Giải pháp phòng trừ rầy cánh trắng hại lúa • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Giải pháp phòng trừ rầy cánh trắng hại lúa

Rầy cánh trắng đang xuất hiện trên trên diện rộng tại các cánh đồng lúa tại một số huyện Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh trong vụ lúa Hè Thu năm 2022, khi lúa đã bắt đầu đón đòng và đang vào giai đoạn trổ bông, gây hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và làm giảm năng suất của cây lúa khi thu hoạch. Vậy giải pháp nào nên được đặt ra trong hoàn cảnh này ?

Dịch rầy cách trắng xuất hiện trên lúa lần đầu từ vụ hè thu năm 1998 tại khu vực Tiền Giang, Long An. Tuy nhiên vào thời điểm đó chúng chỉ gây hại nhẹ, rải rác ở một số nơi. Vụ hè thu những năm gần đây tại tỉnh Tây Ninh mùa mưa đến muộn, thời tiết đầu vụ lại nắng nóng, gây hạn kéo dài. Đây là điều kiện thuận lợi cho chủng rầy cánh trắng phát triển nên chúng lại bùng phát và gây hại mạnh ở một số tỉnh lân cận.

1. ĐẶC TÍNH RẦY CÁNH TRẮNG

Rầy cánh trắng (còn gọi là rầy phấn trắng) tên khoa học là Aleurocybotus indicus. Rầy cánh trắng rất nhỏ khoảng trên dưới 1mm, cơ thể của chúng có phủ một lớp sáp phấn màu trắng, không thấm nước.

Rầy cánh trắng có vòng đời tương đối ngắn (khoảng 20 – 24 ngày, ngắn hơn rầy nâu), lại sinh sản nhiều (100 – 200 trứng), trứng đẻ mặt dưới lá, có hình bầu dục và màu hơi vàng. Trứng rầy thường gom lại như vảy cá nằm rải rác trên phiến lá lúa có khi xuống tới bẹ lúa.

Nhiệt độ thích hợp cho rầy là 30 độ, sống và gây hại phổ biến trong mùa khô, thời tiết nắng nóng (thường rơi vào tháng 7 – 8 ở các tỉnh phía Nam).

Rầy cánh trắng có rất nhiều thiên địch trong tự nhiên như bọ cánh lưới, bọ rùa, bọ xít ăn thịt… nhưng rầy cánh trắng dễ bị thuốc trừ sâu giết chết. Để bảo vệ thiên địch, bà con nhớ không phun thuốc trừ sâu sớm ở đầu vụ.

Ruộng lúa tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh bị rầy cánh trắng gây hại một phần
Ruộng lúa tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh bị rầy cánh trắng gây hại một phần

2. ĐẶC TÍNH NHIỄM RẦY CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA

– Các giống lúa Jasmin 85, IR 50404, Đài thơm 8, RVT… dễ nhiễm rầy

– Giống lúa OM 4218, nếp IR 4625…ít nhiễm rầy

– Lúa cấy có mật độ rầy thấp hơn lúa sạ

– Sạ dầy (150 – 250kg/ha) có mật số rầy cao hơn sạ thưa (100 – 120 kg/ha)

– Vụ lúa mùa mưa có mật số rầy thấp hơn mùa khô, do nước mưa làm giảm số lượng rầy.

3. THỜI ĐIỂM VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI TRÊN LÚA

Dịch thường gây hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai, thâm canh cao, bón thừa đạm, ruộng sạ dày, rậm rạp. Rầy cánh trắng thường gây hại nặng vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng.

Rầy cánh trắng và ấu trùng đều chích hút nhựa cây làm mất dinh dưỡng cây, làm lúa phát triển kém, lá lúa chuyển sang màu vàng, cây còi cọc, lá non mới mọc có triệu chứng xoắn lá.

Càng về giai đoạn sau nhất là giai đoạn lúa ra bông, cây nuôi hạt mà lá đòng yếu vàng thì khả năng quang hợp kém từ đó không đủ dinh dưỡng cung cấp để nuôi hạt sẽ không sản xuất được tinh bột làm lúa bị lép gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cánh đồng. Nếu mật độ rầy cao có thể dẫn đến lúa bị cháy khô, thất thu.

4. DẤU HIỆU PHÁT HIỆN RẦY CÁNH TRẮNG

– Lấy tay quơ mạnh đám lúa sẽ thấy con trưởng thành bay lên rất nhiều

– Quan sát mạng nhện trên ruộng, xem có rầy dính vào mạng nhện không.

– Quan sát mặt dưới lá lúa xem có trứng rầy đeo bám không.

