Chỉ số pH trong đất nói lên điều gì và ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng? • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Chỉ số pH trong đất nói lên điều gì và ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?

Để cây trồng được khỏe mạnh, sinh trưởng tốt thì môi trường đất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, độ pH đất là yếu tố cần thiết nhất giúp xác định rõ mức độ đất tại vùng canh tác của bà con. Từ đó, người làm nông sẽ hiểu được đất đang cần những dinh dưỡng nào để bổ sung cho phù hợp. Những thông tin bên dưới sẽ giúp bà con hiểu rõ vì sao cần phải đo pH đất? Chúng ảnh hưởng đến cây trồng ra sao và tham khảo cách cải thiện độ pH đất nếu cần thiết.

1. Độ pH trong đất là gì và được xác định như thế nào?

Độ pH là phép đo phản ánh tính chất của đất mang tính axit hay bazơ. Độ pH trong đất được đánh giá bằng nồng độ ion H+ có trong đất. Thông thường, độ pH trong đất sẽ được chia làm 3 dạng cơ bản. Cụ thể, đất trung tính (pH 6 – 7), đất kiềm (pH > 7), đất chua (pH < 7).

Chỉ số pH đất nói lên điều gì và ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?
Thang đo biểu thị độ pH trong đất.

Đất có độ pH từ 5,5 đến 7,0 được xem là phù hợp với các loại cây trồng. Vì ở mức độ pH này, cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh nhờ vào quá trình hấp thu, trao đổi các chất dinh dưỡng trong đất dễ dàng. Tuy nhiên, cũng sẽ tùy thuộc vào tính chất đất, khu vực trồng,… của từng loại cây trồng khác nhau mà bà con cần điều chỉnh độ pH cho hợp lí.

2. Độ pH trong đất ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của cây trồng?

2.1 Độ pH đất ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây

Khi ph đất thấp hoặc quá cao thì sẽ làm cho cây khó có thể hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển. Chính vì vậy bà con cần đảm bảo độ ph ở mức trung tính (6-7) sẽ phù hợp cho cây trồng.

2.2 Ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đất

pH đất thấp ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ thống vi sinh vật đất, ức chế quá trình sinh sản và phát triển của các vi sinh vật có ích đồng thời tạo điều kiện nấm bệnh gây hại tấn công. Vi sinh vật phân giải hữu cơ hoạt động kém làm gián đoạn chu trình dinh dưỡng, tốc độ phân hủy các chất hữu cơ.

2.3 Ảnh hưởng đến cấu trúc đất

Đất có kết cấu nhẹ, đất dốc, đất pha cát, sỏi đá,… thường dễ bị rửa trôi và bị chua. Nhất là vào thời điểm mùa mưa sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có tính kiềm (Ca, Mg, K,…) trong đất.

Để có được vụ mùa đạt năng suất cao, việc sử dụng phân, thuốc hóa học là điều không thể thiếu trong quá trình canh tác và chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều cũng ảnh hưởng đáng kể đến cây trồng. Về lâu dài sẽ làm cho đất bạc màu, phá hủy vi sinh vật có lợi trong đất,…

3. Hai phương pháp kiểm tra độ pH đất phổ biến nhất hiện nay 

Trong nông nghiệp, có nhiều phương pháp để đo pH đất dễ dàng, hiệu quả, nhanh chóng. Có thể nói, hai cách đo pH được Đức Thành đề cập bên dưới là hai phương pháp phổ biến nhất hiện nay:

Sử dụng thiết bị đo pH cầm tay: Cách này được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi sự tiện lợi, sử dụng nhiều lần, tiết kiệm thời gian và biết được kết quả ngay lập tức.

Sử dụng giấy quỳ tím: Phương pháp này thường được áp dụng để đo nồng độ pH khi muốn đo trên toàn bộ diện tích của mảnh đất.

4. Biện pháp cải thiện độ pH đất

Để cải thiện độ pH đất hiệu quả, bà con có thể bón bổ sung các dòng phân hữu cơ thường xuyên để cải tạo đất tơi xốp, tăng hệ vi sinh vật có ích phát triển mạnh. Từ đó, giúp tạo ra nhiều lông hút cho bộ rễ khỏe mạnh,…

Chỉ số pH đất nói lên điều gì và ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?
Phân hữu cơ HTO Gold.

Bón vôi cho đất: Việc bón vôi sẽ giúp cho đất được cân bằng pH, cải thiện tính axit trong đất. Đồng thời, vôi còn khử khuẩn cho đất và tiêu diệt hiệu quả nấm bệnh trong đất phát triển.

Ngoài ra có thể sử dụng dòng lân như lân Văn Điển, lân Ninh Bình, lân Lâm Thao cho những vùng đất bị chua, phèn, bạc màu,… nhằm cải thiện pH đất hiệu quả.

5. Quy trình kiểm tra pH đất đơn giản, dễ thực hiện

Chỉ số pH đất nói lên điều gì và ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?

Bước 1: Xác định pH đất và kiểm tra pH ở độ sâu 10 – 15 cm.

Bước 2: So sánh pH nền và chỉ số pH tương ứng giúp cây trồng phát triển tối ưu (pH cho sầu riêng phát triển tốt nhất: 5,5 – 6).

Bước 3: Điều chỉnh pH, áp dụng các biện pháp phù hợp cho đất có pH cao (Đất kiềm) và đất có pH thấp (Đất axit).

6. Một số lưu ý quan trọng đối với pH đất

6.1 Trường hợp độ pH trong đất cao

Độ pH của đất kiềm có thể được giảm bằng cách thêm các tác nhân axit hóa hoặc vật liệu hữu cơ có tính axit.

6.2 Trường hợp độ pH trong đất thấp

Đối với các nền đất phèn tiềm tàng có chỉ số pH thấp bà con có thể sử dụng vôi. Ưu điểm của việc sử dụng vôi là giá thành hợp lý. Cải tạo hiệu quả đất phèn nhôm và phèn sắt.

Đối với đất đang canh tác cây trồng có pH do sử dụng nhiều phần bón hóa học, đất bị rửa trôi các nguyên tố trung vi lượng, đất có thành phần Al và Fe hoạt động: việc cải tạo nâng chỉ số pH đất là một quá trình lâu dài.

Trên đây là một số thông tin hữu ích liên quan đến độ pH đất đã được đội ngũ kỹ sư Đức Thành tổng hợp. Lưu ý kỹ những thông tin trên sẽ giúp quý bà con có được giải pháp chăm sóc cây trồng tốt hơn, tiết kiệm chi phí và đầu tư sao cho đạt hiệu quả nhất.

Một số dòng phân hữu cơ HTO như Gold, Green,… được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.

Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany

Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.