Bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh đạo ôn trên cây lúa là một trong những bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất ở cây lúa. Nó có thể phát sinh từ thời kỳ cây con đến khi thu hoạch, và có thể xuất hiện trên tất cả các bộ phận của cây lúa. Nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, bà con nông dân có thể thiệt hại nặng về năng suất. Vậy để phòng trừ bệnh đạo ôn như thế nào để đạt hiệu quả nhất, bà con hãy cùng Đức Thanh Group tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Bệnh đạo ôn trên cây lúa

Bệnh đạo ôn trên lúa là gì?

Bệnh đạo ôn lúa (hay còn gọi là bệnh cháy lúa) xuất hiện phổ biến và hầu hết trong các vụ mùa trong năm làm ảnh hưởng đến người nông dân. Không chỉ tăng chi phí sản xuất, gây khó khăn vất vả cho sản xuất lúa và đời sống người nông dân. Bệnh đạo ôn được tạo thành từ tác nhân nấm Pyricularia oryzae. Pyricularia oryzae gây hại trên toàn thân cây lúa như thân, lá, cổ bông, cổ gié và hạt lúa. Nếu phòng bị không kịp thời bằng và sử dụng thuốc đặc trị đạo ôn lúa thì bệnh có tốc độ lây lan nhanh và ảnh hưởng đến năng suất rất nặng.

Bệnh đạo ôn trên lúa là gì

Tác nhân nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn có tốc độ lây lan nhanh cần được xử lý kịp thời

Căn cứ kết quả điều tra sinh vật hại trên đồng ruộng, bệnh đạo ôn lá hại lúa đã và đang gây hại với tỷ lệ trung bình 0,5-1%, nơi cao 2,5%-3% lá bị hại. Dự báo trong thời gian tới, bệnh sẽ lây lan trên diện rộng và gây hại nặng nếu không kịp thời phòng trừ.

Dấu hiệu nhận biết lúa bị bệnh đạo ôn

Đặc điểm gây hại của bệnh đạo ôn ban đầu sẽ khá khó phát hiện vì các đốm nhỏ. Bà con chú ý khi thăm đồng ruộng quan sát thấy dấu hiệu ban đầu là các vết có màu trắng nhỏ. Các vết trắng này sẽ chuyển dần thành màu nâu đỏ bằng đầu kim. Vết bệnh nhanh chóng lan rộng có hình thoi màu nâu nhạt, rộng ở phần giữa, nhọn 2 đầu. Giữa vết bệnh có màu xám tro, xung quanh nâu đậm và vòng ngoài có màu nâu nhạt. Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh đặc trưng của đạo ôn mà bà con cần thường xuyên quan sát đồng ruộng.

Khi bệnh nặng các vết bệnh sẽ nối liền nhau thành vết lớn cháy lá. Nguy hiểm nhất là khi nấm tấn công trên cổ bông, cổ gié làm toàn bộ bông hoặc gié bị khô và gãy gục. Nơi nhiễm nặng sẽ bị cháy rụi hoàn toàn, rễ cây bị thối và lúa không thể hồi phục.

Dấu hiệu nhận biết lúa bị bệnh đạo ôn

Khi cây nhiễm đạo ôn nặng thì các vết bệnh sẽ nối liền nhau thành vết lớn cháy lá

Quy luật và điều kiện bệnh phát triển, lây lan trên diện rộng

Nấm Pyricularia oryzae được tồn tại ở dạng sợi nấm, bào tử trong rơm rạ và lúa chét. Nấm còn tồn tại, sinh trưởng và phát triển quanh năm trên ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phụng, lúa ma, cỏ chỉ…

Quy luật phát triển bệnh

Bệnh đạo ôn chủ yếu nhiễm qua không khí. Khi gặp điều kiện thuận lợi, kèm gió thì chỉ cần sau 01 ngày là bào tử nấm nảy mầm và xâm nhập vào bên trong cây. Sau 2 ngày bệnh sẽ xuất hiện vết chấm kim. Từ 5-7 ngày sau khi xâm nhập nấm đã có khả năng sản sinh bào tử mới và bắt đầu phân tán vào không khí.

Khi xâm nhập vào mô cây, nấm tiết ra độc tố như Alpha – picolinic acid và Pyricularia hòa tan vào trong nước làm lây lan gây ra chết tế bào lá lúa, kìm hãm sự sinh trưởng của cây lúa, làm cây lúa bị bệnh và vết bệnh sẽ xuất hiện hình mắt én. Mỗi vết hình mắt én phóng thích 2000-6000 bào tử/ ngày và lây lan với tốc độ nhanh. Nếu không kịp thời phòng trừ sẽ làm chết cả bụi lúa. Nhìn từ xa có thể thấy rất rõ những lõm lúa cháy nâu rụi mà bà con nông dân thường gọi là lúa “sụp mặt”.

Nấm Pyricularia oryzae gây hại

Nấm Pyricularia oryzae gây hại trên toàn thân cây lúa như thân, lá, cổ bông, cổ gié và hạt lúa

Điều kiện phát triển và lây lan trên diện rộng

Bào tử phát sinh vào ban đêm và nếu gặp thời tiết tương thích sẽ phát triển rất nhanh chóng. Điều kiện thuận lợi cho nấm Pyricularia oryzae lây lan là nhiệt độ tương đối thấp, độ ẩm không khí cao kết hợp mưa, âm u, sương mù. Ví dụ như ở miền Bắc, vụ lúa Đông Xuân vào giai đoạn con gái là giai đoạn cao điểm trong năm lúa dễ nhiễm bệnh nhất.

Đây là dạng thời tiết rất quen thuộc khiến cây lúa nhanh chóng bị bệnh đạo ôn hoành hành. Trong ruộng lúa, chỗ nào có nắng bệnh khó phát triển hơn là những nơi bóng râm, tối. Ở những chân ruộng trũng khó thoát nước, bà con sử dụng giống nhiễm, gieo sạ quá dày khiến ruộng không thông thoáng, bón thừa phân đạm tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh.

Biện pháp phòng bệnh đạo ôn trên cây trồng như thế nào?

Để phòng trừ bệnh đạo ôn, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như sau:

Biện pháp giống

  • Sử dụng giống lúa kháng bệnh hoặc ít nhiễm, giống lúa mới lai tạo để gieo trồng.
  • Xử lý hạt giống trước khi gieo sạ bằng 3 sôi 2 lạnh (54 độ C) trong 10 phút hoặc xử lý bằng các loại thuốc hóa học như Sulfat đồng (CuSO4), Carbenzim…

Dự báo

  • Điều tra bệnh, phân tích các yếu tố: nguồn bệnh, thời tiết, sinh trưởng của cây, đất đai, phân bón, cơ cấu giống lúa.
  • Chủ động theo dõi thường xuyên. Đặc biệt là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với bệnh và thời tiết. Giai đoạn lúa con gái đến đòng trổ là lúc lúa dễ nhiễm bệnh nhất.
  • Chủ động phòng bệnh khi thời tiết thay đổi, thời tiết ẩm ướt, âm u, sương mù, nhiệt độ thấp. Có thể hạn chế phân đạm, tăng cường phân kali. Có thể phun thuốc phòng ngừa trước nếu ruộng gieo sạ dày bằng giống nhiễm và đã dư đạm.

Biện pháp canh tác

  • Mật độ gieo sạ vừa phải, không gieo sạ quá dày, cần cân đối để cây lúa được khỏe mạnh và kháng được bệnh. Bà con nông dân áp dụng theo lượng giống khuyến cáo của chương trình IPM, khoảng 120kg/ha. Nếu sạ hàng thì lượng giống còn ít hơn.
  • Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Agrilife 100SL
  • Tăng cường chăm sóc để cây lúa khỏe, tưới nước đầy đủ…
  • Luân canh cây lúa với cây trồng cạn để tiêu diệt bào tử nấm tồn tại trong tàn dư thực vật.
  • Trước khi tiến hành gieo trồng, bà con cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch những tàn dư cây bệnh vụ trước như trục và dìm kỹ rơm rạ, dọn cỏ dại sạch mọc quanh bờ và mương tưới, dọn sạch tàn dư, cỏ dại đem ra khỏi ruộng…
  • Bà con cần tránh để ruộng khô nước khi bệnh đạo ôn xảy ra. Cần giữ mực nước đầy đủ thường xuyên trên mặt ruộng dựa theo nhu cầu nước theo từng giai đoạn của cây lúa.

Biện pháp hóa học

  • Bệnh đạo ôn cổ bông tốt nhất là nên phun phòng khi lúa mới trổ le te (8-10%). Nhưng khi phát hiện lúa chớm nhiễm bệnh đạo ôn, bà con nông dân cần ngừng ngay việc sử dụng phân đạm. Đồng thời lập tức phun thuốc điều trị ngay, tuyệt đối không nên để chậm vì càng phun chậm bệnh càng nhanh phát triển lan rộng nguy hiểm.
  • Khi bón phân, bà con cân đối hợp lý không bón thừa đạm, nên sử dụng phân bón theo bảng so với màu lá lúa. Khi lúa bị thừa đạm và lá có màu xanh đậm và phiến lá không đứng thẳng mà nằm ngang.
  • Khi lúa bệnh cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân kali. Kịp thời sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn lúa có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam để phun trừ như: Hexalazole 300SC, Ori 150SC, Upper 400SC, Zilla 100SC… chứa hoạt chất kép, có tác động lưu dẫn cực mạnh, phổ tác dụng rộng, có tác dụng nhanh, hiệu lực kéo dài. Ngoài việc ngăn chặn nấm mới xâm nhiễm mà còn truy diệt tận gốc những sợi nấm đã xâm nhập sâu vào bệnh trong mô cây.
  • Những ruộng đã bệnh đạo ôn trên lá cần phải phun thuốc trị đạo ôn vi khuẩn phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi trổ. Phun vào chiều tối để khỏi ảnh hưởng đến việc trổ bông phơi mào.
  • Để tăng cường hiệu quả phòng trừ bệnh đạo ôn cũng như giúp lúa cứng cây, đứng lá và tăng đề kháng sâu bệnh thì bà con sử dụng các loại thuốc phòng kết hợp phân bón lá phù hợp giai đoạn mạ đến khi lúa trổ.
  • Bà con lưu ý không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bán trôi nổi ngoài thị trường. Tốt nhất nên sử dụng loại thuốc có nhãn mác và nhà sản xuất, phân phối uy tín hoặc theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật tại địa phương.
  • Bà con có thể sử dụng phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa bằng máy bay không người lái để xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Cách sử dụng thuốc Hexalazole 300SC

Các loại thuốc đặc trị như Hexalazole 300SC sẽ có tác dụng nhanh, hiệu lực kéo dài

Cách sử dụng thuốc Hexalazole 300SC

Để quản lý tốt bệnh đạo ôn cần phải xử lý kịp thời bằng thuốc đặc trị bệnh đạo ôn Hexalazole 300SC khi thấy bệnh chớm xuất hiện. HEXALAZOLE 300SC là thuốc trừ nấm bệnh có chứa hoạt chất kép. Thuốc được sản xuất với cộng nghệ tiến tiến do công ty  Đông Nam Đức Thành độc quyền phân phối tại Việt Nam. Hexalazole 300SC có tính thấm sâu, lưu dẫn mạnh, bám dính tốt ít bị rữa trôi nên hiệu lực thể hiện rõ rệt sau khi phun. Bà con nông dân luôn tin tưởng sử dụng và đã sử dụng rộng rãi.

PHUN HEXALAZOLE 300SC PHÒNG BỆNH ĐẠO ÔN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Lần

Khi lúa trổ lẹt xẹt

Ngày sau sạ Giai đoạn sinh trưởng Liều lượng Ghi chú
1 23-25 Đẻ nhánh mạnh 50ml / 25 lít nước 3-5 ngày sau rải phân đợt 2
2 45-50 Làm đòng 40ml/ 25 lít nước 3-5 ngày sau rải phân đón đòng
3 Trô Bắt đầu trổ 50ml / 25 lít nước

Những lưu ý khi phun thuốc trị bệnh đạo ôn cho lúa

Khi phun thuốc trị bệnh đạo ôn cho cây lúa bà con chú ý tuân thủ những lưu ý như sau:

  • Thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng khi phun: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách.
  • Những ruộng bị đạo ôn lá nặng nên ngắt bỏ lá bệnh đem tiêu hủy trước khi phun và phun lại sau 5 ngày. Nếu sau phun 4 giờ mà gặp mưa thì bà con không phải phun lại.
  • Cần lưu ý là phải phun đúng nồng độ ghi trên nhãn thuốc, phun đủ liều theo chỉ dẫn có ghi cụ thể ở ngoài bao bì, nhãn mác. Khi phun thuốc bà con chú ý cho vòi phun xịt thuốc nhiều vào tầng lá thứ 2 trên xuống cây lúa.

Vừa rồi, Đức Thanh Group vừa thông tin đến bà con nông dân những vấn đề liên quan đến việc phòng trừ bệnh đạo ôn để bà con có thể chủ động theo dõi đồng ruộng. Từ đó, điều tra và dự báo sâu bệnh kịp thời, tùy theo điều kiện cụ thể để xử lý kịp thời mầm bệnh. Bà con đừng quên theo dõi thường xuyên những bài viết bổ ích của Đức Thanh Group để quá trình canh tác trở nên năng suất. Chúc bà con những vụ mùa bội thu!