Bệnh đạo ôn cổ lá lúa và giải pháp phòng trừ hiệu quả, tiết kiệm • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Bệnh đạo ôn cổ lá lúa và giải pháp phòng trừ hiệu quả, tiết kiệm

Đạo ôn cổ lá lúa là bệnh hại phổ biến mà bà con thường gặp trong quá trình canh tác lúa. Đội ngũ kỹ sư Đức Thành mời quý bà con cùng lưu ý nhanh một vài thông tin quan trọng và sớm có giải pháp phòng trừ bệnh hiệu quả cho ruộng lúa nhà mình.

1. Bệnh đạo ôn cổ lá lúa

1.1 Thông tin sơ lược về bệnh đạo ôn trên lúa

Bệnh đạo ôn trên lúa có tên khoa học là Magnaporthe grisea. Đây là bệnh gây hại cho lúa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cây trồng, chủ yếu do nấm Pyricularia oryzae gây ra.
Bệnh đạo ôn còn có tên gọi chung là Đạo ôn lá hay bệnh cháy lá.

Bệnh có thể gây hại rất sớm từ nương mạ giai đoạn 20 ngày về sau. Tuy nhiên, đa số bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng 38-45 ngày đối với giống lúa 90-95 ngày đến sau trổ.

Nấm có thể tấn công ở mọi bộ phận của cây lúa. Chúng gây hại nặng nề đến quá trình hấp thu dinh dưỡng trong đất của cây và tổng hợp dinh dưỡng ở lá.

1.2 Điều kiện phát sinh bệnh đạo ôn cổ lá lúa:

Hiện nay, với thời tiết diễn biến thất thường như ban đêm lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, ban ngày trời nhiều mây, âm u ít nắng,… đã tạo nên môi trường lý tưởng cho nấm phát triển mạnh mẽ. Chúng gây hại cho cây trồng, đặc biệt là nấm Pyricularia oryzae gây ra bệnh đạo ôn trên lúa.

Đạo ôn cổ lá lúa và giải pháp phòng trừ hiệu quả, tiết kiệm
Đạo ôn cổ lá lúa và giải pháp phòng trừ hiệu quả, tiết kiệm

Nấm gây bệnh đạo ôn xuất hiện và phát triển mạnh vào lúc khí hậu có ẩm độ cao, sương nhiều. Hơn nữa, việc lạm dụng bón quá nhiều phân đạm cũng là yếu tố khiến ruộng lúa phát sinh bệnh.

Đồng thời, ruộng thiếu nước hoặc ruộng xạ quá dày cũng đã tạo điều kiện cho nấm phát triển nhanh.

1.3 Biểu hiện bệnh đạo ôn cổ lá lúa

Hiện nay bệnh đạo ôn trên cổ lá lúa xảy ra đồng loạt trên OM 1352 (Trung vụ), gây ảnh hưởng đến năng suất của cây.

Nấm gây bệnh tấn công nơi tiếp giáp giữa bẹ lá và lá lúa. Chỗ bị bệnh lúc đầu cũng có màu vàng cam sau đó chuyển dần sang màu cam.

Vị trí bị bệnh làm cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng từ bẹ lá lên lá, khiến lá lúa bị úa vàng khô và đỏ chóp lá.

Khi gặp ẩm độ không khí cao, vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm màu mốc xám xanh lá khô dần. Khi trời hanh khô, vết bệnh bị nhăn lại. Lúc này, gặp gió to chỗ bị bệnh bị gẫy gập từ đó làm giảm khả năng tổng hợp dinh dưỡng ở cây, làm giảm năng suất của cây lúa.

