1/ Yêu cầu trước khi xử lý ra hoa:
Cây khỏe, không bị bệnh (nức thân, xì mủ, thán thư, vàng lá..), Cây đủ lá (có từ 2-3 cơi lá trở lên)
Bón lân gốc: Thời điểm thường là khi lá lụa đến lá bánh tẻ của cơt đọt trước. Nếu làm 2 cơi lá thì vừa lụa cơi một bón phân, nếu làm 3 cơi lá thì vừa lụa cơi 2 bón phân.
2/ Xiết nước tạo điều kiện khô hạn và phun chất tạo mầm
Cây sầu riêng đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (nhiệt độ cao và độ ẩm thấp) để phân hóa mầm hoa, nếu thời gian khô hạn không hợp lý sẽ khiến sầu riêng ra hoa ít hoặc hoa rải rác, không đồng đều ảnh hưởng đến quá trình tạo quả sau này. Người trồng nên chú ý đến thời tiết để tránh ngập úng khi mưa, cây dễ nhiễm bệnh và mầm đi vào trạng thái ngủ, không thể hình thành hoa.
Thời kỳ khô hạn cho cây kéo dài từ 7 – 14 ngày tùy theo độ ẩm của đất và tình trạng của cây và phun phân bón lá Tạo mầm hoa 10.50.10. Nếu cây sầu riêng có hiện tượng héo mà chưa ra mầm thì tưới với lượng nước chỉ bằng 1/3 lúc bình thường, rồi tiếp tục siết nước tạo độ khô cho đất cho đến khi xuất hiện mầm hoa . Khi mầm hoa ra khoảng 3-4 cm , tiến hành tưới nước trở lại.
3/ Tỉa hoa giúp tăng sản lượng
Sầu riêng ra hoa rất nhiều, số lượng hoa gấp nhiều lần so với số lượng quả, cây sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi hết. Để không gặp tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng và hoa phát triển không đồng đều, cần thực hiện tỉa bớt hoa.
Trong giai đoạn này chúng ta mạnh dạn tỉa bông (trước khi xổ nhụy) và sẽ qua 3 lần tỉa bông. Cách tỉa bông sầu riêng cần lưu ý:
– Chọn lựa những khóm hoa ở vị trí xa nhau để nuôi, tránh cạnh tranh dinh dưỡng trên cùng một chùm quả.
– Trên một chùm hoa sầu riêng cũng có khả năng đậu quả nhiều nên người trồng cũng nên chủ động tỉa bớt những chùm có trái mọc quá nhiều, những chùm quả chen chúc sẽ khiến quả bị méo mó, quả không đạt kích thước tối đa và cũng dễ dàng bị lây nhiễm bệnh hơn.
4/ Phun ngừa bệnh
Việc phun ngừa bệnh chỉ tiến hành trước khi làm bông và sau khi mắt cua đã ra hoàn toàn. Nên phun thuốc đặc trị nấm thán thư toàn cây (lá, thân, cành, gốc) trước khi tiến hành làm bông, phun kỹ và ướt đều mặt dưới của cành, ngách thân, vì đây là những nơi lưu tồn ẩn chứa mầm bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, tấn công lên hoa
Thời kì sau khi cây nhú mắt cua cây rất suy (phải sử dụng nhiều dinh dưỡng để ra hoa) nên rất dễ bị nấm bệnh tấn công. Cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời.
KỸ THUẬT PHUN THUỐC CHO SẦU RIÊNG KHI RA HOA
Tác giả bài viết: TRUC HUYNH
Nguồn tin: ducthanhco.vn