Giải pháp phòng trừ sâu cuốn lá lúa giúp nhà nông được mùa • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Giải pháp phòng trừ sâu cuốn lá lúa giúp nhà nông được mùa

Sâu cuốn lá là một trong những đối tượng gây hại chính trên lúa. Là loài sâu hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đội ngũ kỹ sư Đức Thành mời quý bà con cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài côn trùng gây hại này.

1. Sâu cuốn lá là loài côn trùng như thế nào?

1.1 Khái niệm:

Cnaphalocrosis medinalis là tên khoa học của sâu cuốn lá. Chúng thuộc họ: Pyralidae và thuộc bộ: Lepidoptera.

Trong nhiều năm trở lại đây, dịch hại sâu rầy tấn công lúa gia tăng, công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn làm năng suất lúa giảm và tăng chi phí sản xuất, trong đó nổi bật có sâu cuốn lá nhỏ.

sâu cuốn lá phá hại lúa khiến nông dân thất thu
Sâu cuốn lá

1.2 Điều kiện phát sinh sâu gây hại:

Sâu cuốn lá nhỏ gây hại, bùng phát trên diện rộng do điều kiện tự nhiên thuận lợi. Trong đó, có thể do ẩm độ cao, mưa, nắng xen kẽ tạo điều kiện cho sâu phát sinh.

Bên cạnh đó việc lạm dụng phân bón hoá học (thừa phân đạm) và thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến số lượng thiên địch trên cánh đồng bị suy giảm nghiêm trọng. Và vì vậy nên không thể kiềm hãm sự phát triển của côn trùng gây hại này. Dẫn đến dịch sâu cuốn lá nhỏ bùng phát trên diện rộng khó kiểm soát.

1.3 Biểu hiện sâu cuốn lá hại lúa

Sâu cuốn lá thường xuất hiện ở những ruộng thâm canh và sử dụng phân đạm cao làm cây lúa giảm sức đề kháng. Đặc biệt khi giai đoạn khô hạn kéo dài hoặc do việc lạm dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian dài của nông dân gây ra hiện tượng kháng thuốc đối với sâu hại từ đó làm quần thể sâu phát triển mạnh.

– Ấu trùng của sâu cuốn lá gây hại bằng cách cạp mỏng biểu bì phiến lá để lại những sọc trắng. Sau khi nở, sâu non bò lên phần dưới những lá non để ăn phá. Bắt đầu tuổi hai sâu non sẽ sống đơn độc trong một lá. Trong trường hợp nhiễm nặng, mép lá và đầu chóp lá bị khô và trên ruộng thấy toàn vùng trắng khô.

– Triệu chứng rất dễ phát hiện bởi thấy lá cuốn lại thẳng đứng và các lá hại tạo thành những vệt cáp trắng.

– Ngưỡng hành động (action threshold) của sâu cuốn lá sẽ khác nhau tại giai đoạn nẩy chồi và trổ. Nếu bị sâu cuốn lá tấn công ở giai đoạn chồi tối đa (>50 % lá bị thiệt hại hoặc 100 ấu trùng /m2) và 40 con /m2 ở giai đoạn đến làm đòng và đòng đến trỗ có thể sử dụng thuốc trừ sâu.

– Khi phát hiện thấy thành trùng xuất hiện với mật độ cao, ấu trùng tuổi một sẽ xuất hiện trên đồng ruộng sau 4 – 7 ngày là thời gian tốt nhất để phun thuốc trừ sâu (do thời gian từ tuổi 1 đến tuổi hai mất 3 ngày).

Thuốc trừ sâu cuốn lá nên được phun khi ấu trùng tuổi một hoặc tuổi hai, vì thời điểm này sâu còn non chưa nhã tơ cuốn lá nên thuốc sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Đặc điểm sâu cuốn lá gây hại theo từng giai đoạn của lúa 

Sâu cuốn lá gây hại nghiêm trọng đến lúa. Đặc biệt giai đoạn cây con, chúng thường phá hoại ăn mất phần diệp lục tố của lá. Từ đó làm cây giảm khả năng tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây gây suy giảm khả năng phát triển của cây. Khi tình trạng nghiêm trọng hơn, chúng gây ảnh hưởng đến năng suất của cây và mùa vụ.

