Rầy nâu hại lúa là nỗi trăn trở của nhiều nông dân trong suốt thời gian qua. Rầy nâu là loài côn trùng gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho lúa. Cách quản lý rầy cũng như cách nhận diện rầy gây hại là hết sức cần thiết đối với bà con nông dân. Mời quý bà con nông dân cùng đội ngũ kỹ sư Đức Thành tìm hiểu sâu hơn về loài rầy nâu và sớm có giải pháp phòng trừ kịp thời cho ruộng lúa nhà mình.
1. Rầy nâu và sự thiệt hại của lúa do rầy nâu gây ra
1.1 Rầy nâu là gì?
Rầy nâu hại lúa (Brown planthopper: Nilaparvata lugens Stal.) là dịch hại phổ biến trên lúa trong những năm trở lại đây. Hiện nay, việc nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ côn trùng ăn lá ở giai đoạn đầu của cây lúa làm tiêu diệt hầu hết thiên địch (nhóm các côn trùng bắt mồi/ăn thịt có lợi và nhóm côn trùng ký sinh). Từ đó làm nguy cơ bùng phát của rầy nâu và nó trở thành dịch hại chủ yếu trên diện rộng xảy ra.
1.2 Sự thiệt hại của lúa do rầy nâu gây ra
Rầy nâu gây hại thường vào giai đoạn lúa trổ – chín do có sự tích lũy mật số từ đầu vụ.
Cả rầy non và rầy trưởng thành (cánh dài và cánh ngắn) đều chích hút nhựa cây lúa làm cho cây lúa suy yếu. Cụ thể, lúa phát triển kém, lá vàng úa, rụi dần và khô héo đi gây hiện tượng cháy rầy khi mật số cao. Ngoài ra rầy nâu còn là đối tượng trung gian truyền virus gây bệnh lúa cỏ, vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa. Rầy nâu nhỏ truyền bệnh lùn sọc đen.
2. Đặc điểm nhận dạng và vòng đời của rầy nâu
2.1 Đặc điểm nhận dạng
Rầy nâu thường rất nhỏ, thành trùng có kích thức bằng hạt gạo có màu nâu đặc trưng. Có 2 dạng rầy nâu phổ biến là rầy cánh ngắn và rầy cánh dài.
- Rầy cánh ngắn: cánh phủ khoảng 2/3 thân, lúa còn xanh tốt nguồn thức ăn dồi dào
- Rầy cánh dài: cánh dài phủ kín bụng, lúa èo uột thiếu dinh dưỡng
Chúng sống quanh gốc lúa ngay phần bẹ lá lúa, phía trên mặt nước.
2.2 Trứng và vòng đời của rầy nâu :
Rầy nâu là loài sinh sản và phát triển rất nhanh. Chúng xuất hiện ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào của cây lúa. Mỗi lứa rầy nâu cái trưởng thành có thể đẻ từ 200-500 trứng trong bẹ lá lúa. Trứng nở ra rầy con (ấu trùng) chỉ to bằng hạt cám, màu trắng ngà nên được gọi là rầy cám. Rầy non khi mới nở chúng có màu xám trắng, tuổi từ 2-3 trở lên có màu nâu vàng. Để trưởng thành, ấu trùng rầy nâu ở giai đoạn 5 tuổi phải trải qua 5 lần lột xác.
Rầy trưởng thành ưa ánh sáng, thường vào đèn lúc ban đêm. Rầy nâu trưởng thành có dạng cánh dài và dạng cánh ngắn, vòng đời phát triển khoảng 25-30 ngày. Nếu thuận lợi, thì từ lúc trứng nở đến khi trưởng thành chỉ mất khoảng 15 – 20 ngày.
Như vậy bà con có thể thấy, với một vụ lúa 90 ngày có thể xuất hiện đến 3 lứa rầy tấn công.
3. Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
Sự phát triển của rầy nâu diễn ra rất nhanh. Một trong những nguyên nhân khởi phát cho sự phát triển của dịch hại này có thể kể đến:
- Có những nơi trồng 3 vụ/năm không cho đất nghỉ, cung cấp nguồn thức ăn quanh năm cho rầy phát triển
- Trong quá trình canh tác lúa, bà con nông dân vô tình gieo trồng các giống lúa đã bị nhiễm rầy trước đó
- Sạ dày lúa nhiều lá tạo điều kiện cho rầy ẩn nấp
- Lạm dụng phân bón hóa học đặc biệt là phân đạm
- Phun thuốc trừ sâu không đúng cách làm xuất hiện tình trạng kháng thuốc ở rầy
4. Biện pháp quản lý, phòng trừ rầy nâu từ sớm
4.1 Biện pháp truyền thống, thủ công
– Sử dụng giống xác nhận, kháng rầy, gieo sạ thưa và sạ hàng.
– Lên lịch thời vụ gieo sạ đồng loạt tập trung để cắt đứt nguồn lưu tồn lây lan của rầy..
– Vệ sinh đồng ruộng để dọn sạch cỏ, cây lúa bệnh trên đồng và vùng xung quanh tránh hiện tượng rầy ẩn nấp.
– Bón phân cân đối dựa vào bảng so màu lá.
– Thăm ruộng thường xuyên từ đó phát hiện sớm rầy để phòng trừ hiệu quả.
– Dùng bẩy đèn để quản lý mật số của rầy trong vùng. Đồng thời, diệt các con rầy có cánh từ các nơi khác mới tới.
– Bảo vệ thiên địch, áp dụng công nghệ sinh thái đồng ruộng.
– Sử dụng chế phẩm sinh học như nấm Metarhizium sp.
– Nếu ruộng có nước 5 – 10 cm, dùng thuốc hạt rãi hoặc thả vịt con 1 tháng tuổi vào ruộng.
– Không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học từ 0-40 ngày sau sạ.
– Có thể dùng dầu gasoil hay nhớt cặn trộn với thuốc sát trùng rãi giữa các hàng lúa cho lan ra khắp ruộng. Sau đó, bà con dùng xào tre gạt cây lúa cho rầy rơi xuống. Khi rơi xuống nước, chúng sẽ bị dính thuốc và chết.
4.2 Biện pháp hóa học: dùng thuốc Prochess 250WP để xử lý khi rầy nâu xuất hiện:
Bà con chỉ sử dụng thuốc trừ rầy khi mật độ rầy cao khoảng từ 2.000-3.000 con/m2. Quý bà con có thể dùng các loại thuốc đặc trị rầy nâu như Prochess 250 WP được Đức Thành nghiên cứu dùng để trị rầy nâu.
Hoặc bà con cũng có thể tham khảo thêm các thuốc có hoạt chất Abamectin, Emamectin Benzoate, Pymetrozine, Buprofezin,…. để phòng trừ hiện trạng rầy nâu hại lúa này.
Quý bà con nông dân cần lưu ý thêm: Để thuốc đạt hiệu quả cao, cần cho nước ngập ruộng để rầy di chuyển lên phía trên. Khi đó, phun thuốc sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
Sản phẩm thuốc trừ sâu Prochess 250WP hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc, quý bà con có nhu cầu mua hàng có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
– Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
– Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc, quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.