Bón phân hữu cơ trên ruộng gò cho lúa vụ hè thu đạt hiệu quả cao • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Bón phân hữu cơ trên ruộng gò cho lúa vụ hè thu đạt hiệu quả cao

Vụ mùa Hè Thu là vụ lúa sau liền kề với vụ Đông Xuân. Trải qua một thời gian canh tác, đất trồng và nguồn dinh dưỡng có trong đất cũng nên được cải thiện do chúng đã được tận dụng tối đa để nuôi lúa trong thời vụ trước. Vì vậy, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của lúa và sự phát triển ổn định của lúa ở giai đoạn đầu, bà con cần có những sự quan tâm đặc biệt, kịp thời như việc bổ sung thêm phân bón hữu cơ Hi-tech Organic (HTO) cho ruộng. Chúng giúp cho cây trồng được bổ sung về mặt dinh dưỡng và được bảo vệ trước những tác nhân gây hại, ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa thu hoạch sau này.

1. Lúa bị thiếu chất dinh dưỡng khiến lá có biểu hiện như thế nào?

Lá là bộ phận quan trọng của cây giúp bà con nhà nông có thể dễ dàng nhận biết được tình trạng thực tế ở ruộng. Do các đặc điểm bất thường trên lá mà qua đó bà con có thể nhận biết được ruộng lúa hiện tại đang gặp phải vấn đề gì, cụ thể:

1.1 Lúa bị thiếu dinh dưỡng Đạm (N)

Trong quá trình sinh trưởng, việc ruộng lúa bị thiếu dinh dưỡng Đạm (N) khiến lá non của lúa chuyển sang màu vàng nhạt. Thiếu đi chất dinh dưỡng quan trọng này cũng làm cho lá lúa hẹp, lá có màu xanh vàng và năng suất suy giảm rõ rệt.

1.2 Lá lúa bị già do bà con bón thiếu Lân (P) cho cây lúa

Lân cũng là một trong những nguyên tố quan trọng cho lúa. Việc bón thiếu Lân (P) khiến ruộng lúa xuất hiện lá già, ngắn, bản lá hẹp. Lá lúa màu xanh đậm sẽ dần chuyển sang xanh tối. Về sau lá già chết chuyển sang màu nâu, lá nảy chồi kém.

1.3 Thiếu Kali (K) làm cho lá lúa xuất hiện bệnh đốm nâu

Lá lúa bị đốm nâu do thiếu Kali (K)
Lá lúa bị đốm nâu do thiếu Kali (K)

Một yếu tố quan trọng nữa để lúa được sinh trưởng tốt là bà con cần chú ý bổ sung Kali (K) cho cây. Thiếu dinh dưỡng Kali (K) làm cho lúa kém phát triển, lá rủ màu xanh đậm, lá ngọn biến màu nâu vàng giữa gân lá, khô màu nâu nhạt. Đặc biệt là, cây thiếu Kali sẽ kéo theo bệnh đốm nâu phát triển ở lá, lúa cũng sẽ dễ đổ ngã giai đoạn lúa trổ. Lá lúc đầu đốm nâu sau đó khô cháy, hạt lúa lép trên bông cao, năng suất thu hoạch cũng sẽ giảm.

1.4 Lá bị dị dạng, kém phát triển khi thiếu Canxi (Ca)

Bà con sẽ dễ thấy tình trạng cây bị thiếu Canxi đối với lá non. Biểu hiện đặc trưng ở lá thiếu Canxi là lá non mới ra dễ bị dị dạng, chóp lá uốn câu. Đầu lá non có màu trắng, lá cuốn tròn, quăn queo và màu lá lúa chuyển sang nâu. Và từ đó, cây lúa sinh trưởng cồi cọc, rễ bị suy yếu.

