Bệnh vàng lá chín sớm ở lúa và cách phòng trừ hiệu quả • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Bệnh vàng lá chín sớm ở lúa và cách phòng trừ hiệu quả

Đối với bệnh vàng lá chín sớm, bà con thường thấy hiện tượng ruộng lúa có màu vàng rực giống như màu lúa chín. Thông qua bài viết dưới đây, Đức Thành sẽ giúp bà con tìm hiểu rõ hơn và có hướng giải quyết sớm đối với bệnh hại này, giúp mùa vụ đạt năng suất tối ưu.

1. Bệnh vàng lá chín sớm ở lúa

Ruộng lúa xuất hiện bệnh vàng lá chín sớm
Ruộng lúa xuất hiện bệnh vàng lá chín sớm

Bệnh vàng lá chín sớm là một trong những loại bệnh phổ biến thường bắt gặp trên cánh đồng lúa. Đặc biệt là đối với những cánh đồng lúa có mật độ sạ dày, điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều… tạo điều kiện cho nấm bệnh vàng lá chín sớm tấn công gây thiệt hại đến năng suất cây trồng. Đặc biệt là các dòng lúa có tiết diện phiến lá lớn, lá yếu khó đứng thẳng.

2. Tác nhân gây hại 

Bệnh hại do nấm Gonatophragmium sp gây hại. Bệnh bắt gặp lần đầu ở các tỉnh vùng phía nam của nước ta vào khoảng năm 1989 – 1990, với tốc độ lây lan nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất của người nông dân thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa của nhà nông.

3. Triệu chứng gây hại 

Vàng lá chín sớm thường xuất hiện ở giai đoạn cây lúa đang ở thời kỳ sinh sản, bắt đầu từ khi trổ bông, trực tiếp gây hại trên lá lúa hoặc trên bất kỳ lá nào trên bụi lúa.

Ban đầu, trên lá lúa xuất hiện các vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng nhạt tới cam nhạt, có hình bầu dục hoặc hình tròn.

Sau đó, các vết bệnh phát triển kéo dài dọc theo từ gân lá ra phía chóp của lá tạo thành những vệt sọc màu vàng cam. Từ đó, vết bệnh lan dần ra cả lá, nếu nặng hơn thì vết bệnh trên lá bị cháy khô.

vàng lá chín sớm
Hiện tượng vàng lá chín sớm

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nông nghiệp cho biết: “Màu vàng trên lá lúa được tiết ra từ nấm bệnh, tan được trong nước, do đó có thể lây lan qua nhựa nguyên của lá lúa khiến lá lúa bị nhuộm màu vàng cam”. Tuy nhiên, diệp lục tố nơi vết vàng vẫn có thể tiếp tục quang hợp.

Căn cứ theo kết quả nghiên cứu, thì nếu lúa bị mắc bệnh sớm ngay ở giai đoạn đòng trổ, thì bệnh phát triển nhanh cho tới lúc sắp thu hoạch và làm cháy khô lá lúa. Việc nhiễm bệnh sớm sẽ trực tiếp làm giảm năng suất.

Còn nếu lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, khoảng từ giai đoạn trổ trở về sau, thì chỉ làm lá lúa bị vàng mà không cháy khô, trong trường hợp này bệnh không làm giảm năng suất.

4. Điều kiện nấm bệnh phát sinh trên lúa

Bệnh có thể xuất hiện tất cả giai đoạn sinh trưởng của cây. Đặc biệt là giai đoạn cây bắt đầu đâm chồi, đẻ nhánh về sau. Đối tượng nấm thường xuất hiện và phát triển mạnh vào những thời điểm khí hậu có ẩm độ cao, sương nhiều.

Bên cạnh đó, ruộng lạm dụng phân bón đặc biệt là bón quá nhiều phân đạm, ruộng thiếu nước hoặc ruộng xạ quá dày tạo điều kiện cho nấm phát triển.

5. Khả năng gây hại lúa của bệnh vàng lá chín sớm 

Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở giai đoạn 7-10 ngày trước khi trổ cho đến khi thu hoạch. Trên lá khi bệnh mới xuất hiện là các đốm hình bán nguyệt nhỏ 1-3 mm, màu vàng cam.

Sau đó, từ vết bệnh làm chết các mô lá thành từng sọc dài tới chóp lá màu vàng cam. Trên một lá có thể xuất hiện nhiều vết bệnh. Bệnh nặng có thể xuất hiện các vết đốm trên bẹ lá. Khi ruộng bị bệnh nặng, bà con sẽ nhìn thấy trên ruộng có màu vàng rực giống như màu lúa chín nên còn được gọi là bệnh vàng lá chín sớm.

Do tính chất là nấm bệnh nếu gặp thời tiết thuận lợi ẩm độ cao kết hợp với các giống lúa thơm lúa có phiến lá rộng sẽ làm cho ruộng bị lây lan nhanh hơn. Điều này gây ảnh hưởng diện rộng trên cánh đồng từ đó làm lúa bị lép do lá lúa không tổng hợp đủ dinh dưỡng nuôi hạt gây ảnh hưởng đến năng suất trên cánh đồng.

6. Biện pháp quản lý, phòng trừ bệnh vàng lá chín sớm

6.1 Phòng bệnh:

– Sử dụng các giống cứng cây ít đổ ngã, có bộ lá dầy ít bị nhiễm bệnh. Trước khi ngâm ủ nên xử lý hạt giống để hạn chế được tình trạng mầm bệnh trên giống.

– Không nên gieo sạ lúa quá dầy, tốt nhất dùng máy sạ hàng. Bón phân cân đối hợp lý, không nên bón quá nhiều phân đạm, nên bón theo bảng so màu lá lúa, bón thêm vôi cho những chân ruộng bị phèn để nâng thêm độ pH cho đất. Tốt nhất nên áp dụng chương trình “Ba giảm ba tăng” mà ngành bảo vệ thực vật đã khuyến cáo.

– Thăm đồng thường xuyên, nhất là từ khi lúa có đòng già trở đi để sớm phát hiện bệnh.

6.2 Trị bệnh vàng lá chín sớm bằng thuốc Rubbercare 720WP:

Khi phát hiện thấy bệnh, bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Rubbercare 720WP để phun xịt.

Rubbercare 720WP dùng để phòng trừ bệnh vàng lá chín sớm trên lúa
Rubbercare 720WP dùng để phòng trừ bệnh vàng lá chín sớm trên lúa

Sử dụng Rubbercare 720WP để quản lý bệnh vàng lá chín sớm khi bệnh xuất hiện trên diện rộng:

Liều lượng sử dụng : 50 gr/bình 25 lít

Qua những thông tin trên, Đức Thành hy vọng sẽ giúp bà con sớm ngăn chặn được tình trạng vàng lá chín sớm trên ruộng lúa nhà mình.

Đồng thời, với sản phẩm Rubbercare 720WP sẽ giúp bà con có giải pháp xử lý kịp thời cho lúa, giúp lúa được phát triển ổn định và ít tổn thất.