Upper 400SC - Nhận biết thán thư và cách phòng trị tận gốc thán thư trên ớt • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Upper 400SC – Nhận biết thán thư và cách phòng trị tận gốc thán thư trên ớt

Nhiều năm gần đây, ớt là loại nông sản, cây gia vị cho giá trị xuất khẩu khá cao của nước ta. Ớt là cây họ hoa màu, dễ trồng và chúng cũng dễ bị bệnh hại tấn công. Đặc biệt là bệnh thán thư ớt do nấm Colletotrichum spp gây ra. Bệnh rất phổ biến trên cây ớt, gây hại ở các bộ phận của cây như thân, lá, trái,… Tuy nhiên, bệnh thán thư trên ớt thường sẽ phát triển mạnh và gây hại trên trái nhiều nên bà con còn gọi là bệnh thối trái, đốm trái hoặc nổ trái ớt. Phòng trị hiệu quả thán thư trên ớt sẽ giúp tăng năng suất, tăng chất lượng mẫu mã trái ớt khi bà con thu hoạch.

I. Tác nhân và triệu chứng bệnh thán thư trên ớt

1. Tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt 

Bệnh thán thư ớt hay còn gọi là bệnh đốm trái, thối trái hay nổ trái ớt do nấm Colletotrichum spp gây ra. Đây là loài nấm đa ký sinh, phát tán và gây hại rất mạnh trong mùa mưa hoặc khi sương mù nhiều.

Nhận biết thán thư và cách phòng trị tận gốc thán thư trên ớt
Nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên một số cây trồng.

Bệnh thán thư ớt hay còn gọi là bệnh đốm trái, thối trái hay nổ trái ớt do nấm Colletotrichum spp gây ra. Đây là loài nấm đa ký sinh, phát tán và gây hại rất mạnh trong mùa mưa hoặc khi sương mù nhiều.

2. Triệu chứng thán thư ớt

2.1 Thán thư trên thân ớt

– Đầu tiên, vết bệnh là những đốm tròn nhỏ màu xanh đậm hơi lõm xuống. Sau đó, vết bệnh lớn dần, có hình bầu dục, màu vàng, sau chuyển dần sang trắng xám và đen. Những trái ớt sau thu hoạch vẫn tiếp tục bị nấm bệnh tấn công.

– Bệnh gây thối trái hàng loạt, năng suất giảm rõ rệt, thậm chí mất trắng.

Nhận biết thán thư và cách phòng trị tận gốc thán thư trên ớt
Thán thư trái ớt.

2.2 Thán thư trên lá 

– Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện dưới mặt lá màu nâu nhạt, sau đó chuyển dần sang màu nâu dậm và lan ra cả lá. Các vết bệnh lan dần theo chiều dài của gân lá và không có hình dạng nhất định.

– Lá cây sau khi bị nhiễm bệnh sẽ biến dạng, rách lủng, khô và héo dần. Cây ớt bị bệnh sẽ kém phát triển, vàng lá và rụng sớm.

II. Điều kiện nào khiến phát sinh bệnh thán thư trên ớt?

– Bệnh thán thư trên ớt có nguồn bệnh là sợi nấm và bào tử tồn tại trên hạt giống hoặc tàn dư của cây bệnh. Bệnh thâm nhập vào đồng ruộng từ việc trồng các cây bị nhiễm bệnh. Hoặc có thể bệnh lan truyền từ vụ này qua vụ khác do tàn dư cây bệnh trên ruộng. Thậm chí từ trên cỏ dại và các ký chủ phụ khác như cây cà chua, khoai tây…

– Bào tử nấm thán thư phát tán theo gió, côn trùng, nước mưa và nước tưới trên ruộng (đặc biệt là kiểu tưới rãnh) hoặc lan truyền từ dụng cụ làm ruộng.

– Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm, ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển mạnh là 28 – 30 độ C.

– Đặc biệt, ở những ruộng ớt mất cân đối dinh dưỡng, trũng thấp, thoát nước kém, bón nhiều đạm bệnh sẽ phát sinh, phát triển và gây hại nặng.

– Ở nước ta bệnh thán thư hại ớt phát triển mạnh vào tháng 5 – 9, khi cây ớt đang ở thời kỳ thu hoạch quả.

– Bệnh có thể gây hại nặng ngay cả trong mùa khô nếu gặp điều kiện ẩm độ cao (do sương mù nhiều hay tưới nước nhiều, tưới liên tục).

III. Biện pháp phòng trị tận gốc bệnh thán thư trên ớt

1. Phòng trị thán thư trên ớt – biện pháp canh tác

– Khi trồng ớt trong mùa mưa, tốt nhất ngay từ đầu vụ nên áp dụng biện pháp tổng hợp để hạn chế sự phát triển của nấm gây bệnh thán thư bằng cách:

– Sử dụng hạt giống sạch bệnh, tuyển chọn các giống ớt mới có tiền năng năng suất và có tính chống chịu với bệnh thán thư về trồng.

– Xử lý hạt giống bằng nước nóng 520C trong 2 giờ.

– Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. Nấm tồn tại trên các tàn dư thực vật nên cần thu gom tất cả các trái bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan.

– Không nên trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng.

– Luống phải cao và thoát nước tốt, tưới vừa đủ nước.

– Bón phân cân đối NPK, không bón nhiều phân có hàm lượng Đạm (N) cao, lá xanh mướt tạo cho nấm bệnh phát triển mạnh. Cần tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục pha trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma cho ruộng ớt.

– Luân canh với các cây khác họ cà ớt (không trồng liền vụ với cây ớt hoặc cà, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 – 3 năm). Đặc biệt, hiệu quả nhất là luân canh cây ớt với cây lúa nước.

– Tránh trồng ớt trong mùa mưa. Nếu trồng ớt rơi vào thời điểm mùa mưa, bà con liên hệ với đội ngũ kỹ sư Đức Thành để tham khảo thêm cách chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư trên ớt trong mùa mưa.

– Thường xuyên thăm ruộng ớt để phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời.

2. Phòng trị thán thư trên ớt bằng thuốc trừ bệnh Upper 400SC – biện pháp hóa học

Khi bệnh thán thư trên ớt xuất hiện, bà con cần ngắt bỏ quả ớt, cây ớt bị bệnh đem tiêu hủy. Sau đó bà con có thể sử dụng thuốc trị bệnh thán thư ớt như UPPER 400SC. Upper 400SC được công ty Đức Thành sản xuất với 2 hoạt chất tiên tiến trừ nấm bệnh là Azoxystrobin: 250g/l, Difenoconazole: 150g/l.

Nhận biết thán thư và cách phòng trị tận gốc thán thư trên ớt
Upper 400SC là giải pháp phòng trị hiệu quả tình trạng thán thư trên cây trồng.

Sự kết hợp từ 2 hợp chất này giúp ngăn chặn sự sinh trưởng, phát triển nấm bệnh. Giúp tiêu diệt bào tử nấm bệnh, không cho bào tử nấm bệnh sinh sôi thêm. Đồng thời, chúng cũng giúp cây ớt xanh lá, cứng cây, phục hồi đề kháng nhanh.

Thuốc trừ bệnh Upper 400SC và một số sản phẩm hỗ trợ khác… được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.

Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany

Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.