Một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất gây hại trên cây cà phê phải nói tới bệnh gỉ sắt. Bệnh phổ biến, có thể diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng đặc biệt nhất là mùa mưa. Bước đầu xác định những dấu hiệu trên mặt và dưới lá sẽ giúp hạn chế, phòng ngừa tốt nhất, ngăn chặn hiện tượng rụng lá ảnh hưởng đến vụ mùa của người dân. Đồng thời, bà con cần sử dụng những loại thuốc hóa học đặc trị để bảo vệ cây trồng.
Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện vào mùa mưa, không khí nóng ẩm gây nguy hiểm đến cây trồng
Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê là gì?
Bệnh gỉ sắt hay còn gọi là rỉ sắt thường xuất hiện trên cây cà phê chè (arabica). Nó có sức công phá lớn có thể tác động đến toàn bộ cây trong vườn tổng thời gian ngắn, gây thiệt hại nặng cho bà con.
Được phát hiện từ những năm 1860 bắt đầu từ Srilanka sau đó lan rộng đến châu Phi rồi đến châu Á. Đến thế kỷ 20 hầu hết các nước châu Á đều ghi nhận những cây trồng cà phê có dấu hiệu bệnh. Tại Việt Nam, bệnh lây lan và phá hủy hàng ngàn hecta cà phê, đặc biệt là cà phê chè. Điển hình 1940-1945, ở tỉnh Daklak diện tích cây trồng chỉ còn lại 60 hecta. Đến năm 1957 phải phá bỏ toàn bộ để thay cà phê vối.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gỉ sắt
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh là do nấm Hemileia Vastatrix B và Br gây hại. Đây là loại nấm chuyên ký sinh trên cây cà phê và hiện nay có tới 32 chủng sinh lý của nấm H.Vastatrix B và Br có thể ảnh hưởng đến cây cà phê.
Nấm ký sinh tạo thành vết hình tròn nhỏ màu vàng nhạt. Bệnh phát tán rất nhanh từ các bào tử nấm trong các bột phấn màu da cam do gió, súc vật và con người mang từ cây này sang cây khác.
Bảo tử nấm có thể nảy mầm ở nhiệt độ 15 – 28 độ C, thích hợp nhất là 20 – 22 độ C. Do đó mà miền Nam, nấm sinh sôi vào mùa mưa khi mà không khí nóng ẩm, thời tiết oi bức hoặc mùa khô, nắng dịu và có sương ướt lá. Các tỉnh Tây Nguyên bệnh phát triển mạnh vào đầu mùa mưa tháng 4 – 5. Còn ở miền Bắc, phát sinh từ tháng 2 đến tháng 5, vụ thu đông từ tháng 9 đến 12.
Tác hại của bệnh gỉ sắt trên cây cà phê
Ban đầu, bệnh chỉ xuất hiện trên lá, sau đó đến thân và quả, cây sẽ rụng lá dẫn đến mất sức, kém phát triển và đậu quả thấp, năng suất sụt giảm nghiêm trọng. Trường hợp cây bị nặng có thể làm cây suy kiệt rồi chết khô. Với những vườn cà phê trồng quy mô lớn, bà con thường xuyên thăm vườn để phát hiện những dấu hiệu ngay từ sớm để tránh trường hợp bị phát tán trên diện rộng.
Dấu hiệu nhận biết sớm: Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh
Khi cây bị nhiễm bệnh, dưới đây là những dấu hiệu sớm mà bạn cần lưu ý:
- Ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt dưới lá, giống đốm mắt cua.
- Vết gỉ sắt lớn dần, mật độ bào tử nấm gỉ sắt dày đặc tạo thành những lớp bột màu cam rất dễ nhận diện.
- Dần dần các bào tử này sẽ biến mất và để lại trên lá những vết màu nâu như bị cháy. Các đốm liên kết với nhau tạo thành đốm lớn.
- Khi nặng hơn, cây rụng hết lá và héo khô cả cây.
