Cây vải là 1 trong những loại cây có hệ thống rễ phát triển và khai thác được nhiều dinh dưỡng từ đất. Nhưng bón phân cân đối, hợp lý cho cây vải không chỉ quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế mà còn là cơ sở để phát triển sản xuất bền vững. Hãy cùng Hi-tech Organic tìm hiểu “mô hình kỹ thuật giảm liều lượng tăng hiệu quả phân hóa học cho cây vải” trích trong cuốn “Bón phân khoa học phân hữu cơ thay thế phân hóa học”.
1. Mô hình “bón phân dựa trên khảo nghiệm đất trồng + phân hữu cơ”
1.1. Nguyên lý
Vải là loại cây ăn quả có cành to, vì thế có nhu cầu cao đối với dưỡng chất. Trong những giai đoạn sinh trưởng khác nhau, cây có nhu cầu khác nhau đối với dưỡng chất như nitơ, phốt pho, kali, canxi,magie v.v. “Bón phân dựa trên khảo nghiệm đất trồng” là dựa trên những đặc điểm dinh dưỡng của cây ở những độ tuổi khác nhau, cũng như độ phì nhiêu và khả năng cung cấp dưỡng chất của đất trồng, để từ đó chủ động, kịp thời, cung cấp đủ cho cây những nguyên tố dưỡng chất cần thiết, để đảm bảo cân bằng dưỡng chất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đây là biện pháp quan trọng để đạt được mục tiêu sản lượng cao, chất lượng cao, chi phí thấp, cũng là mắt xích quan trong để hiện đại hóa trong trồng trọt vải.
a) Kỹ thuật bón phân dựa trên khảo nghiệm đất trồng
Dựa trên những yếu tố như nhu cầu phân bón của cây trồng, độ màu mỡ của đất và hiệu quả của phân bón, thông qua việc hóa nghiệm đất trồng để xây dựng nên công thức bón phân. Công thức này sẽ đề xuất liều lượng, thời điểm và phương pháp bón các loại phân đạm, lân, kali cũng như các nguyên tố trung lượng, vi lượng. Tức là dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên nông nghiệp, người nông dân biết cách bón phân một cách khoa học, tránh bón phân cảm tính, giảm bớt lượng phân bón hóa học.
b) Kỹ thuật tăng cường phân bón hữu cơ
Chất hữu cơ là tiêu chí quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Bón phân hữu cơ có thể làm gia tăng hàm lượng hữu cơ trong đất trồng. Phân hữu cơ có chứa nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho thực vật, có thể cung cấp dưỡng chất đều đặn và lâu dài, có lợi trong việc cải thiện đặc tính lý hóa của đất trồng và môi trường sinh thái nông nghiệp, nâng cao tính thoáng khí và khả năng giữ nước và giữ phân của đất trồng. Bón phân hữu cơ có thể nâng cao chất lượng của đất, giảm bớt lượng phân hóa học, đồng thời lại có thể nâng cao chất lượng của cây trồng. Bón phân hóa học có thể nhanh chóng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây vải. Nhưng phương pháp bón phân thích hợp nhất chính là sự kết hợp phân hữu cơ và phân vô cơ, dùng phân hữu cơ thay thế một phần phân hóa học.
1.2. Giải pháp kỹ thuật
a) Phương pháp bón phân
● Nguyên tắc bón phân cho cây con là bón nhiều lần, mỗi lần bón ít phân
Sau khi trồng cây được 1 tháng thì có thể bắt đầu bón phân vào đất, trong vòng 2 – 3 năm mục đích chính của bón phân là kích cho cây mọc nhiều rễ, kích cho ngọn phát triển. Nên nắm vững nguyên tắc “một ngọn hai lần bón phân”, tức là khi cây nảy chồi ngọn cần bón phân đạm là chính, thúc cho ngọn mới sinh trưởng bình thường. Ngọn mới về cơ bản không dài ra nữa, lá chuyển từ màu hồng sang màu xanh nhạt, thì bón phân lần thứ hai, thúc cho ngọn mới già đi, rút ngắn chu kỳ phát triển của ngọn, có lợi cho việc mọc ngọn mới nhiều lần.
Lượng phân bón được quyết định bởi tính chất của cây trồng, kích thước của cây non. Sau khi mới được trồng, cây thường nhỏ và ít rễ, mỗi cây mỗi lần bón 25 – 30 gram phân bón NK hỗn hợp, 20 – 25 gram phân ure, 15 – 20 gram phân kali chloride (KCl), 50 – 75 gram super lân. Có thể bón riêng rẽ từng loại phân, hoặc trộn lẫn các loại phân. Khi bón theo kiểu trộn lẫn giữa các loại phân, thì tùy theo tình hình cụ thể, có thể giảm bớt lượng phân bón. Bắt đầu từ năm sau, lượng phân sẽ tăng dần, tăng 40% – 60% so với năm trước.
● Đối với cây đã ra quả, căn cứ vào lượng phân bón của những năm gần đây từ thực nghiệm bón phân dựa trên khảo nghiệm đất trồng, muốn có được 100kg quả vải tươi, thì cả năm cần lượng phân bón là: 1.6 – 1.9kg phân đạm, ½ – 2.0kg phân lân (P2O5), 2.5 – 3.5kg phân kali (K2O).
b) Giai đoạn bón phân
Trước khi ra hoa: Bón phân trong khoảng thời gian từ cuối tháng 11 đến thượng tuần tháng 12, tác dụng là thúc đẩy phân hóa mầm hoa, sự phát triển của hoa, cải thiện chất lượng hoa, nâng cao tỷ lệ đậu quả, kéo dài thời kỳ suy thoái lá già vào mùa xuân. Trong giai đoạn này, phân đạm và phân kali chiếm 20% – 25% tổng lượng phân bón của cả năm, phân lân chiếm 25% – 30%. Bón cho mỗi cây khoảng 20 – 40kg phân hữu cơ truyền thống (chẳng hạn như phân chuồng) hoặc bón 4 – 5kg phân hữu cơ công nghiệp.
