Bệnh cháy lá, chết đọt trên sầu riêng là một trong những bệnh phổ biến xuất hiện thường xuyên ở tất cả các giai đoạn từ cây con đến cây trưởng thành.
TRIỆU CHỨNG BỆNH HẠI
Nguyên nhân gây bệnh cháy lá, chết đọt là do nấm Rhizoctonia solani, ban đầu triệu chứng xuất hiện trên những lá non có vết bệnh nhỏ dạng giọt nước hay phỏng nước sôi trên lá, màu sắc lá chuyển sang màu xanh đậm. Các vết bệnh này xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên lá, sau đó lan dần ra cả lá và liên kết lại khắp bề mặt của lá.
Những cây con bị bệnh nặng thường bị rụng hết lá khiến cây chỉ còn cành trơ trụi, cây không thể tiếp tục quang hợp nên làm cho đọt cây con và đọt cây tháp bị thối đen.Những dấu hiệu ban đầu của bệnh khá mờ nhạt nên bà con dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của chứng thiếu dinh dưỡng hoặc một số vết chích do côn trùng để lại vì vậy khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng, khó chữa trị dứt điểm và khá là tốn kém vì vậy bà con nên lưu tâm thăm vườn và quan sát thường xuyên đặc biệt là trong giai đoạn cây con và giai đoạn ra hoa kết trái.
VƯỜN SẦU RIÊNG NHIỄM BỆNH
Anh Phan Thanh Lạc – chủ vườn sầu riêng huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh có những chia sẻ như sau: “Vườn sầu riêng 2,5ha của tôi trồng đến nay cũng đã một năm rưỡi, những tháng đầu khi xuống giống, cây sinh trưởng và phát triển rất tốt. Khoảng tháng thứ 10 trở đi thì cây có tình trạng khô cháy lá và đọt bị chết có cây chết khoảng một gang tay tính từ ngọn trở xuống. Tôi cũng đã sử dụng rất nhiều loại thuốc phân bón và cả chất cải tạo đất nhưng vẫn không khỏi”
Sau quá trình kiểm tra vườn, ghi nhận thông tin, kiểm tra các loại thuốc và phân bón vườn đang sử dụng. Về mặt chuyên môn chúng tôi có những nhận định như sau:
– Nguyên nhân thứ 1: Khâu thiết kế vườn ban đầu chưa được chuẩn không có hệ thống thoát nước, mùa mưa gây ngập úng làm rễ bị yếu giảm khả năng hút dinh dưỡng và sức đề kháng của cây trồng.
– Nguyên nhân thứ 2: Trong vườn để quá nhiều cỏ dại mọc cao, những loại cỏ này sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với sầu riêng và cũng là nơi trú ngụ của những loài côn trùng là môi giới truyên nấm bệnh.
– Nguyên nhân thứ 3: Bón phân không cân đối sai liều lượng, phun thuốc không theo “nguyên tắc 4 đúng” dẫn đến tình trạng càng lúc càng trầm trọng hơn.
QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI TRIỆT ĐỂ
SẢN PHẨM | LIỀU LƯỢNG/ phuy 200l nước | CÔNG DỤNG | GHI CHÚ |
Làm cỏ quanh gốc và toàn vườn. Cắt bỏ những phần đọt bị chết, lá rụng mang đi tiêu huỷ khỏi vườn |
|||
RUBBERCARE 720WP DT ABA 60.5EC |
500g 240ml |
Tiêu diệt hết sạch nấm bệnh trên bề mặt lá, phía dưới đất, khử trùng các vết cắt và lưu dẫn tiêu diệt các nấm nhiễm bênh trong thân cây và phòng trừ cả sâu hại tấn công. | Tưới đều cả cây ướt lá đẫm cả gốc, mỗi cây tưới 2 lít |
RUBBERCARE 720WP DT ABA 60.5EC |
500g 240ml |
Cử thuốc này xử lý để chắc chắn không còn tế bào nấm bệnh nào còn sót lại trên cây nữa. | Tưới đều cả cây ướt lá đẫm cả gốc, mỗi cây tưới 1 lít |
Phân bón hữu cơ vi sinh Hi-Tech Organic Tri – Mix | Cung cấp chất hữu cơ, dinh dưỡng kịp thời cho cây tái tạo lại bộ rễ và cơi đọt, bổ sung tập đoàn vi sinh vật có lợi với mật số lớn đối kháng nấm bệnh gây hại trong đất. | Rãi đều xung quang gốc phần chiếu tán cây, mỗi cây 2kg. |
HIỆU QUẢ SAU 30 NGÀY
Sau liệu trình điều trị bệnh thì toàn bộ những cây nhiễm bệnh đã khỏi bệnh hoàn toàn, ra nhiều bộ cơi đọt mới, rễ tơ mọc rất nhiều. Từ những cơ sở đó chúng ta tiếp tục chăm sóc cây sầu riêng bằng việc bón phân cân đối giữa hữu cơ và vô cơ phòng sâu bệnh định kì sẽ giúp vườn cây phát triển một cách khỏe mạnh và bền vững nhất.