Hiện tượng sượng trái sầu riêng xảy ra rất phổ biến trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn mang trái, ảnh hưởng không ít tới chất lượng trái sầu riêng cũng như kinh tế của bà con nông dân. Nay công ty TNHH Đức Thành chia sẻ với quý bà con nông dân nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng.
NGUYÊN NHÂN GÂY SƯỢNG TRÁI SẦU RIÊNG LÀ DO ĐÂU?
- Mất cân bằng dinh dưỡng giai đoạn nuôi trái
- Do côn trùng chít hút, sâu đục trái
- Do nấm bệnh tấn công
- Do bón phân có hàm lượng KCL quá cao
SƯỢNG TRÁI SẦU RIÊNG DO MẤT CÂN BẰNG DINH DƯỠNG LÀ GÌ?
NGUYÊN NHÂN:
- Do bộ rễ phát triển kém, đất nghèo dinh dưỡng, bà con ít dùng phân hữu cơ, hoặc bón phân giai đoạn nuôi trái không đủ dinh dưỡng để nuôi trái.
- Do bộ lá bị suy (cháy lá), dẫn tới sự quang hợp của cây yếu, dẫn tới khả năng quang hợp yếu nên không tập trung đủ dinh dưỡng để nuôi trái. Thường trường hợp này hay xảy ra đối với các vườn cây bị nhiễm bệnh và vườn xử lí làm trái nghịch vụ sử dụng quá nhiều chất kích thích sinh trưởng gây ra cháy lá.
- Do nước thường vào mùa mưa, lượng nước nhiều làm cây dễ đâm rễ mới và đi đọt mới, khi cây đi đọt mới thì dinh dưỡng trong cây sẽ chia ra cho ngọn. Vì thế lượng dinh dưỡng sẽ bị cạnh tranh, cung cấp nuôi trái không đủ dễ gây tình trạng méo trái (thiếu hộc, lép hộc) và kéo theo sượng múi bên trong.
- Do môi trường khô hạn (cây thiếu nước) dẫn tới sự hút dinh dưỡng của bộ rễ lên nuôi trái kém cũng như dẫn tới hiện tượng sượng trái sầu riêng.
- Độ PH quá thấp rễ không hấp thu hoặc hấp thu không đủ được dinh dưỡng để nuôi trái.
CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SƯỢNG TRÁI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG DO SỰ MẤT CÂN BẰNG DINH DƯỠNG
Để nuôi được 1 trái sầu riêng phát triển mẫu mã đẹp trên 1 cành bắt buộc phải có ít nhất từ 125 – 135 lá nguyên bản không bị hư hại (cháy lá, đốm lá…). Vì vậy để chống hiện tượng sượng trái do sự mất cân bằng dinh dưỡng, bà con cần chú ý:
– Kiểm tra độ PH đất và thường xuyên giữ độ PH đất cho cây từ 6.0 – 6.5 là tốt nhất.
– Làm thoáng gốc, thu dọn sạch (cỏ, rơm rác, hoa, lá…) xung quanh gốc, làm sạch ra tới mép tán lá tạo độ thông thoáng cho gốc sầu riêng.
– Thường xuyên bổ sung phân hữu cơ cho cây để tạo độ tơi xốp cho bộ rễ phát triển khỏe mạnh, hút dinh dưỡng tốt cũng như giữ ẩm cho gốc.
Bà con nên sử dụng phân hữu cơ khoáng Ruby (HC:15% NPK: 3-3-2, Axit Humic: 3,5%, Ca: 2,14%, Mg: 1,2%) với liều lượng 5 – 7kg/gốc cho cây giai đoạn nuôi trái định kỳ 15-20 ngày bón 1 lần.
– Sử dụng phân NPK Apple 4 ( Kali trắng) 15-15-15 + TE của công ty TNHH Đức Thành bón định kỳ 15 – 20 ngày với liều lượng 1,5kg – 3kg/lần bón.
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích với liều lượng quá cao gây tổn thương bộ rễ hay lá (GA3, MKP, Paclo….)
– Định kỳ 10 – 15 ngày sử dụng RUBBERCARE 720WP để phòng trừ các loại nấm bệnh tấn công và bảo vệ cây sầu riêng trong giai đoạn mang trái.
Tác giả: Kỹ sư nông nghiệp Thành Long