Tối ưu chi phí phân bón quyết định năng suất • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Tối ưu chi phí phân bón quyết định năng suất

Tại sao canh tác cùng một giống, cùng một diện tích mà năng suất khác nhau?
Nguyên nhân của sự khác biệt ở yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu, con người và đặc biệt ở quy trình canh tác và quản lý dịch bệnh.
Cây chỉ hấp thụ khoảng 40% lượng phân bón còn lại sẽ thất thoát làm lãng phí 60% lượng phân bón khiến chi phí tăng cao, kém hiệu quả chi phí.
TỐI ƯU CHI PHÍ PHÂN BÓN QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT
Ở cây lúa: rấy ít nhà nông bón lót hữu cơ cho lúa, thay vào đó là tăng lượng vô cơ, bón thêm 50kg NPK ở mỗi đợt và 50kg kali/ha ở đợt 3 với mong muốn bón nhiều thì năng suất sẽ cao.
Sau một thời gian đất sẽ chai và chua, nguyên nhân do đất không giữ dinh dưỡng, bốc hơi, rửa trôi sau khi bón thấy không bắt phân. Dẫn đến nông dân sẽ bón thêm phân, không đúng thời điểm, làm giảm tốc độ phát triển dẫn đến giảm năng suất.Ở cây ăn trái: nhà nông thường lạm dụng phân vô cơ điều khiển cây ra hoa đậu trái. Bón phân duy nhất 1 lần với khối lượng lớn và sau khi thu hoạch không phục hồi cây và đất bằng phân hữu cơ.
Ngoài ra việc sử dụng phân chuồng tươi, chưa qua xử lý ủ, tiềm tàng các nguy cơ mầm bệnh rất lớn từ cây cỏ, vi khuẩn có hại còn bám trụ trong phân. Nếu không được khắc chế, sẽ xâm nhập gây bệnh và lấn lướt sự phát triển của cây trồng.

Cùng xem biểu đồ chi phí phân bón để thấy, khi tăng lượng phân bón vượt ngưỡng hấp thụ thì năng suất sẽ giảm.

Cây chỉ hấp thụ 40% chất dinh dưỡng được bón
Cây chỉ hấp thụ hết 40% lượng phân được bón

Giải thích biểu đồ như sau:
– Khi không sử dụng phân bón, năng suất ở mức tối thiểu (0)
– Khi sử dụng phân bón năng suất tăng đến vị trí (A), sau đó năng suất đạt đến mức tối đa (B).
– Từ thời điểm này, bất kỳ sự bổ sung thêm phân bón đều không làm tăng năng suất (C)
– Khi sử dụng quá nhiều phân bón sẽ xảy ra sự thiệt hại do độ thoái hoá, độ mặn và ngộ độc dinh dưỡng theo từng thành phần cụ thể và năng suất giảm (D).

Sự đối lập giữa việc sử dụng và không sử dụng hữu cơ vi sinh

Vậy làm sao để tăng hiệu quả hấp thụ?
– Bón phân hữu cơ vi sinh là yếu tố hàng đầu giúp đất tơi xốp, nâng PH, tăng khả năng hấp thụ phân giảm lượng phân bón.
– Tăng mật độ vi sinh cố định đạm và chuyển hoá lân từ đó đất tốt ,rễ nhiều cây khoẻ, kháng bệnh.
– Nếu dùng phân chuồng gia súc, thì cần phải xử lý qua công đoạn ủ bằng men vi sinh nấm Trichoderma (chi tiết tại https://ducthanhco.vn/vi/shops/men-vi-sinh/best-tricho.html) để trừ khử tận gốc vi khuẩn và mầm cỏ dại gây hại, hơn nữa các vi sinh vật có lợi còn giúp tăng cường làm giàu dinh dưỡng trong đất.
– Giữ lớp cỏ và trồng cây họ đậu để giữ ẩm cho đất, cỏ sẽ sử dụng chất dinh dưỡng dư thừa và tích trữ trong thân sử dụng xác làm phân hữu cơ.
– Bón phân thành nhiều đợt, định kỳ 1 tháng 1 lần với khối lượng nhỏ để cây hấp thụ hết
– Từ các yếu tố trên giúp giảm lượng phân bón, giảm chi phí thuốc BVTV từ đó giảm chi phí canh tác và tăng năng suất.
– Bón hữu cơ vi sinh và xen canh cây họ đậu giúp giữ ẩm, đất phì nhiêu cây sinh trưởng tốt

Bón phân hợp lý để tối ưu chi phí, năng suất lúa chúng tôi khuyến cáo bà con:

Bản sao của quy trinh lua step by step (4)
Quy trình bón phân đã được trình diễn đối chứng thành công

Ngoài bón đúng phân đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm chúng ta cần quản lý tốt sâu bệnh hại, kiểm tra ruộng đồng thường xuyên phát hiện và chữa trị bệnh sớm.
Tuân theo quy trình canh tác Đức Thành đã được thực nghiệm, đối chứng thành công.

Chúc bà con trúng mùa được giá.

Cây Trồng Khó – Có Kỹ Sư Lo
Tư vấn miễn phí 24/24: 0933 921 349