Cảnh báo dịch rầy lưng trắng ở Tây Ninh • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Cảnh báo dịch rầy lưng trắng ở Tây Ninh

Vụ lúa Hè Thu 2022 tại khu vực Bến Cầu, Tây Ninh đang xuất hiện dịch rầy trắng nghiêm trọng, làm cho cây lúa bị ngã vàng, giựt lá chân và trổ bông không đạt như mong muốn.

ĐẶC TÍNH CỦA RẦY LƯNG TRẮNG

Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) gây hại cùng với rầy nâu nhưng trong cùng lứa thì rầy lưng trắng phát sinh rộ sớm hơn.

Rầy trưởng thành dài 0,75 đến 2mm, sải cánh rộng 1,1 đến 2mm, toàn thân phủ một lớp phấn trắng. Đời sống rầy phấn trắng có 4 pha: trứng 5 – 6 ngày, ấu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 3 kéo dài 7 – 10 ngày, nhộng 3 – 6 ngày, trưởng thành 5 – 10 ngày. Cả vòng đời kéo dài từ 25 – 32 ngày.

Con cái có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn; con đực thường chỉ có dạng cánh dài, dạng cánh ngắn rất ít gặp. Thân dài 3,4 – 4,6 mm. Mặt hoàn toàn màu nâu tối, trên trán có 3 đường gờ màu vàng hoặc vàng nhạt chạy song song.

Trứng rầy lưng trắng có dạng ”quả chuối tiêu” như trứng rầy nâu nhưng nhỏ, dài và nhọn hơn. Trứng được đẻ thành từng ổ theo chiều dọc, chìm trong bẹ hoặc gân chính của lá, mỗi ổ từ 2-7 quả. Trứng mới đẻ trong suốt, sau chuyển màu vàng, sắp nở có hai điểm mắt đỏ.

Rầy non mới nở có màu trắng đục, đến tuổi 3 xuất hiện các vệt vằn trên lưng.

Cả rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa trong cây lúa để sống. Rầy lưng trắng gây hại trên lúa ngay từ đầu vụ, chủ yếu trong giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng. Ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa cây lúa, rầy lưng trắng còn là môi giới truyền virus gây bệnh lùn sọc đen phương Nam.

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA RẦY LƯNG TRẮNG

Dịch thường gây hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai, thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng lúa cấy dày, rậm rạp. Rầy lưng trắng thường có mật độ cao, gây hại nặng vào giai đoạn lúa làm đòng.

TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI TRÊN LÚA CỦA RẦY LƯNG TRẮNG

Trên lúa, rầy chích hút làm lá vàng, khô héo, bông lép, giảm năng suất, vết chích hút của rầy tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và gây bệnh. Chúng rất linh hoạt, phản ứng nhanh khi có tác động, chỉ một cần một cơn gió hoặc nhà nông quơ tay vào chỗ lúa bị vàng trên ruộng thì rầy phấn sẽ bay túa ra.

rầy lưng trắng lúa bị ngã vàng

rầy lưng trắng gây hại như thế nào

 

KHUYẾN CÁO

Bà con nên thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy trên cây lúa (vạch gốc lúa để kiểm tra)

Không gieo cấy quá dày, bón cân đối NPK, tránh bón thừa phân đạm

Sử dụng thuốc trừ sâu PROCHESS 250WP (Dinotefuran: 50 g/kg, Imidacloprid: 200 g/kg) với liều lượng 50g /25 lít nước

cảnh báo dịch rầy tại Tây Ninh
Khu vực Bến Cầu, Tây Ninh đang bị dịch hại nghiêm trọng

Rầy có xu hướng bay lên cao khi gặp tác động nên khi phun bà con để cần phun cao hơn mặt lúa khoảng 10cm và điều chỉnh béc phun cho ra những hạt thuốc thật nhuyễn để khi rầy bây lên sẽ bị hứng thuốc mà chết.

Khi xịt, nhớ đưa vòi xịt xuống thấp phía dưới tán lúa để thuốc có thể tiếp xúc được với rầy, rầy dễ chết hơn.

Nên phun thuốc vào buổi sáng sớm lá lúa còn ướt hoặc sau những cơn mưa, khi đó rầy phần di chuyển yếu nên rất dễ chết. Đồng thời cắt nước giữa vụ cho cây lúa tuột hết lá ủ để rầy phấn không còn chỗ trú ngụ và gây hại

Ngoài ra, sau khi phun thuốc trừ rầy PROCHESS 250WP, bà con nên phun thêm phân bón lá Kích thích sinh trưởng để phục hồi cho cây lúa, tăng sức đề kháng và tránh bệnh vàng lùn sọc đen.

Green and White Zero Waste Living Education Presentation (1)