Biện pháp quản lý bệnh thối bẹ, chết cành trên cây thanh long

Biện pháp quản lý bệnh thối bẹ, chết cành trên cây thanh long

Việc quản lý bệnh trên cây thanh long là vô cùng quan trọng đối với nông dân và người trồng trọt. Bệnh trên cây có thể gây ra sự suy giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, dẫn đến việc giảm giá trị kinh tế của cây đáng kể. Đặc biệt, bệnh thối bẹ trên thanh long là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất, có thể lan rộng nhanh chóng và gây hại toàn bộ cây trồng trong vườn. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng trừ và kiểm soát bệnh tốt là điều cần thiết để bảo vệ sự phát triển và sản xuất ổn định của cây thanh long, đồng thời đảm bảo thu nhập và cuộc sống ổn định cho người nông dân.

Để diệt trừ tận gốc bệnh này là không hề dễ dàng, nắm bắt được khó khăn đó, công ty Đức Thành đã tổng hợp những thông tin cần lưu ý giúp bà con phòng trừ bệnh nhanh chóng, tăng năng suất cây mang lại hiệu quả cao khi trồng.

1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HẠI THANH LONG

  • Bệnh do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra
  • Triệu chứng lúc đầu vết bệnh có màu vàng, sau đó vết bệnh lan rộng và mọng nước, thối phần thịt cành chỉ để lại xương cành, thường bị bệnh ở chóp non của cành.

2. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH THỐI BẸ

  • Bệnh phát sinh mạnh vào mùa hè, nhiệt độ cao (30 – 34 0C), nắng gay gắt.
  • Bệnh thối nhũn trên cây thanh long xuất hiện quanh năm, nhất là vào điều kiện nóng ẩm như là mùa mưa. Bệnh thường tồn tại trong tàn dư thực vật có trong vườn hoặc trên cành, hoa hay trái bệnh không được tiêu hủy đúng cách. Bệnh lây lan qua gió, nước mưa hoặc qua côn trùng.

3. TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN BỆNH THỐI BẸ TRÊN THANH LONG

Triệu chứng bệnh thối bẹ trên cây thanh long

  • Bệnh thối bẹ thường xuất hiện trên cành, phần mô mềm chuyển từ màu xanh sang màu vàng, úng nước và thối rữa. Vết bệnh phát triển kéo dài ra xung quanh vị trí bị xâm nhiễm. Sau đó, lây lan rất nhanh, làm héo và thối cành mở đường cho vi khuẩn tấn công hấp thụ hết chất dinh dưỡng và gây ra mùi hôi thối.
  • Tiếp đó, mô của cành bị mất chỉ còn lại phần lõi gỗ ở giữa, ảnh hưởng và ngăn chặn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây thanh long.
  • Trên hoa và trái non, nụ hoa và trái có vết bị thối nhũn, có bọt khí nổi trên bề mặt vết bệnh, vết bệnh nhanh chóng lan rộng làm thối cả trái, gây mùi hôi và có dịch màu nâu vàng chảy ra.
  • Cây bị nhiễm bệnh nặng, vi khuẩn bệnh hút hết dưỡng chất còn xót lại trên thân và làm chết cả trụ thanh long nếu không phát hiện kịp thời.

4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI BẸ TRÊN CÂY THANH LONG

  • Để đảm bảo trong công tác quản lý bệnh hại trên thanh long, bà con cần thường xuyên vệ sinh vườn cây, cách li cây bệnh.
  • Đối với những vườn bị bệnh vàng cành nặng, tuyệt đối không tưới nước vào buổi trưa chỉ nên tưới nước lên đầu trụ vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
  • Chăm sóc và bón phân kịp thời, cân đối NPK, không được bón dư đạm. Sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng Lân, Canxi, Magiê cao; phun định kỳ 10-15 ngày/lần.
  • Quản lý nước tốt (thoát hết nước mùa mưa, bảo đảm đủ ẩm mùa khô). Ở những cành đã bị bệnh nặng (thối phần thịt lá), cần tỉa bỏ cành và tiêu hủy để ngăn ngừa sự lây lan hoặc cạo bỏ phần thịt lá bị bệnh, đồng thời tiến hành phun thuốc trừ bệnh.
  • Có thể sử dụng các loại thuốc trừ bệnh gốc đồng như Cuprous Oxide; một số thuốc trừ nấm bệnh gốc Difernoconazole hoặc Azoxitrobin + Difernoconazole (UPPER 400SC); phun 1-2 lần cho đến khi vết bệnh khô.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc trừ vi khuẩn thông thường có trong danh mục được phép sử dụng như Kasugamycin, hoặc Kasugamycin + Copper Oxychlorid + Streptomycin Sulfate…dể phun, nhưng tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly. Với cây đã mang trái hoặc trái gần thu hoạch, không phun thuốc mà chờ đến khi thu hoạch xong mới phun.

5. QUẢN LÝ BỆNH THỐI BẸ BẰNG THUỐC TRỪ BỆNH UPPER 400SC

  • Thuốc trừ bệnh UPPER 400SC do công ty Đức Thành sản xuất có tính lưu dẫn, thấm sâu vào trong cây, giúp tiêu diệt các tế bào nấm bệnh cũng như các bào tử nấm bệnh triệt để nhất.
  • Với hoạt chất kép Azoxitrobin + Difernoconazole giúp gây ức chế mạnh lên quá trình trao đổi chất của tế bào sợi nấm gây bệnh ở ty thể, làm cho bào tử nấm không thể nảy mầm, không thể sinh sản và sợi nấm không phát triển được. Từ đó, giúp cây phòng trừ và ngăn ngừa được bệnh thối bẹ quản lý vườn hiệu quả khi trồng.

Thuốc trừ bệnh Upper 400SC giúp quản lý bệnh thối bẹ trên cây thanh long

6. CÓ THỂ MUA THUỐC TRỪ BỆNH UPPER 400SC Ở ĐÂU?

Thuốc trừ bệnh Upper 400SC và một số sản phẩm hỗ trợ khác… được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.

Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany

7. KẾT LUẬN:

Để vườn thanh long có thể phát triển tốt không bị mắc bệnh bà con phải quan tâm sát sao, áp dụng quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật tạo điều kiện để cây sinh trưởng tốt qua từng giai đoạn. Ngoài ra, cần phải bón phân bổ sung các chất dinh hữu cơ cần thiết cho cây để cây có sức khỏe kháng sâu bệnh tốt mang lại một mùa vụ bội thu, cho trái đạt chuẩn chất lượng.