Bón phân thúc cho quả to: Thời điểm bón phân là sau khi ra hoa rụng khoảng 10 – 15 ngày, tác dụng là bổ sung kịp thời dưỡng chất tiêu hao trong quá trình ra hoa, đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của quả, giảm bớt rụng quả sinh lý lần hai, thúc cho quả to lên, tránh để cho dưỡng chất của cây bị tiêu hao quá nhiều, tạo điều kiện tốt cho việc nảy chồi vào mùa thu. Thời kỳ này bón phân kali là chính, kết hợp với phân đạm và phân lân. Phân kali chiếm 40% – 50% tổng lượng phân kali của cả năm, phân đạm và phân lân chiếm 30% – 40%.
Bón phân trước và sau khi thu hoạch quả: Bón phân 7 – 10 ngày trước khi thu hoạch quả sẽ có tác dụng nhanh chóng khôi phục được sức khỏe của cây, thúc đẩy cây mọc chồi màu thu, nuôi dưỡng cành cho mẹ khỏe mạnh, tạo nền tảng cho sự bội thu trong năm tới. Trong giai đoạn này, bón phân đạm là chính, kết hợp với phân lân, phân kali. Lượng phân đạm chiếm 45% – 55% tổng lượng phân đạm của cả năm, phân lân và phân kali chiếm 30% – 40%. Bón phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả và đầu xuân năm sau.
Một số vấn đề cần lưu ý: Vào vụ thu đông, sử dụng phương pháp bón phân hữu cơ vào rãnh, đồng thời kết hợp với nhổ cỏ, dọn vườn. Dựa vào tuổi của cây, tình hình phát triển của cây và công thức để bón đủ liều lượng. Dựa vào khí hậu thu đông, trình độ quản lý, để làm tốt công tác quản lý chồi vụ thu đông. Bón phân cho cây vải chủ yếu dùng phương pháp bón vào đất, đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế của những thời kỳ khác nhau, có thể bón phun xịt thêm phân vào lá. Chẳng hạn, có thể sử dụng 0.3% – 0.4% phân ure, 0.3% – 0.4% kali dihydrophosphat (KDP), 0.05% – 0.10% axit boric, 0.02% – 0.05% borax (hàn the), 0.3% – 0.5% magie sunfat.
1.3. Phân tích hiệu quả
Thông qua khảo nghiệm đất trồng để bón phân dựa trên công thức khoa học, tăng lượng phân hữu cơ, tăng cường quản lý nước và phân, giảm lượng phân bón hóa học, nâng cao sản lượng cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản, tuân theo hệ thống tiêu chuẩn “thực phẩm xanh”, “nông sản không gây hại” đồng thời tạo dựng thương hiệu nông sản giàu selen, nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại lợi ích lớn hơn.
a) Lợi ích về mặt kinh tế
Khu vực trồng thử nghiệm với mật độ 30 cây cải/1 mẫu. Dựa trên sản lượng được tính toán ở khu vực trồng thử nghiệm, cây vải được trồng bằng mô hình này có sản lượng bình quân mỗi mẫu cao hơn 150kg so với những khu vực khác. Từ đó có thể thấy, mô hình trồng cây vải “bón phân dựa trên khảo nghiệm đất trồng + phân hữu cơ” có thể mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
b) Lợi ích về mặt môi trường
Dựa trên khảo sát, chất lượng quả vải được trồng theo mô hình truyền thống chỉ dùng phân bón hóa học, thì phần lớn đều có chất lượng kém, không phù hợp với tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường Âu – Mỹ. Nếu thay đổi thành mô hình trồng trọt sử dụng kết hợp phân bón hóa học và phân hữu cơ, thì chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện rõ rệt, vừa làm tăng sức cạnh tranh của quả vải ở thị trường trong và ngoài nước, lại giảm được ô nhiễm hóa học, bảo vệ hiệu quả môi trường sinh thái của vườn cây, đồng thời cũng bảo vệ sức khỏe của con người và gia súc.
2. Nông nghiệp hữu cơ: Hướng canh tác bền vững cùng phân bón Hi-tech Organic
Trong các loại phân bón hữu cơ Hi-tech Organic nghiên cứu và sản xuất đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng như khi sử dụng phân bón hóa học.
Đặc biệt trong phân hữu cơ Hi-tech Organic còn có các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.
Phân hữu cơ vi sinh Hi-tech Organic đã có mặt tại các cửa hàng VTNN trên cả nước. Quý bà con có thể mua hàng thông qua Shopee hoặc liên hệ Fanpage Phân hữu cơ Hi-tech Organic để được tư vấn thêm. Hiện nay, Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành và Công ty Cổ phần Hi-tech Organic đang mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trên toàn quốc cùng nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn. Quý đối tác, đại lý kinh doanh VTNN có nhu cầu hợp tác thương mại, vui lòng liên hệ Hotline 0933 921 349 để được đội ngũ liên hệ tư vấn miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo: Trần Giang Sơn (dịch). (2024). Bón phân khoa học, phân hữu cơ thay thế phân hóa học. Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội.