Nguyên nhân chính khiến lúa bị ngộ độc hữu cơ và giải pháp hồi phục • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Nguyên nhân chính khiến lúa bị ngộ độc hữu cơ và giải pháp hồi phục

Do nhiều nguyên nhân có thể tác động khiến lúa bị ngộ độc hữu cơ. Nhưng nguyên nhân chính chủ yếu là do ruộng nhiễm phèn, bón thừa Đạm. Hơn nữa, rơm rạ tàn dư của vụ mùa trước cũng sẽ sinh ra độc chất hữu cơ. Chúng làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất vụ mùa lần này của quý nhà nông. Dưới đây là một số nguyên nhân và giải pháp do Công ty Phân bón & thuốc BVTV Đức Thành nghiên cứu giúp bà con dễ dàng nhận biết và có biện pháp khắc phục được tình trạng lúa bị ngộ độc.

1. Nguyên nhân chính khiến lúa bị ngộ độc hữu cơ

Do đặc điểm thời vụ, sau khi thu hoạch bà con nhanh chóng gấp rút cày xới đất nhằm chuẩn bị sạ cho vụ lúa kế tiếp:

+ Rơm rạ, tàn dư chưa phân hủy do việc bà con canh tác lúa liên tục trên 1 mảnh ruộng. Rơm rạ của vụ canh tác trước vùi trong đất phân hủy và ở điều kiện yếm khí, chúng tiết ra chất độc cho lúa vụ sau. Vì Acid hữu cơ làm độ chua trong đất tăng lên.

+ Acid hữu cơ làm thối rễ lúa. Nếu thời gian rễ lúa bị thối kéo dài thì cây lúa không hấp thụ được chất dinh dưỡng sẽ làm cây lúa suy yếu có màu vàng. Bụi lúa kém đâm chồi và lúa bị lùn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, năng suất lúa của bà con.

Lúa bị ngộ độc hữu cơ
Lúa bị ngộ độc hữu cơ khiến rễ lúa bị thối vàng, giảm khả năng hút dinh dưỡng nuôi cây.

+ Mưa rửa ruộng bị trái mùa nên không xử lý rơm rạ được. Dẫn đến bị vùi trong điều kiện ngập nước rồi bà con làm đất trồng lúa vụ sau. Sự phân hủy rơm của vụ trước sinh ra độc chất hữu cơ. Làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và hút dinh dưỡng lúa đặc biệt là bộ rễ.

+ Đất thiếu oxi yếm khí ức chế hô hấp của rễ, ruộng bị chua bà con ít bón vôi để cải tạo lại đất. Bà con lưu ý việc bón NPK không cân đối, thừa đạm quá nhiều và ruộng nhiễm phèn thì tình trạng ngộ độc lúa diễn ra nhanh hơn.

+ Hiện tượng này thường xảy ra khi bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục hết, không phơi ải, ngập nước thường xuyên còn lẫn rơm rạ trong đất chưa phân hủy hết.

2. Giải pháp hồi phục lúa bị ngộ độc hữu cơ

Làm đất cho thông thoáng:

– Trong việc cày vùi rơm rạ bà con nên để đất trống tầm 3 tuần mới nên gieo sạ tiếp vụ mùa sau. Bà con nên kết hợp xử lý nấm bệnh trước khi bà con cày vùi góc rơm rạ. Sau khi cày vùi rơm cho nước vào tầm 2 tuần đưa nước ra và đưa nước mới vào để làm đất gieo sạ.

– Bà con nên tạo rãnh thoát nước tốt, nước rút nhanh giúp loại bỏ chất độc ra khỏi ruộng. Làm đất khô ráo, có khe nứt cho không khí len lỏi vào đất tạo lực đẩy cho chất độc bay hơi.

– Nếu áp dụng được thì chúng vừa giúp xả chất độc thoát nhanh và cũng làm cho chất độc bay hơi dần.