1.5 Lá vàng từ gân trở ra là do thiếu Magie (Mg)

Cây nếu thiếu Magie (Mg) sẽ xuất hiện ở lá già sau đó chuyển sang lá non. Cây lúa lúc này có màu xanh nhạt, gợn sóng, rủ xuống. Bà con cũng sẽ dễ thấy trên lá có vết màu vàng cam từ gân lá trở ra. Thiếu Magie khiến lá bị vàng từ gân trở ra, khác với thiếu Lân, lá bị vàng từ hai bìa lá.

2. Bón phân hữu cơ giúp cải tạo nguồn dinh dưỡng dồi dào trong đất

Để cải tạo và bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho đất nuôi cây, bón phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và độ mùn cho đất. Phân hữu cơ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cải thiện cấu trúc đất. Vì khi sử dụng phân bón hữu cơ bổ sung cho đất, làm cho đất trở nên thông thoáng do có nhiều lỗ rỗng. Đất có nhiều lỗ rỗng giúp lượng nước tưới được cây hấp thụ dễ dàng. Đất giữ được nhiều nước sẽ giúp cây lúa ít bị sốc khi pH trong đất thay đổi đột ngột. Từ đó, giúp bà con tiết kiệm được chi phí canh tác.

Bón phân hữu cơ nhằm kích thích, tăng trưởng vi sinh vật hữu ích có trong đất. Vi sinh vật có lợi trong đất giúp ức chế mầm bệnh có trong đất và kiểm soát được hiện tượng Pythium gây thối rễ cho lúa.

Bón phân hữu cơ giúp lúa sinh trưởng ổn định, tăng năng suất thu hoạch nhờ giữ NPK trong đất, hấp thụ NPK cho cây trong đất lâu hơn. Đồng thời, chúng còn giúp lượng dinh dưỡng NPK ít bị rửa trôi khi trời mưa và ít bay hơi khi trời nắng.

Hệ vi sinh, vi khuẩn trong đất phong phú giúp phân giải phân hữu cơ tồn dư trong đất. Hơn nữa, chúng còn hỗ trợ cố định Nito giúp cây hấp thụ tối ưu dinh dưỡng có sẵn trong đất và tiết enzyme phân giải các chất khó tan trong đất thành dạng dễ tan. Nhờ dễ tan, cây lúa dễ hấp thụ dinh dưỡng và cho năng suất cao.

3. Khuyến cáo bà con nên bổ sung thêm phân bón hữu cơ Hi-tech Organic (HTO) cho đất sau khi bà con gieo sạ:

Ở giai đoạn bà con sạ lúa được khoảng 3 ngày sau sạ, bà con sử dụng phân hữu cơ Hi-tech Organic Shaphia nhằm bổ sung dinh dưỡng cho ruộng.

Trải qua nhiều mùa vụ canh tác, đội ngũ kỹ sư Đức Thành khuyến cáo bà con bón khoảng 300kg đến 500kg phân bón hữu cơ Hi-tech Organic Shaphia cho một hecta ruộng lúa. Với thành phần chủ yếu là phân gà đã qua xử lý đặc biệt, phân bón hữu cơ Hi-tech Organic Shaphia giúp cho đất ruộng được tơi xốp, giàu dinh dưỡng và hỗ trợ cây lúa sinh trưởng vượt bậc, đồng đều, tăng chất lượng nông sản.

Ngoài ra, phân bón hữu cơ Hi-tech Organic Shaphia còn giúp tăng sức đề kháng, kích thích lúa ra rễ khỏe. Bà con nên sử dụng phân hữu cơ định kỳ hàng năm, giai đoạn phục hồi sau khi thu hoạch.

 

Bón phân hữu cơ trên ruộng gò cho lúa vụ hè thu đạt hiệu quả cao
Bón phân hữu cơ Hi-tech Organic Shaphia (HTO) trên ruộng gò cho lúa vụ hè thu đạt hiệu quả cao.

Phân bón hữu cơ Hi-tech Organic Shaphia (HTO) hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.

Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany để đặt mua hàng.

Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.