Hướng dẫn phân biệt các loại đất trồng cây phổ biến cùng Hi-tech Organic • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Hướng dẫn phân biệt các loại đất trồng cây phổ biến cùng Hi-tech Organic

Đất trồng là thành phần không thể thiếu trong phát triển nền nông nghiệp ở Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết được có bao nhiêu loại đất trồng, thành phần chính của nó là gì? Hôm nay Hi-tech Organic sẽ hướng dẫn phân biệt các loại đất trồng cây phổ biến! 

1. Đất trồng cây là gì? Tính chất của đất trồng

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà thực vật có thể sinh sống và phát triển. Có tác dụng cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây giúp cây không bị ngã, đổ và có thể trụ vững.

Tính chất của đất trồng được xét dựa trên nhiều mặt bao gồm: Khả năng giữ chất dinh dưỡng và nước, độ chua, độ kiềm, độ phì nhiêu, thành phần cơ giới của đất. Bạn có thể cải thiện độ phì nhiêu của đất bằng cách bón phân hữu cơ hoặc bón các loại phân cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng. 

2. Thành phần chính của đất trồng cây

Đất trồng gồm 3 thành phần chính bao gồm:

  • Phần rắn: Bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. 
  • Phần khí: Giúp cung cấp oxy, nito, CO2 cho cây.
  • Phần lỏng: Giúp cung cấp nước cho cây để cây phát triển khoẻ mạnh.

Đất được xem là tốt nếu có tỷ lệ: 40% chất rắn, 30% không khí, 30% nước. 

3. Hướng dẫn phân biệt các loại đất trồng cây phổ biến

Có đến 6 loại đất trồng cây phổ biến. Hãy cùng Hi-tech Organic tìm hiểu xem đặc điểm nhận dạng và ưu nhược điểm của từng loại đất bạn nhé! 

3.1. Đất thịt

Đất thịt là loại đất mang tính trung gian giữa đất cát và đất sét với thành phần từ 25% đến 50% là cát, 30% đến 50% là mùn và 10% đến 30% là sét. Đất thịt có thành phần cơ giới nhẹ với đầy đủ 3 cấp hạt cát, limon, sét.

Đất thịt được chia thành 3 loại: đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình và đất thịt nặng.

  • Đất thịt nhẹ, có tỷ lệ cát lớn hơn thành phần limon và sét.
  • Đất thịt nặng thì ngược lại, sẽ có tỷ lệ thành phần cát giảm và sét tăng
  • Đất thịt trung bình là loại tốt nhất trong 3 loại và phù hợp với nhiều loại cây trồng.

3.1.1. Ưu điểm của đất thịt

  • Dễ dàng cày bừa, làm đất và bón phân.
  • Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ điều hoà thuận lợi nước, nhiệt độ và không khí trong quá trình lý hoá diễn ra.
  • Thích hợp trồng cho đa số các loại cây.
  • Đất không bị vỡ khi nén thành khối

3.1.2. Nhược điểm của đất thịt

  • Dễ bị ẩm hoặc úng nước nếu tưới hoặc mưa nhiều.

3.2. Đất sét

Là một loại đất đặc trưng tại một số vùng đồi núi, gần biển và vài tỉnh đồng bằng ở Việt Nam, đất sét rất dẻo và dính khi ướt nhưng lại rất cứng khi khô. Đất sét có thành phần cơ giới gồm: Từ 0% – 45% cát, 0% – 45% mùn, 50% – 100% sét tuỳ khu vực. Vì tính chất dẻo, dính bởi thành phần sét nên đất sét là loại đất rất khó thấm nước nhưng lại giữ nước rất tốt, thoát khí kém. 

Hình 1. Đất sét
Hình 1. Đất sét

3.2.1. Ưu điểm của đất sét

  • Có khả năng giữ nước, giữ phân tốt. 
  • Nhiệt độ trong đất sét thay đổi chậm hơn so với nhiệt độ không khí.
  • Tỷ lệ mùn nhiều hơn đất cát.
  • Nhiệt độ ổn định hơn đất cát.
  • Hấp thu các loại chất dinh dưỡng tốt do chứa nhiều keo.
  • Giàu chất dinh dưỡng hơn đất cát.
  • Chất hữu cơ phân giải chậm trong đất sét.
  • Thành phần mùn và đất trong đất sét kết hợp nhau tạo thành một phức hợp bền vững.