Tháo nước tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh khỏe:

– Sau khi bà con bón phân cho lúa ở giai đoạn 15 – 25 ngày sau sạ, nên rút nước ruộng cạn khô 5-7 ngày. Sau đó cho nước vào ruộng mực nước 3 – 5cm. Biện pháp này cung cấp oxy trong đất, bộ rễ phát triển tốt nên bà con nên lập lại nhiều lần.

– Việc rút nước tạo cho cây lúa đẻ nhánh nhiều, rễ phát triển mạnh, bám sâu vào đất. Đây là cơ sở giúp lúa tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Điều này cũng giúp cây lúa ít bị đổ ngã khi trời mưa lớn hay thời tiết bất lợi.

Bón phân với hàm lượng cân đối và đầy đủ dinh dưỡng:

– Bà con nên bón phân cân đối và đầy đủ giúp lúa cứng cây, khỏe mạnh ngay từ đầu vụ.

– Ruộng lúa bị ngộ độc bà con ngừng việc bón NPK và Đạm. Nhưng bà con phải đưa nước vào ruộng mực nước 2 – 3cm, kết hợp sực bùn giúp rễ thoáng khí. Sau 5 – 7 ngày đưa nước ra khỏi ruộng, bà con nên để khô 2 – 3 ngày. Sau đó, đưa nước vô ruộng trở lại để rửa bớt độc tố trong qua trình phân hủy rơm.

– Ngoài ra, bà con cũng nên sử dụng điều hòa sinh trưởng để chống stress cho cây lúa.

– Bà con cần bón lót đầy đủ và bón sớm các dòng phân bón chuyên dùng cho lúa. Lúc này, phân bón giúp cung cấp dinh dưỡng cây lúa đầy đủ và cân đối. Tạo nguồn năng lượng giúp phục hồi rễ, đẻ nhánh nhanh và khỏe. Hơn nữa, cũng giúp tăng sức đề kháng, tăng năng suất và chất lượng lúa.

Phục hồi nhanh tình trạng lúa bị ngộ độc hữu cơ bằng Amino 15SL và Siêu Lân Đỏ:

– Để cho lúa phục hồi nhanh, bà con nên phun phân bón lá Amino 15SL, Siêu Lân Đỏ (6-4-7). Bộ đôi này giúp tăng khả năng hút dinh dưỡng, có tác dụng trong việc phục hồi lúa rất tốt.

Nguyên nhân chính khiến lúa bị ngộ độc hữu cơ và giải pháp hồi phục
Siêu Lân Đỏ và Amino 15SL là sản phẩm do công ty Phân bón & thuốc BVTV Đức Thành sản xuất. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, cần thiết bổ sung cho lúa được hồi phục nhanh, ra rễ nhiều, đẻ nhánh khoẻ.

+ Phân bón lá Siêu Lân Đỏ (Đức Thành 11) là sản phẩm có công dụng siêu hạ phèn cho lúa. Đồng thời, Siêu Lân Đỏ còn giúp giải độc hữu cơ cho lúa hiệu quả. Cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao có trong Siêu Lân Đỏ giúp cây phát triển rễ mạnh khoẻ. Và giúp hạt lúa được căng tròn, chắc hạt.

+ Thuốc trừ sâu sinh học Amino 15SL giúp tăng khả năng quang hợp, giữ màu xanh cho lá. Trong giai đoạn làm đòng, Amino 15SL giúp tăng sức đề kháng cho lúa mập đòng.

LƯU Ý: sau khi kiểm tra rễ (rễ trắng), lá lúa, ruộng lúa xanh bà con sử dụng chất kích thích ra rễ. Việc này giúp lúa phục hồi ra nhiều rễ mới. Khi mà cây phát triển tốt tiến hành bón thúc chăm sóc bình thường.

Thuốc trừ sâu Amino 15SL và phân bón lá Siêu Lân Đỏ được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.

Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany

Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.