- Nếu trước đây, bệnh chỉ ảnh hưởng đến cây cà phê chè thì thời gian gần đây, nó có dấu hiệu biến đổi và lây lan sang cả cà phê vối, vốn được xem là loại cà phê kháng bệnh gỉ sắt.
Dấu hiệu nhận biết và chuyển biến dễ nhận thấy của bệnh
Cách phòng ngừa bệnh gỉ sắt cà phê
Bà con lưu ý cách phòng ngừa bệnh gỉ sắt cà phê hiệu quả như sau:
Biện pháp tổng hợp:
- Chọn giống kháng gỉ sắt là cách hiệu quả ngay từ ban đầu.
- Thường xuyên vệ sinh vườn nương rẫy nhất là sau quá trình thu hoạch để cải tạo đất và diệt trừ mầm bệnh tồn tại.
- Trồng cây với mật độ thích hợp, tỉa tán, tạo cành, dọn vườn giúp vườn cây luôn thông thoáng, khô ráo.
- Tạo bóng che để điều chỉnh ánh sáng hợp lý từ đầu mùa mưa, hạn chế nấm phát triển.
- Tỉa bỏ những bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy.
- Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục để cung cấp dưỡng chất cho cây thay vì các loại hóa học.
Biện pháp hóa học:
Khi chớm phát hiện bệnh xuất hiện, tiến hành phun một số loại thuốc trị rỉ sắt cà phê sau đây:
- HEXALAZOLE 300SC hoặc phun phòng những đợt ra đọt non, lá non, ra hoa và trái non. Đặc biệt, chú ý phun phòng định kỳ 10-15 ngày/ lần vào mùa mưa với liều lượng 240-250ml/phuy 200 lít nước. Lượng nước thuốc 400-500 lít đủ để phun ướt đều các bộ phận cây trồng.
- ORI 150SC thuốc trừ nấm bệnh hoạt chất kép, phổ tác dụng rộng với bệnh gỉ sắt. Sử dụng với liều lượng 20-25ml/16 lít.
- VILA-FUJI 100SL với liều lượng 30-40ml/16 lít nước.
- UPPER 400SC liều lượng 100-120ml/200 lít.
Sử dụng thuốc hóa học để phòng trị hiệu quả bệnh gỉ sắt cà phê
HEXALAZOLE 300SC ĐẶC TÍNH VÀ CÔNG DỤNG
- Là thuốc trừ nấm bệnh có chứa hoạt chất kép. Thuốc được sản xuất với công nghệ tiến tiến do công ty Đông Nam Đức Thành độc quyền phân phối tại Việt Nam.
- Thuốc có tính thấm sâu, lưu dẫn mạnh, bám dính tốt ít bị rửa trôi. Di chuyển nhanh vào mô cây, vừa phòng được mà còn có khả năng truy diệt nấm xâm nhập sâu bên trong nên tác dụng nhanh và hiệu lực kéo dài. Thuốc luôn là sản phẩm được bà con nông dân luôn tin tưởng sử dụng và đã sử dụng rộng rãi.
- Ngoài công dụng phòng trị hiệu quả gỉ sắt hại cà phê, thuốc còn có tác dụng giữ cho bộ lá xanh bóng, hỗ trợ quang hợp tích cực, giúp nông sản bóng sáng, tạo quả cà phê to, nhân đều.
- Bảo vệ cây cà phê luôn sạch bệnh, tăng năng suất và phẩm chất, mùa màng bội thu.
Qua bài viết này, Đức Thành đã tổng hợp đầy đủ thông tin quan trọng về bệnh gỉ sắt trên cây cà phê cho bà con tham khảo. Hy vọng bà con sẽ sớm nhận biết các dấu hiệu và áp dụng hiệu quả phòng trừ. Ngoài ra, bà con có thể tìm hiểu thêm các nội dung về các bệnh trên cây trồng khác để bổ sung vào quá trình chăm sóc cây cà phê xanh tốt hơn tại đây. Bà con hãy gọi đến hotline 0379399843 để được tư vấn trực tiếp và nhanh chóng nhất nhé!