Sâu non có 5 tuổi: Tuổi 1 rất linh hoạt có thể bò khắp trên lá, chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc bao lá cũ; tuổi 2, 3 trở đi nhả tơ để khâu 2 mép lá cuốn thành tổ nằm trong đó gây hại.

Sâu có khả năng di chuyển ra khỏi bao cũ để phá hại lá mới, mỗi con sâu non có thể phá hại từ 5 – 9 lá. Thời gian di chuyển thường vào buổi chiều (từ 6 giờ – 9 giờ tối), ngày trời mưa hoặc râm mát thì có thể di chuyển bất cứ lúc nào trong ngày.

Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng hoặc hoá nhộng ngay trong bao cũ.

sâu cuốn lá phá hại lúa
Sâu cuốn lá phá hại lúa

3. Yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sâu cuốn lá lúa

3.1 Nhiệt độ:

Độ ẩm cao và bóng râm của ruộng, cùng với sự hiện diện của cỏ dại trong và xung quanh ruộng là điều kiện thích hợp cho sâu cuốn lá phát triển.

3.2 Mật độ gieo trồng:

Sử dụng nhiều phân kích thích nhân nhanh mật số của côn trùng.

3.3 Thiên địch:

+ Động vật có xương sống như ếch, nhái, cá…

+ Côn trùng như kiến ba khoang, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, chuồn chuồn…các loài nhện như nhện chân dài, nhện sói… hoặc một số loài ong ký sinh trên ấu trùng/trứng của sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân.

+ Vi sinh vật khác như nấm, vi khuẩn, virus…có thể gây bệnh trên côn trùng tạo thành dịch.

4. Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá bằng Cyper Ấn Độ 100EC + Padan Thailand 95WP

phòng trừ sâu cuốn lá lúa bằng Cyper Ấn Độ 100EC và Padan Thailand 95 WP
Phòng trừ Sâu cuốn lá lúa bằng Cyper Ấn Độ 100EC và Padan Thailand 95 WP

4.1 Thuốc trừ sâu Cyper Ấn Độ 100EC

Với hoạt chất Cypermethrin gây ảnh hưởng đến sự vận chuyển của Na qua màng tế bào thần kinh. Cypermethrin làm tăng độ thấm của của Na qua màng tế bào thần kinh, kết quả gây nên sự lặp đi lặp lại và kéo dài xung động thần kinh trong cơ quan cảm giác và làm đình trệ xung động trong sợi thần kinh. Làm xung huyết (congestion), xuất huyết (haemorrhage), hoại tử (necrosis), teo nhân (pyknosis) trên một số cơ quan như não, gan, thận và mang của côn trùng.

4.2 Thuốc trừ sâu Padan Thailand 95WP

Với hoạt chất Thiosultap-Sodium (Nereistoxin) có tác dụng tiếp xúc vị độc, cản trở hoạt động của cơ quan cảm nhận trong tế bào thần kinh.

Liều lượng sử dụng: 50 g Padan Thailand 95 WP + 50 ml Cyper Ấn Độ 100EC / bình 25 lít

5. Kết luận

Sâu cuốn lá là đối tượng gây hại nghiêm trọng cho lúa đặc biệt là giai đoạn làm đòng trở về sau. Sâu ăn tế bào diệp lục tố của lá làm lá mất đi khả năng quang hợp, ảnh hưởng trực tiếp đến tiết diện tiếp xúc của lá với ánh sáng mặt trời từ đó làm giảm khả năng tổng hợp của cây, giảm khả năng đâm chồi, nuôi đòng của cây. Việc sử dụng Padan Thailand 95 WP + Cyper Ấn Độ 100EC sự kết hợp của 2 hoạt chất sẻ hạn chế được sâu cuốn lá gây hại trên cánh đồng.