Hiện nay, nhện đỏ gây hại bưởi là một trong số những mối bận tâm hàng đầu của nông dân khi trồng loại cây ăn trái này. Đặc biệt là bưởi da xanh. Để cuối vụ, vườn cây cho những trái bưởi ngon, chất lượng thì công tác quản lý sâu bệnh hại là việc không thể thiếu của bà con nông dân. Trong đó có việc phòng trừ nhện đỏ gây hại bưởi da xanh.
1. Đặc điểm sinh học của loài nhện đỏ gây hại
Nhện đỏ hình bầu dục, con trưởng thành có 8 chân, kích thước rất nhỏ từ 0,18cm – 0,35mm nên rất khó phát hiện bằng mắt thường. Vòng đời nhện đỏ ngắn, chỉ từ 2-4 tuần, nhưng chúng sinh sôi rất nhanh. Con cái bắt đầu đẻ 15-20 trứng mỗi ngày trong vòng 1 tuần sau khi nở, kích thước của con nhện đực nhỏ hơn con cái, toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu vàng nhạt, xanh lá cây, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình.
Nhện đỏ sinh sản quanh năm, nhưng chúng phát triển mạnh nhất vào mùa hè và mùa thu. Thường bắt đầu từ tháng 4-9 hàng năm.
2. Vòng đời của nhện đỏ kéo dài bao lâu?
Vòng đời nhện đỏ kéo dài từ 15-30 ngày. Nhện đỏ sinh sản hữu tính hoặc vô tính và phát triển qua 5 giai đoạn:
a. Trứng
Trứng nhện đỏ rất nhỏ. Kích thước từ 0.1-0.14mm, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng, thường nằm ở mặt dưới lá. Trứng nở sau 3 – 5 ngày và chuyển từ trong suốt sang màu kem trước khi nở.
b. Ấu trùng
Ấu trùng nhện đỏ chỉ có 6 chân. Chúng có màu trong mờ, lớn hơn một chút so với kích thước của trứng. Ở giai đoạn này, nhện đỏ bắt đầu chích hút các tế bào thực vật. Chúng sử dụng 1 bộ phận giống như cái càng (chelicerae) để cắt, chọc thủng bề mặt lá và sử dụng vòi hút (palpi) để hút các tế bào chất bên trong, làm hỏng các trung bì và lục lạp của lá, thường tập trung ở gần các gân lá.
c. Nhộng I
Sau 2-5 ngày ấu trùng nhện đỏ lột xác thành nhộng I, chúng phát triển thêm một đôi chân, có màu trắng hay xanh lá và bắt đầu tạo ra tơ.
d. Nhộng II
Sau 1-2 ngày, từ nhộng I (protonymph) nhện đỏ sẽ lột xác ở mặt dưới của lá để trở thành nhộng II (deutonymph). Ở giai đoạn này, con đực có thể được phân biệt với con cái kích thước nhỏ hơn. Và phần bụng nhọn hơn. Chúng bắt đầu lại quá trình kiếm ăn cho đến khi sẵn sàng lột xác thành con trưởng thành.
3. Cây trồng bị nhện đỏ gây hại bằng cách nào?
– Nhện đỏ lan truyền từ cành này qua cành khác. Và từ cây này qua cây khác nhờ những sợi tơ, gió và các dụng cụ, người làm vườn.
– Nhện đỏ thường tập trung ở cả mặt trên và dưới lá, cắn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây. Từ đây, làm giảm khả năng quang hợp, tăng thoát hơi nước và giảm sự phát triển của cây.
– Cây bị nhẹ lá có đốm trắng như hạt bụi li ti, sau chuyển sang vàng, phồng rộp, cằn lại, khô cứng và rụng như là bị bụi, còn bị hại nặng lá có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc, sinh trưởng kém.
– Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành trở nên khô và chết.
– Nhện đỏ gây hại có thể khiến hoa bị thui, rụng. Trái cây bị vàng, sạm và dễ nứt khi trái lớn lên. Nhện chích hút còn là nhân tố truyền virus cho cây.
– Vì khả năng sinh sản rất nhanh chóng, các thế hệ chồng chéo lên nhau nên nhện đỏ dễ dàng trở nên kháng thuốc trừ sâu hóa học, có thể gây hại nghiêm hại cho cây trồng.
4. Biểu hiện cây bưởi đã bị nhện đỏ gây hại
Khi bưởi đã bị nhện đỏ gây hại, bà con dễ dàng nhận biết qua những biểu hiện sau đây:
– Có xuất hiện đốm trắng, hoặc vàng li ti như hạt bụi gần các gân lá hoặc toàn bộ lá.
