Bọ phấn trắng là vật trung gian truyền bệnh khảm trên cây mì. Căn bệnh gây tàn phá cây khoai mì này là do vi rút có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (Begomovirus: Geminiviridae) gây ra. Và theo đó, bệnh khảm trên mì là một trong những nhóm dịch hại làm giảm năng suất khi bà con thu hoạch.
Một số đặc điểm nhận biết bọ phấn trắng thường thấy
- Con trưởng thành tương đối nhỏ, chiều dài cơ thể từ 0,75 đến 1,4 mm và sải cánh từ 1,1 đến 2 mm. Toàn bộ cơ thể và đôi cánh của bọ phấn trắng sẽ được bao phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Đôi mắt kép có hai rãnh ngang, gần giống với hình số tám. Râu đầu có sáu đốt, chân dài và mảnh, bụng có chín đốt.
- Ấu trùng bọ phấn trắng có màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố định một chỗ dưới mặt lá. Sau khi lột xác, chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu.
Triệu chứng và khả năng bọ phấn trắng gây hại trên mì
2.1 Triệu chứng cho thấy bọ phấn trắng gây hại trên mì
Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm lá bị vàng, mô lá bị chết. Trong quá trình chích hút dịch cây bọ truyền vi rút khảm cho cây thông qua tuyến nước bọt. Bọ phấn trắng là vật trung gian truyền cho 5 loại virus chính gồm: Begomovirus; Ipomovirus; Crinivirus; Carlavirus và TorradoVirus.
Triệu chứng phổ biến và giúp nhà nông dễ nhận diện bệnh khảm:
- Trên lá xuất hiện các vết khảm màu trắng, vàng hoặc xanh nhạt.
- Các vết bệnh nằm rải rác khắp mặt lá, phiến lá bị cong vênh, biến dạng và có thể dày hơn bình thường.
- Cây càng bị thấp lùn và giảm mạnh năng suất nếu càng bị nhiễm bệnh sớm.
- Mức độ bệnh hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá mì xoăn, cong queo, nhăn nhúm.
2.2 Bọ phấn trắng có thể gây hại trên mì bằng cách nào?
Bọ phấn trắng có thể gây hại cho cây trồng bằng 3 cách khác nhau, Đức Thành lưu ý đến quý bà con:
Gây hại trực tiếp: ấu trùng và thành trùng đều chích hút dịch của lá cây non, làm cho lá bị rụng sớm, bị quăn. Từ đó, gây thiệt hại nặng nề đến sự phát triển của cây.
Gây hại gián tiếp: bọ phấn trắng bài tiết tạo ra chất ngọt, cũng là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Đồng thời, làm giảm giá trị của thương phẩm của củ mì sau này.
Truyền bệnh virus: bọ phấn trắng chích hút ở cây mang mầm bệnh, truyền hơn 40 loại bệnh virus có hại cho cây trồng. Đặc biệt là bệnh khảm trên cây, gây ảnh hưởng đến năng suất vườn.
Biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng gây khảm trên mì
- Thường xuyên vệ sinh các tàn dư của vườn từ vụ mùa trước để thông thoáng hạn chế nơi ẩn nấp của bọ phấn trắng.
- Không trồng cây với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lý bọ phấn trắng, cần loại bỏ những cành bị sâu tấn công, những cành nằm khuất trong các tán lá, cành già không còn khả năng giúp cây sinh trưởng và phát triển, để vườn được thông thoáng.
- Sử dụng máy bơm nước có áp suất cao để hỗ trợ rửa trôi bọ phấn trắng trên lá.
- Phòng trừ bằng biện pháp hóa học có thể sử dụng các hoạt chất như Cartap Hydrochloride + Cypermethrin để quản lý bọ phấn trắng.
- Để quản lý bọ phấn trắng hiệu quả, Đức Thành khuyến cáo quý bà con sử dụng liều lượng: 2 gói Betadan 95SP + 1 chai Cyper Ấn Độ 100EC + 2 chai Đức Thành 8/1 hecta.
Thuốc trừ sâu Betadan 95SP, Cyper Ấn Độ 100EC và phân bón lá Đức Thành 8 được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933 921 349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.