giữ vị trí số 1 trên Thế giới về sản lượng điều nhân xuất khẩu. Tính trung bình đến quý I/2023, xuất khẩu hạt điều đạt 122 nghìn tấn, trị giá 708 triệu USD, tăng 16,6% về lượng và tăng 14,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
2. Phòng trừ 3 dịch bệnh hại chính giúp vườn điều thu hoạch đạt chất lượng
2.1 Bọ xít muỗi
Với tình trạng bọ xít muỗi chích phá cây, bà con sẽ thường gặp 2 loại, đó là bọ xít muỗi xanh (Helopeltis theivora) phố biến nhất, còn loài bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii) ít phổ biến hơn.
Bọ xít muỗi hoạt động mạnh vào buổi sáng (trước 9 giờ) và chiều tối (sau 16 giờ). Cả trưởng thành và ấu trùng bọ xít muỗi đều tấn công gây hại các phần non như lá non, chồi non, hoa và quả non. Vết chích lúc đầu có màu xám, sau khi bị thâm đen, gây hư đọt, cháy lá, trái non rụng sớm. Vết thương tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh khác tấn công.
Biện pháp canh tác phù hợp để phòng trừ bọ xít muỗi:
Làm sạch cỏ dại, rong, tỉa nhẹ các cành nhỏ không cần thiết, thu gom cành lá, tiến hành hun khói để xua đuổi bọ xít muỗi đến gây hại. Bón cân đối NPK, không bón nhiều phân đạm, tăng phân kali vào thời kỳ cây điều ra đọt non, chồi hoa và quả non.
Biện pháp hoá học: phun thuốc Cyper Ấn Độ 100EC để diệt trừ bọ xít muỗi
Bà con nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát để thuốc được cây hấp thụ hiệu quả. Cyper Ấn Độ 100EC với thành phần Cypermethrin có tác dụng tiếp xúc, vị độc, hiệu quả kéo dài, phòng trừ các loại côn trùng có cánh. Thuốc được phun vào giai đoạn cây điều chuẩn bị ra lá non hoặc khi chúng ra hoa và trái non.
2.2 Bọ đục chồi (bọ vòi voi)
Bọ đục chồi phá cây như thế nào?
Sâu trưởng thành dùng vòi đục nhiều lỗ liên tiếp nhau vào thân chồi non và đẻ trứng. Chúng thường đục từ 3 – 8 lỗ và đẻ 1 – 2 trứng từ lỗ thứ 2 từ trên xuống.
Trứng nở thành sâu non đục lên ngọn làm lá trên ngọn co lại, héo xanh sau chuyển sang màu nâu đen và ngọn bị chết khô.
Dùng Cyper Ấn Độ 100EC hoặc DT Aba 60.5EC để phòng trừ bọ đục chồi trên cây điều
Khi phát hiện chồi non bị héo cần cắt bỏ hoặc mang đi đốt. Bà con có thể phun thuốc vào thời điểm điều ra đọt non hay vào thời điểm mật độ trưởng thành nhiều (tháng 1, tháng 5, tháng 9). Để phòng trừ tình trạng bọ đục chồi, bà con sử dụng thuốc Cyper 100EC liều 250 -450ml/200 lít hoặc DT Aba 60.5EC liều 240-480ml/200 lít phun sớm khi đọt non vừa mới nhú.
2.3 Bệnh thán thư khiến trái điều khô đen, thiệt hại lớn
Bệnh thán thư trên điều do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh thán thư thường phát sinh và gây ảnh hưởng đến cây trồng trong điều kiện ẩm độ cao, mưa kéo dài và bị thiếu ánh sáng.Bệnh thường xuất hiện khi điều ra lá, có nụ hoa hoặc bắt đầu đậu quả. Trong thời điểm này, nếu cây bị nhiễm bệnh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng hạt điều.
Để phòng trừ bệnh thán thư trên điều, Đức Thành khuyến cáo bà con sử dụng thuốc trừ bệnh Upper 400SC với liều lượng từ 100 – 120ml/200 lít nước.
Thời điểm phù hợp nhất để bà con phun thuốc phòng trừ thán thư cho cây là khi điều nhú chồi non, ra nụ hoa hoặc quả non: đặc biệt khi ẩm độ cao, sương mù nhiều.
Khi điều đang trong quá trình thụ phấn, bà con nên phun thuốc lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Lưu ý thêm, bà con cần phun thuốc ướt đều tán cây, nếu ẩm độ không khí cao kéo dài và áp lực bệnh cao có thể phun lần 2 (sau lần 1 từ 5 – 7 ngày).
Lưu ý:
– Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, đọc kỹ hướng dẫn thuốc trước khi sử dụng cho cây trồng.
– Khi phun thuốc, bà con cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, quần và áo bảo hộ… để quá trình phun thuốc được diễn ra an toàn.
Bệnh thán thư hại điều, bọ xít muỗi chích phá cây hay bọ đục chồi đều có giải pháp khắc phục và phòng trừ bởi đã có bộ sản phẩm Upper 400SC, Cyper Ấn Độ 100EC, DT Aba 60.5EC do Đức Thành nghiên cứu sản xuất. Các sản phẩm này đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.