– Chú ý các ruộng lúa trồng gần những cây trồng khác như cây ăn trái, rau dưa, khoai mì…

– Ruộng bón thừa đạm, bón phân muộn hoặc phun thuốc trừ sâu sớm.

Bà con đặc biệt lưu ý do rầy phát sinh giai đoạn trỗ, nhụy lúa có màu trắng nên dễ lầm lẫn với rầy phấn trắng, mặt khác triệu chứng vàng lá lúa giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với bệnh vàng lá chín sớm hay cháy bìa lá do vi khuẩn.

Nên bà con chuẩn đoán sai sẽ gây thiệt hại nặng hơn cho ruộng lúa.

Biểu hiện của lúa khi bị rầy cánh trắng tấn công
Biểu hiện của lúa khi bị rầy cánh trắng tấn công

5. KHUYẾN CÁO BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Khi mật độ rầy quá cao bà con cần phải can thiệp ngay bằng biện pháp phun thuốc hoá học để tiêu diệt rầy cánh trắng.

Bà con nên chọn những gốc thuốc có tính nội hấp, tiếp xúc vị độc, lưu dẫn mạnh như: Dinetofuran, Imadaclorid, Thiamethoxam… kèm các hoạt chất có tính chất xua đuổi để tiêu diệt con trưởng thành và lứa rầy non cũng như ngăn chặn lại sự di trú của rầy ở những nơi khác đến.

Nếu mật độ rầy quá cao bà con cần phun lặp lại lần 2 cách lần 1 khoảng 5 – 7 ngày.

Để quản lý tốt đối tượng rầy cánh trắng, công ty Đức Thành khuyến cáo bà con mình nên sử dụng sản phẩm PROCHESS 250WP (với hai hoạt chất Dinotefuran, Imidacloprid).

Hoạt chất Dinetofuran có tác dụng nội hấp vị độc sẽ tiêu diệt rầy trưởng thành và con non trên đồng ruộng.

Hoạt chất Imidaclorid có tác dụng lưu dẫn mạnh, thấm sâu vào bên trong tế bào của cây lúa sẽ tiêu diệt lứa rầy non được bao bọc trong trứng khi chúng nở ra vài ngày sau đó.

Bên cạnh đó bà con nên sử dụng thêm phân bón lá KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG có chứa đầy đủ các chất đa, trung, vi lượng nhằm bổ sung lượng dinh dưỡng qua lá kịp thời để bù đắp lại lượng dinh dưỡng đã mất đi do bị rầy cánh trắng chích hút. Phân bón lá sẽ giúp phục hồi lại sức khoẻ cho cây lúa.

6. KHI PHUN CẦN CHÚ Ý

– Nên phun đồng loạt cùng nhau để hạn chế rầy phát tán, di chuyển từ ruộng này sang ruộng bên cạnh.

– Nên phun thuốc vào buổi sáng sớm, khi lá lúa còn sương và cánh rầy còn ướt sẽ bay chậm thuốc dễ tiếp xúc, dễ chết. Không phun khi trời gió to hay sắp mưa.

– Bà con nên để cần phun sát mặt lá lúa để diệt rầy trưởng thành và phun đều hai mặt lá, đồng thời hướng đầu vòi xuống thấp bên dưới tán lá lúa để rầy dễ trúng thuốc và diệt cả trứng bám mặt dưới của lá.

– Khi xịt, phải chỉnh béc phun cho ra những hạt thuốc thật nhuyễn, nhớ đưa vòi xịt xuống thấp, phía dưới tán lúa để rầy dễ trúng thuốc và diệt cả trứng bám mặt dưới của lá.

– Phun đủ lượng nước – liều lượng thuốc theo khuyến cáo.

Công ty Đức Thành hướng đến xây dựng chuỗi nông nghiệp khép kín và bền vững. Đồng hành cùng bà con xuyên suốt mùa vụ sản xuất, từ cung cấp vật tư nông nghiệp chất lượng cao, giá thành hợp lí đến hỗ trợ kỹ thuật canh tác.

Đức Thành có đội ngũ kỹ sư nông nghiệp thăm đồng thường xuyên cùng nông dân, khắc phục bệnh dịch hại kịp thời, nhanh chóng.

Công ty Đức Thành tự tin là người bạn đồng hành tốt nhất, sát cánh cùng nhà nông thực hiện ước mơ phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành lúa gạo nói riêng với sứ mệnh Nâng chuẩn gạo, nâng chuẩn cuộc sống”.

 

Kỹ sư nông nghiệp: Trần Thanh Pháp, Nguyễn Văn Đăng