Bệnh khô vằn hay còn gọi là bệnh đốm vằn là một trong những bệnh hại thường gặp trên đậu tương, ngô, mía, đậu đỗ… nhưng phổ biến và nghiêm trọng nhất phải nói tới cây lúa và bắp (ngô). Nếu bà con không kịp thời phát hiện hoặc có biện pháp phòng trừ sớm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới phẩm chất lúa gạo và năng suất khi thu hoạch. Mặc dù hiện nay, bà con nông dân đã có các loại thuốc đặc trị tuy nhiên trước và trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển, bà con cũng cần thăm khám thường xuyên đồng ruộng để có phương án xử lý kịp thời, tránh những thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng.
Bệnh khô vằn lúa là gì?
Bệnh khô vằn có tên khoa học là Rhizoctonia solani Palo được tìm thấy ở Nhật Bản vào năm 1926. Tác nhân gây bệnh là do nấm sống ký sinh trong đất cùng tên là Rhizoctonia solani gây ra. Các hạch khuẩn hình thành phát triển, rụng rơi xuống nước lây lan sang bụi lúa bên cạnh hoặc nằm dưới đất.
Địa bàn phân bổ của bệnh tương đối rộng, phát triển ở toàn bộ những cánh đồng lúa ở châu Á và các châu lục khác. Bệnh bệnh khô vằn hại lúa phổ biến gây hại trong thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng và trổ chín. Khi bệnh phát triển, cây có khả năng bị hạ năng suất từ 20-25% khi nấm tiến triển tấn công đến lá đòng.
Hình ảnh bệnh khô vằn hại lúa gây hại nghiêm trọng đến đồng ruộng
Ở nước ta hiện nay, trong số những bệnh nấm hại lúa ngày nay thì bệnh khô vằn được xếp vào bệnh cực kỳ nghiêm trọng. Chỉ xếp thứ 2 sau bệnh đạo ôn và là bệnh phá hại đa phần trên lúa mùa và lúa hè thu. Đặc biệt, đây là một trong những bệnh có khả năng phát sinh, gây hại trên nhiều vùng sản xuất, các vụ mùa và trên nhiều giống khác nhau. Nếu chúng ta không có biện pháp quản lý thích hợp sẽ ảnh hưởng lớn tới năng suất cực kỳ lớn khi thu hoạch.
Dấu hiệu, điều kiện phát sinh và lây lan bệnh
Dấu hiệu
Ban đầu, triệu chứng của bệnh ban đầu xuất hiện ở bẹ. Sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây. Bệnh phát sinh ban đầu chỉ là vết bệnh nhỏ ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc.
Vết bệnh lan rộng ra rất nhanh chiếm hết cả bẹ trong phiến lá. Lúc này vết bệnh sẽ thấy rõ từng mảng vân mây và dạng vết vằn da hổ. Quan sát trên vết bệnh già có những hạch nấm nhỏ màu nâu xám cứng, hình bầu dục. Các lá già ở dưới hoặc lá nằm sát mặt nước sẽ lan nhanh tới các lá ở trên.
Khi bệnh lan tới vết bệnh ở cổ bông thường là vết dài bao quanh. Hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại. Các vị trí nhiễm bệnh đều xuất hiện hạch nấm màu nâu có hình dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Khi bệnh nặng, cả bẹ lá, phần lá phía trên và bông bị cháy lụi.
Đặc điểm phát sinh và lây lan
Bệnh khô vằn phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Khi nhiệt độ khoảng 25-32 độ C và ẩm độ bão hòa. Hoặc khi lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh.
Tốc độ lây lan các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết có mưa nhiều hay không. Hay lượng nước trên đồng rộng quá cao, đặc biệt ở các ruộng nhiều nước, gieo sạ quá dày bệnh lây lan từ cây này sang cây kia.
Hạch nấm Rhizoctonia solani có thể lưu tồn trong đất, rơm rạ từ vụ trước, các loại cỏ dại trên bờ ruộng nguồn nước tưới từ sông, rạch… Bệnh tấn công cây lúa từ rất sớm trong giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện phổ biến vào các thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng và trổ chín.
Ngoài ra, bệnh còn có thể phát sinh từ khâu vệ sinh đồng ruộng chưa được tốt, cỏ dại xung quanh bờ, nguồn nước bơm từ kênh rạch hay những ruộng bón Kali thấp, bệnh thường nặng hơn.
Biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn trên lúa
Bệnh khô vằn xuất hiện sớm sẽ gây thối bẹ, thối thân. Nếu bệnh tấn công ở giai đoạn đòng trổ bông thì sẽ gây nghẹn đòng, bông không trổ thoát ra được. Nếu ở giai đoạn trổ chín sẽ có nguy cơ gia tăng hiện tượng lem lép hạt, giảm năng suất nghiêm trọng. Chính vì vậy bà con cần thường xuyên thăm khám để sớm phát hiện bệnh, có biện pháp phòng trừ phù hợp. Có 2 biện pháp phòng trừ có thể áp dụng:
Biện pháp tổng hợp
- Vệ sinh đồng ruộng thật tốt
- Thu gom sạch tàn dư gây bệnh từ vụ trước
- Làm sạch cỏ bờ ruộng, cắt ngay nguồn lây lan
- Cày phơi ải, lật đất để vùi hạch nấm
- Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch
- Gieo sạ với mật độ thích hợp
- Gieo cấy đúng thời vụ
- Hệ thống tưới tiêu chủ động
- Không để mức nước quá cao nếu có dấu hiệu bệnh
- Đảm bảo sử dụng hạt giống khỏe mạnh từ các nguồn được chứng nhận
- Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh để gieo sạ ở mùa vụ tiếp theo
- Bón NPK cân đối, tránh bón thừa đạm, tránh bón đạm muộn
Biện pháp hóa học
Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, bà con cần phun trừ những diện tích đồng ruộng bị nhiễm bệnh bằng các loại thuốc đặc trị bệnh khô vằn trên lúa (Sản phẩm công ty Đông Nam Đức Thành) như sau nhé:
HEXALAZOLE 300SC
Để quản lý tốt bệnh khô vằn qua các giai đoạn phát triển của lúa ngắn ngày, ngoài các biện pháp phòng bệnh tổng hợp nêu trên, cần phải phun ngay Hexalazole 300SC khi thấy bệnh chớm xuất hiện hoặc phun phòng các thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh như sau:
Lần | Ngày sau sạ | Giai đoạn sinh trưởng | Liều, lượng/ 1.000 m2 | Ghi chú |
1 | 23-25 | Đẻ nhánh mạnh | 50ml / 25 lít nước x 1,5 bình | 3-5 ngày sau rải phân đợt 2 |
2 | 45-50 | Làm đòng | 40ml/ 25 lít nước x 1,5 bình | 3-5 ngày rải phân đón đòng |
3 | Trổ | Trổ lẹt xẹt | 50ml / 25 lít nước x 1,5 bình | Khi lúa trổ lẹt xẹt |
Phun Hexalazole 300SC phòng bệnh khô vằn đạt hiệu quả cao
HEXALAZOLE 300SC là thuốc trừ nấm bệnh có chứa hoạt chất kép. Thuốc được sản xuất với công nghệ tiến tiến do công ty Đông Nam Đức Thành độc quyền phân phối tại Việt Nam.
Hexalazole 300SC có tính thấm sâu, lưu dẫn mạnh, bám dính tốt ít bị rửa trôi nên hiệu lực rõ rệt và kéo dài. Bà con nông dân luôn tin tưởng sử dụng và đã sử dụng rộng rãi.
Ngoài ra, Hexalazole 300SC còn có tính kích thích nhẹ giúp cho lá lúa xanh bóng mượt, không xảy ra tình trạng vàng cháy chóp lá sau khi phun thuốc.
