Phòng trừ nấm Phytophthora sp.-Phycomycetes gây thối củ khoai mì (sắn) • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Phòng trừ nấm Phytophthora sp.-Phycomycetes gây thối củ khoai mì (sắn)

Thối củ khoai mì là một trong những tình trạng phổ biến khiến nhà nông bị ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch. Việc thối củ khoai mì sẽ khiến chất lượng nông sản bị ảnh hưởng như không đủ chữ trữ bột theo tiêu chuẩn đầu ra. Do đó, bà con cần có giải pháp phòng trừ hiệu quả tình trạng thối củ khoai mì (sắn), để mùa vụ mang lại kết quả tốt nhất.

1. Sơ lược về cây khoai mì (sắn)

Cây khoai mì là loại nông sản lấy tinh bột từ củ. Trong đó củ mì được hình thành từ rễ. Khoai mì có 2 loại rễ chủ yếu:

1.1 Rễ con:

Làm nhiệm vụ hút nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ con được mọc từ hom là chính và thường thì mỗi cây có thể phát triển lên đến 400 rễ. Các rễ này có xu hướng ăn sâu vào lòng đất để tìm nước và khoáng chất. Do đó khoai mì có khả năng chịu hạn rất tốt. Ở những vùng khô hạn, rễ có khả năng ăn sâu lên đến 1,5 m.

1.2 Rễ củ:

Rễ củ được phân hóa từ rễ con. Chúng phát triển từ những mô phân sinh. Khi các rễ gặp điều kiện thuận lợi, tập trung nhiều dinh dưỡng, các mô tượng tầng hoạt động mạnh sẽ hình thành củ. Đa số củ mì hình thành từ rễ con mọc ngang là chính.

Phòng trừ nấm Phytophthora sp.-Phycomycetes gây thối củ khoai mì (sắn)
Củ khoai mì.

Mỗi cây khoai mì (sắn) thường có từ 3-6 củ. Kích thước trung bình của củ dao động khoảng 30x3cm-70x7cm. Củ mì được chia làm 4 phần chính: biểu bì (vỏ lụa), tầng vỏ, tầng chất bột (ruột củ). Tầng chất bột là mô mềm Cellulose, chủ yếu tích lũy tinh bột. Còn phần lõi (giữa củ) là bó mạch gỗ trung tâm.

Thời gian hình thành củ khoảng 1,5-2 tháng sau trồng. Tuy nhiên còn tùy theo giống, điều kiện thời tiết khí hậu và kỹ thuật trồng mà khả năng phát triển của cây về sau sẽ biến đổi.

Cây mì có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên để vụ mùa đạt được năng suất cao cần chọn loại đất có tiêu chuẩn là: tầng canh tác dày, không bị ngập úng, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ pH: 6-7, có độ dốc <15o.

2. Đất và mật độ trồng hợp lý của khoai mì (sắn) cho chất lượng cao

2.1 Kỹ thuật làm đất:

Đối với việc làm đất, bà con cần cày ải, cày sâu. Từ đây, tạo tầng canh tác từ 0,4-0,5 m lên líp thoát nước tốt mùa mưa.

2.2 Mật độ trồng khoai mì (sắn) hợp lý nhất

– Đối với đất bằng: đất tốt phải lên luống. Hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây 0,7-0,8m. Đảm bảo mật độ 10.500-12.000 cây/ha.

– Đối với đất đồi vệ: bà con trồng hàng cách hàng 1m, cây cách cây 0,7-0,8m. Đảm bảo mật độ trồng khoảng 12.500-14.000 cây/ha. Ở những vùng đất như Tây Ninh, khuyến cáo bà con trồng khoảng 10.000 – 13.000 hom/ha.

2.3 Một số giống khoai mì được trồng phổ biến:

Một số giống mì được trồng phổ biến như: KM60; KM95; KM94; KM140. Thời gian sinh trưởng từ 9 -12 tháng. Năng suất trung bình ước tính đạt từ 40-50 tấn ha. Các giống mì này thường có chữ bột khoảng 28-30%.

3. Tác nhân và cách phòng tránh bệnh thối củ khoai mì gây hại năng suất cây

3.1 Tác nhân gây thối củ khoai mì (sắn)

Bệnh thối củ thường gặp ở những vùng đất trũng, mưa nhiều, thoát nước kém. Điều này gây ảnh hưởng đến bộ rễ khoai mì. Tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công, xâm nhập. Nấm làm cho thối củ khoai mì chủ yếu là nấm Phytophthora sp.-Phycomycetes gây ra. Bệnh thối củ khoai mì thường phát sinh từ khi củ mới hình thành, trong khoảng 1.5-2 tháng nhưng tập trung gây hại nặng khi củ lớn đến thu hoạch. Nấm Phytophthora sp.-Phycomycetes tồn tại trong đất là chủ yếu. Chúng xâm nhập chủ yếu qua các vết thương do tác nhân từ bên ngoài đến cây và đến củ.

Phòng trừ nấm Phytophthora sp.-Phycomycetes gây thối củ khoai mì (sắn)
Tình trạng thối củ khoai mì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tinh bột thu hoạch về cuối vụ.

Hiện nay, trên thị trường chưa có giống khoai mì (sắn) kháng bệnh. Nếu bệnh xuất hiện trên lá tạo ra các vết cháy màu nâu. Trên củ và cuống rễ, bệnh tạo thành những hàng vết nâu có hình dạng không cố định. Những chỗ bị bệnh sẽ dần bị thối mềm và tiết ra chất dịch có mùi hôi. Nếu bệnh nặng, thời tiết ẩm thấp, ta sẽ thấy lớp tơ nấm màu trắng xuất hiện trên bề mặt vết bệnh. Nếu cây bị thối củ, sinh trưởng kém nặng gây chết cả cây.

3.2 Kỹ thuật phòng trừ nấm bệnh thối củ khoai mì sắn cho mùa vụ đạt chất lượng 

+ Bà con nên làm đất kỹ, tạo nền đất đều. Đặc biệt cần làm đất kỹ để tránh ngập úng vào mùa mưa.

+ Có thể luân phiên thay đổi canh tác các loại cây trồng khác nhau trên cùng một khu đất.

+ Thường xuyên sử dụng các loại thuốc diệt nấm vào mùa mưa. Bà con có thể sử dụng những loại thuốc có chứa thành phần Metalaxyl-M và Mancozeb như Rubbercare 720WP để phòng trừ bệnh.

Thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.

Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany

Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.