2. Giải pháp phòng trừ bệnh đạo ôn cổ lá lúa hiệu quả và tiết kiệm:

Đạo ôn cổ lá lúa và giải pháp phòng trừ hiệu quả, tiết kiệm
Đạo ôn cổ lá lúa và giải pháp phòng trừ hiệu quả, tiết kiệm

Để hạn chế những tác hại của bệnh đạo ôn cổ lá lúa, bà con nông dân cần nắm rõ tình trạng ruộng và quản lý chặt chẽ tình hình dịch bệnh ngay từ giai đoạn đầu của cây, cụ thể:

2.1 Phòng bệnh đạo ôn cổ lá lúa:

Quý bà con nông dân cần quản lý cỏ dại, dọn dẹp rơm rạ để hạn chế nơi trú ngụ của nấm bệnh. Dùng các giống lúa phù hợp với vùng đất canh tác, đất ẩm độ cao. Đặc biệt là vùng đất trũng cần hạn chế sử dụng các giống lúa có nhiều lá, phiến lá rộng sẽ dễ bị sụp mặt lá kết hợp với ẩm độ cao tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Không nên lấy lúa ở những ruộng đã bị bệnh đạo ôn ở vụ hè thu vừa thu hoạch để làm giống cho vụ đông xuân sau. Trước khi ngâm ủ nên ngâm giống trong nước nóng 54 độ C trong 10 phút để hạn chế bệnh. Hơn nữa, cần lưu ý gieo sạ với mật độ vừa phải, tránh tình trạng gieo sạ quá dày sẽ khiến bà con khó quản lý bệnh.

Và bà con cũng cần hạn chế tình trạng lạm dụng mật độ bón đạm, lân, kali. Bà con nên có phương án bón phân với hàm lượng cân đối, phù hợp với tình trạng của lúa tại từng thời điểm.

Không nên bón quá nhiều phân đạm, không bón đạm nhiều vào trước thời kì cuối đẻ nhánh, làm đòng và trước sau trỗ. Vì đây là thời kì cây lúa dễ bị nhiễm bệnh. Nếu chưa có kinh nghiệm thì bà con nên bón theo bảng so màu lá lúa, tạo cho cây lúa chắc khỏe, đừng để cho cây lúa quá tốt lốp.

Khi bệnh chớm xuất hiện mà thời tiết lại đang phù hợp cho bệnh thì phải ngưng bón đạm và không được để cho ruộng bị khô nước.

Phải kiểm tra ruộng lúa thường xuyên, chú ý những ruộng trồng giống nhiễm, những ruộng lúa tốt lốp, những ruộng đang ở thời kì cuối đẻ nhánh làm đòng và trước sau trổ.

2.2 Trị bệnh đạo ôn cổ lá lúa:

Hạn chế tình trạng bệnh đạo ôn trên lúa phát triển bằng cách kết hợp sử dụng sản phẩm thuốc Upper 400SC.

 

Đạo ôn cổ lá lúa và giải pháp phòng trừ hiệu quả, tiết kiệm
Upper 400SC

Liều lượng: 50 ml/bình 20 lít nước

Công dụng: có tính lưu dẫn, thấm sâu, ngăn chặn nấm bệnh xâm nhiễm và hạn chế bào tử nấm phát triển đặc biệt là nấm Pyricularia Oryzae gây bệnh đạo ôn, ức chế etilen kéo dài màu xanh của lá đòng làm tăng năng suất và chất lượng của bông lúa.

3. Kết luận

Hiện tượng thời tiết ẩm, nhiệt độ không khí tạo điều kiện cho nhiều loại nấm bệnh xâm nhiễm gây hại cho lúa vụ đông xuân. Bà con cần có các biện pháp quản lý dịch bệnh kịp thời, đặc biệt là bệnh đạo ôn gây hại lúa.

Hiện tại, giống lúa OM 1352 trên vùng Tây Ninh đã và đang bị đạo ôn gây hại rất nhiều. Với các hoạt chất từ sản phẩm Upper 400SC, Đức Thành hy vọng sẽ giúp bà con có thêm giải pháp phòng trừ dịch bệnh cho lúa. Qua đó, giúp bà con có thể tiết kiệm thời gian, hạn chế thất thoát và tăng năng suất cho vụ mùa.

Thuốc trừ bệnh Upper 400SC được Đức Thành giới thiệu trên đây hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.

Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany

Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.