VILLA-FUJI 100SL
ILA-FUJI 100SL là một chế phẩm sinh học, được sản xuất qua quá trình lên men một dòng nấm Streptomyces. ILA-FUJI 100SL có tác động kháng sinh, chủ yếu với các nấm Rhizoctonia, Corticium và Sclerotium gây ra. Liều lượng phun thuốc cho cây lúa (ml/bình 16 lít nước) 20 – 30.
Thuốc có tác dụng trị bệnh khô vằn trên lúa, ngô, gừng, bệnh lỡ cổ rễ, héo rũ, thối gốc cho rau, dưa, đậu, cà phê, bệnh nấm hồng cao su, cà phê, cây ăn quả…
Biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn bằng thuốc ILA-FUJI 100SL
ORI 150SC
ORI 150SC là thuốc trừ nấm bệnh khô vằn lá và nhiều bệnh do nấm gây ra nhờ hoạt chất kẹp, có tác động lưu dẫn cực mạnh, phổ tác dụng rộng. Ngoài việc ngăn chặn nấm mới xâm nhiễm, ORI 150SC còn truy diệt tận gốc những sợi nấm đã xâm nhập sâu vào bệnh trong mô cây và giữ lá xanh dày kéo dài, giúp cây quang hợp hiệu quả.
Đây là thuốc trừ nấm bệnh hoạt chất kép. Có tác động lưu dẫn cực mạnh. Phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại bệnh trên các loại cây trồng như: Vàng rụng lá, nấm hồng, phấn trắng, héo đen đầu lá hại cao su; rỉ sắt, thán thư hại cà phê; khô vằn, lem lép hạt, đạo ôn…
UPPER 400SC
Thuốc trừ bệnh khô vằn Upper 400SC cộng thưởng 2 hoạt chất tiên tiến, mạnh nhất, có khả năng thấm sâu, lưu dẫn cực mạnh. Hàm lượng ĐẬM ĐẶC (400SC) mang lại hiệu quả phòng trị bệnh vượt trội. Bà con sử dụng liều lượng 16 – 20 ml/16 lít.
Với sự hiện diện của hoạt chất, Upper 400SC vừa phòng trị bệnh khô vằn hại lúa vừa trị bệnh đạo ôn, lem lép hạt tốt. Rất tiện lợi trong sử dụng, giúp bà con nông dân quản lý tốt ba bệnh phổ biến (đạo ôn, đốm vằn, lem lép) trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
ZILLA 100SC
Zilla 100SC giúp đặc trị đạo ôn và nấm bệnh của khô vằn hiệu quả. ZILLA 100SC là thuốc trừ nấm bệnh thẩm thấu nhanh, nội hấp, lưu dẫn, chuyên đặc trị các loại nấm bệnh trên cây trồng. Liều lượng sử dụng 40 – 50 ml/ 20 lít.
Liều lượng phun bà con nên tham khảo chi tiết hơn từ các chuyên gia trực tiếp tư vấn từ Công ty Đông Nam Đức Thành để đạt hiệu quả cao nhất nhé. Bà con hãy liên hệ hotline 0935921923 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.
Zilla 100SC giúp đặc trị đạo ôn và nấm bệnh của khô vằn
Mua thuốc đặc trị khô vằn lúa ở đâu?
Quý bà con và khách hàng có thể đặt mua các loại thuốc chất lượng cao trên để trị bệnh khô vằn trên cây lúa trực tiếp tại các cửa hàng của Công ty Đông Nam Đức Thành. Hoặc có thể liên hệ hotline, đặt mua online tại website https://ducthanhco.vn/.
Với những gì mà bài viết đã cung cấp hy vọng đã mang đến cho bà con, bạn đọc những thông tin tổng quan hữu ích, tham khảo tra cứu về bệnh khô vằn và các loại bệnh cây trồng khác để ứng dụng trong quá trình chăm sóc, gia tăng năng suất, phẩm chất cây lúa nhé. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!