Bệnh cháy bìa lá là một trong những hiện tượng thường thấy ở lúa. Đặc biệt là khoảng thời gian mưa nhiều, trời âm u, ẩm độ không khí cao là yếu tố thuận lợi khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.
1. Triệu chứng cháy bìa lá lúa
Triệu chứng bệnh cháy bìa lá lúa cho thấy vết bệnh tạo thành các sọc từ mép lá gần đỉnh, sau đó lan dần xuống dưới ở hai bên bìa lá.
Đầu tiên, vết bệnh là những vệt nhỏ trong suốt, nằm giữa các gân lá. Sau đó vết bệnh lớn dần và chuyển sang màu vàng xám nhạt. Vào sáng sớm hoặc ngày mưa ẩm ướt bệnh thường trở nên trắng mờ.
Trên vết bệnh có những giọt keo vàng hoặc khô lại thành hạt nhỏ đó là dịch vi khuẩn. Những giọt keo này thường nhỏ giọt ra ngoài vào sáng sớm, chiều tối và ban đêm. Sau đó, bệnh làm cho lá khô, mất khả năng quang hợp.
Giữa vết cháy và phần xanh còn lại của lá có ranh giới rõ ràng bởi một đường nâu sẫm. Bệnh nặng làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bị khô nhanh trước khi lúa chín, làm hạt kém mẩy và vỏ trấu bị đen.
2. Nguyên nhân khiến ruộng lúa bị cháy bìa lá
Bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá. Đặc biệt, dễ xâm nhập qua vết thương xây xát trên lá.
Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương. Sau đó, vi khuẩn tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên. Vi khuẩn phát triển trong phạm vi pH từ 4 – 8,8. Nhiệt độ tối thích để chúng phát triển mạnh là khoảng từ 28 – 30oC.
Cỏ dại, đất, nước, hạt giống, tàn dư cây bệnh là những yếu tố tạo nguồn bệnh. Lúa thuộc giống mẫn cảm bệnh thường bị rất sớm và nặng, giảm năng suất, đặc biệt những năm nhiều mưa bão.
Tùy thuộc vào mưa, gió, giông bão xảy ra trong vụ mà bệnh có thể truyền lan khá rộng. Và khi đó, giọt keo vi khuẩn hình thành với số lượng nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm bệnh phát triển mạnh sau mỗi đợt mưa gió.
3. Biện pháp giúp bà con nông dân phòng trừ bệnh cháy bìa lá cho lúa
3.1 Phòng trừ cháy bìa lá lúa theo cách truyền thống, thủ công:
Quý bà con nông dân nên thường xuyên vệ sinh đồng ruộng cho thông thoáng. Đồng thời, bà con cũng cần thu gom, tiêu huỷ rác thải, rơm rạ sau khi ruộng đã thu hoạch. Để sớm cắt đứt chuỗi lây lan dịch bệnh hại cho lúa.
Ngoài ra bà con cũng cần làm đất thật kỹ, ngâm nước ruộng để diệt trừ nguồn bệnh và tàn dư gây hại có trong đất.
Để quá trình kiểm soát dịch bệnh cho ruộng được tốt, bà con nên chọn giống sạch bệnh ngay từ ban đầu. Đồng thời, quý bà con nên xử lý giống trước khi gieo sạ và mật độ sạ thưa để lúa được đảm bảo điều kiện sinh trưởng.
Bón phân NPK với hàm lượng và tỷ lệ thật cân đối, phù hợp tuỳ theo trình trạng lúa. Bà con không nên bón thừa phân đạm (N). Bà con nên bón phân với tỷ lệ phù hợp theo màu lá lúa và bảng so màu lá lúa.
Mực nước ở trong ruộng cũng cần được cân chỉnh, bà con có thể ước lượng sao cho mực nước cao khoảng từ 5 – 10cm là phù hợp cho lúa phát triển và hạn chế bệnh hại cho cây.
3.2 Sử dụng phân bón và thuốc BVTV để phòng trừ hiện tượng lúa bị cháy bìa lá
3.2.1 Sử dụng phân hữu cơ vi sinh Hitech Organic Gold
Bà con cần kết hợp bón lót phân hữu cơ vi sinh Hitech Organic Gold xanh hạt để tiêu diệt mầm bệnh. Đồng thời, phân hữu cơ giúp tăng tập đoàn vi sinh có lợi trong đất. Là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng.
Liều lượng bón phân: bà con nên bón từ khoảng 300kg – 500kg phân hữu cơ Hitech Organic Gold cho 1 hecta ruộng.
3.2.2 Phân bón lá Siêu nặng ký và thuốc trừ bệnh Ori 150SC
Bộ đôi kích thích sinh trưởng phân bón lá Siêu nặng ký và thuốc trừ bệnh OrI 150SC (Azoxystrobin: 50 g/l, Hexaconazole: 100 g/l). Liều dùng: 20ml/100kg hạt tưới và trộn đều với thóc rồi đem ủ cho mọc mầm trước khi gieo.
3.2.3 Phun thuốc Captivan 400WP để phòng trừ bệnh cháy bìa lá lúa:
Khi bà con thấy lúa có hiện tượng cháy bìa lá, có thể phun thuốc trừ bệnh Captivan 400WP:
Thành phần thuốc trừ bệnh Captivan 400WP được tổng hợp từ Oxolinc Acid 20% + Bismerthiazol 20%. Cùng với liều dùng được kỹ sư khuyến cáo, bà con pha 25g thuốc/bình 25 lít nước để phun.
Bà con nên phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện và chỉ nên phun từ 3-5 ngày 1 lần.
Sau khi phun thuốc khoảng 3-5 ngày, bà con cần kiểm tra xem vết bệnh khô và chặn đúng lây lan.
Khi lúa phát triển trở lại thì bà con mới bắt đầu bón phân và chăm sóc lúa bình thường.
Lưu ý:
– Khi lúa bị bệnh, bà con cần phải ngưng ngay việc bón phân đạm cho cây.
– Tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá với thuốc trừ bệnh.
– Chỉ bón phân sau khi quan sát thấy vết bệnh đã khô hoàn toàn.
Phân bón hữu cơ vi sinh Hitech Organic Gold, thuốc trừ bệnh Captivan 400WP, thuốc trừ bệnh Ori 150SC và các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, kích thích sinh trưởng như Siêu nặng ký đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.