– Nhìn lên ngọn cây lúc sáng sớm có ánh sáng xuyên qua. Bà con thấy tơ nhện xung quanh ngọn cây và những chấm nhỏ li ti như đầu kim di chuyển. Tất cả đây đều là nhện đỏ.
– Lật mặt dưới lá sẽ thấy những sợi tơ. Hoặc soi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhện đỏ li ti đang hoạt động.
– Lấy 1 tờ giấy trắng, miết nhẹ lên 2 bề mặt lá sẽ xuất hiện những vệt màu nâu đỏ. Đây là một trong những cách giúp bà con nhận biết cây bưởi bị nhện đỏ gây hại ở vườn.
5. Phòng trừ nhện đỏ gây hại bưởi da xanh bằng cách nào?
a. Phòng trừ nhện đỏ gây hại bưởi bằng biện pháp cơ học
– Trồng cây với mật độ hợp lý, thường xuyên cắt tỉa vườn thông thoáng.
– Thường xuyên kiểm tra lá, nhất là giai đoạn bánh tẻ trở đi. Nhằm để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trừ hợp lý.
– Đối với mẫu bệnh tại vườn, sau khi xử lý cây nhiễm bệnh thì cần được bỏ vào bao mang đi đốt bỏ. Tránh nên mang mẫu bệnh di chuyển khắp vườn sẽ khiến nhện đỏ lây lan diện rộng.
– Phun tưới nước áp lực mạnh lên toàn bộ tán cây nếu thấy nhện đỏ xuất hiện nhiều.
– Cần khử trùng, vệ sinh sạch dụng cụ làm vườn trước khi sử dụng để tránh lây nhiễm.
b. Phòng trừ nhện đỏ gây hại bưởi bằng biện pháp hoá học – DT Ema 40EC hoặc DT Aba 60.5EC
– Đối với Nhện Vàng do khó nhìn thấy chúng bằng mắt thường nên bà con cần thăm vườn thường xuyên. Bà con cũng cần quan sát kĩ những trái nằm khuất trong tán lá, khi thấy xuất hiện một vài trái có triệu chứng “da lu” thì cần phun xịt ngay cả vườn.
– Chú ý phun đủ lượng nước thuốc, đảm bảo thuốc ướt đẫm tán lá và tiếp xúc được cả những trái nằm khuất bên trong tán lá.
– Để tăng hiệu quả trừ nhện đỏ gây hại, giảm tính kháng thuốc rất nhiều bà con đã tin dùng sản phẩm DT Aba 60.5EC với hoạt chất Abamectin 60.5g/lít. Ngoài ra, cũng cần phun luân phiên DT Ema 40EC với hoạt chất Emamectin Benzoate 40g/lít (liều lượng 240 ml cho phuy 200 lít).
+ Làm trứng của nhện đỏ không nở được
+ Con non chán ăn, ức chế quá trình phát triển và gây loạn giới tính
+ Con trưởng thành mất khả năng giao phối, ức chế khả năng đẻ trứng.
– Ngoài ra quý bà con nông dân cần sử dụng luân phiên nhiều thuốc để phòng trừ. Sử dụng các thuốc có các hoạt chất sau để giảm tính kháng: Propargite, Fenpyroximate, Ethidathion, Diafenthiuron, Fenpropathrin,…. khi nhện đỏ tấn công mạnh.
– Tuy nhiên, việc sử dụng các gốc hoá học với cùng cơ chế tác động trong thời gian dài làm Nhện dễ hình thành tính kháng thuốc.
– Nhện đỏ là một loài kháng thuốc rất nhanh nên cần thay đổi các hoạt chất BVTV thường xuyên.
c. Phòng trừ nhện đỏ gây hại bưởi da xanh bằng biện pháp sinh học
– Sử dụng thiên dịch để ăn thịt nhện đỏ như bọ rùa, ấu trùng bọ cánh găng (lacewing larvae), bọ trĩ bắt mồi (precocious thrip),… và cần có biện pháp bảo vệ thiên địch hợp lý.
– Trồng các cây thảo dược như lưu ly, sao nhái, xuyến chi, cúc mặt trời,… xung quanh vườn để dẫn dụ thiên địch.
– Sử dụng các loại tinh dầu tràm, quế, hương thảo pha với nước rửa chén để phòng ngừa.
– Các loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae, phổ biến thuộc giống Amblyseius (đến nay đã phát hiện được khoảng 6 loài).
– Nấm thuộc giống Entomopthora (xuất hiện ở vùng nóng ẩm).
Thuốc trừ sâu DT Ema 40EC và DT Aba 60.5EC được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.