Lợi ích khi bón vôi cho vườn mà bà con chớ bỏ qua! • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Lợi ích khi bón vôi cho vườn mà bà con chớ bỏ qua!

Rải vôi, phun vôi hay bón vôi cho vườn là việc cần thiết phải làm đối với giai đoạn đầu của quá trình chăm mãng cầu phát triển. Mãng cầu là loại cây ăn trái có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Trồng trên đất cát, đất sỏi, hay đất thịt vẫn được. Chính vì vậy, với mong muốn mãng cầu được sinh trưởng và phát triển toàn diện thì việc xử lý đất trước khi trồng là điều rất quan trọng. Nhất là khi nhà vườn chuẩn bị bước vào vụ mới.

1. Lợi ích bón vôi cho vườn mãng cầu

Vôi cung cấp chất dinh dưỡng Canxi (Ca) cho cây

Do Canxi là một chất dinh dưỡng trung lượng nên mãng cầu cần khá nhiều Canxi để thành tế bào được vững chắc hơn. Dinh dưỡng này giúp kích thích rễ của cây phát triển hơn. Không những thế, Canxi còn giúp nâng cao khả năng chống chịu, hạn chế đỗ ngã của cây trước những điều kiện thời tiết bất lợi. Việc thiếu Canxi có thể khiến cây dễ bị đổ ngã, lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô.

Vôi giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm bệnh

Bắt đầu một vụ trồng mới bà con cần xử lý đất cho vườn, giúp tiêu diệt nấm bệnh còn tồn dư và cân bằng pH cho đất. Đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển. Chính vì thế, một trong những biện pháp tiêu diệt những loại nấm gây hại trong đất là bón vôi nhằm cải tạo đất.

Lợi ích khi bón vôi cho vườn mà bà con chớ bỏ qua!

Chống chua đất

Đất chua là khi đất có dư lượng acíd, độ pH < 7. Hầu hết đất canh tác nông nghiệp bón nhiều phân hóa học qua nhiều năm đất sẽ bị suy thoái và chua làm giảm năng suất của cây trồng. Khi độ pH xuống dưới mức hợp lý thì cần phải được chống chua. Qua đó, vôi đã được bà con nhà vườn ưu tiên sử dụng nhiều cho vườn với mục đích như trên.

Khử mặn cho đất

Khi đất bị nhiễm mặn, đất bị mất dần cấu trúc, rời rạc dẫn đến cây không hút được nước và chất dinh dưỡng. Để hạn chế tình trạng này, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi để rửa mặn.

2. Vì sao cần cân đối lượng vôi khi bón cho vườn?

Nên cân đối lượng vôi khi bón cho vườn bởi vì sau khi đất đã được rải vôi, trong đất có chứa chất diệt khuẩn (CaO). Điều này sẽ giúp tiêu diệt vi sinh vật gây hại như tuyến trùng, Phytopthora, Fusarium,… Nhưng bên cạnh đó cũng làm tiêu diệt luôn vi sinh vật có lợi trong đất. Vì thế khi vi sinh vật gây hại phát triển sẽ không có nhóm vi sinh vật đối kháng khống chế – cạnh tranh với chúng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh tấn công và gây ảnh hưởng đến vườn.

Rải quá nhiều vôi làm mất chất dinh dưỡng trong đất. Vôi khi gặp các loại phân bón chứa Đạm sẽ làm mất Đạm khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các loại phân vô cơ như Urê, SA, NPK, DAP, Lân… đều kỵ vôi.

Vì thế, Đức Thành khuyến cáo bà con nên bón vôi cho vườn với liều lượng hợp lý. Giúp cho vườn được bảo vệ tốt hơn trước những nấm bệnh hại và vôi được phát huy tối đa lợi ích mà chúng mang lại.

3. Bón vôi cho vườn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Để việc bón vôi đạt hiệu quả cao nhất sẽ còn tùy vào điều kiện đất đai, khí hậu, pH đất… tại vùng canh tác để sử dụng vôi hợp lí. Bà con có thể pha với nước phun trên cây hoặc rải quanh gốc.

Lợi ích khi bón vôi cho vườn mà bà con chớ bỏ qua!

Lưu ý: Khi bón vôi không nên trộn chung với bất kỳ lọai phân nào khác, bón trước hoặc sau đợt bón phân và có thời gian cách ly. Và nên chọn bón, rải vôi vào những thời điểm có thời tiết khô ráo.

4. Kết luận

Bón vôi cho đất là điều cần thiết trong canh tác mãng cầu giúp khử khuẩn, xử lí tàn dư còn sót trong đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây,… Cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng hiệu quả, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào điều kiện đất và cây trồng như thế nào để sử dụng vôi cho đúng, phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Trên đây là những lợi ích và lưu ý đã được đội ngũ kỹ sư nông nghiệp Đức Thành tổng hợp và thông tin đến quý bà con. Hy vọng sẽ giúp bà con có thêm nguồn tham khảo để quá trình chăm sóc mãng cầu đạt chất lượng tốt nhất. Nếu bà con có những thắc mắc chưa rõ, có thể liên hệ đến Hotline 0933 921 349 để được kỹ sư nông nghiệp hỗ trợ.