3.2.2. Nhược điểm của đất sét

  • Đất sét giữ quá chặt các chất dinh dưỡng khiến cây khó hấp thu dinh dưỡng
  • Đất sét khó thấm nước, giữ nước ở tầng dưới khiến cây trồng dễ rơi vào tình trạng ngập, úng gây ra thối rễ hoặc làm hư đỉnh sinh trưởng rễ cọc.
  • Đất sét có khả năng thoát khí kém.
  • Đất sét nghèo chất hữu cơ.
  • Đất sét rất cứng khi khô, gây tốn nhiều công sức trong việc cày bừa, làm đất.

3.3. Đất cát

Đất cát được biết đến là loại đất có nhiều hạt cát rời rạc, khi chạm tay vào cảm giác sạn. Đây là loại đất thô với thành phần cơ giới từ 80% đến 100% là cát, mùn và đất sét chỉ chiếm từ 0% đến 10%. 

Hình 2. Đất cát
Hình 2. Đất cát

3.3.1. Ưu điểm của đất cát

  • Thấm nước rất nhanh và dễ thoát nước.
  • Thoáng khí. Trong đất cát có vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh mẽ.
  • Dễ cày bừa và ít tốn công.

3.3.2. Nhược điểm của đất cát

  • Khi đất khô thì rời rạc, còn khi ướt thì đất bí và dính chặt
  • Giữ nước, giữ phân kém
  • Vi sinh vật trong đất kém phát triển, cỏ mọc nhanh.
  • Dễ xảy ra tình trạng khô hạn.
  • Chất hữu cơ trong đất cát thường bị phân giải nhanh đó chính là lý do đất cát thường ít mùn.

3.4. Đất phù sa

Mệnh danh là loại đất trồng cây tốt nhất, đất phù sa được biết đến là dạng đất được hình thành do chịu ảnh hưởng của những yếu tố môi trường như sự phong hóa của đá, sự phân huỷ của xác động thực vật. 

Đất phù sa có các thành phần dinh dưỡng tự nhiên, đa dạng như chất hữu cơ, chất vô cươ, chất khoáng, vi lượng, đa lượng, các hạt keo liên kết đất và các loại vi sinh vật phong phú tạo nên một môi trường thuận lợi để cây trồng phát triển tốt.

Hình 3. Đất phù sa
Hình 3. Đất phù sa

3.4.1. Ưu điểm của đất phù sa

  • Giữ nước vừa phải, giúp cây có thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả. Từ đó đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của cây, giúp cây đạt năng suất cao trong mùa vụ.
  • Đất phù sa không lẫn các chất gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, không chứa mầm cỏ dại, côn trùng gây hại.
  • Đất phù sa giàu chất dinh dưỡng, giàu hàm lượng Mg, Ca tự nhiên cao.
  • Đất phù sa giữ nước lâu nhưng với lượng đất vừa phải, không gây ngập úng cho cây.
  • Đất phù sa có khả năng thoáng khí vừa đủ, độ ẩm vừa đủ nhờ vào sự liên kết của các hạt keo với các thành phần trong đất phù sa.
  • Nhiệt độ và chất dinh dưỡng trong đất phù sa nằm ở mức ổn định, phù hợp cho cây trồng phát triển tốt.
  • Đất phù sa tạo điều kiện thuận lợi để nông dân trồng trọt, canh tác mà không mất quá nhiều chi phí cải tạo và bón phân như các loại đất trồng khác.

3.4.2. Nhược điểm của đất phù sa

  • Đất phù sa dường như không có nhược điểm gì trong quá trình canh tác, trồng trọt.
  • Cây trồng phù hợp
  • Là loại đất trồng tốt nhất, phù hợp nhất với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, đất phù sa là loại đất thích hợp để trồng trọt, canh tác cho hầu hết các loại cây trồng. Đất phù sa sẽ giúp cho cây trồng đạt được mùa vụ bội thu, hoa thơm, quả ngọt, rau đậm vị, tươi xanh mà không cần phải bón phân hoá học.

3.5. Đất đỏ (đất Bazan)

Đất đỏ còn biết đến là đất đỏ bazan, là một loại đất đặc trưng của đồi núi Tây Nguyên của Việt Nam. Đất đỏ được hình thành từ núi lửa phun trào và trải qua thời kỳ phong hoá. Đất đỏ có độ pH thấp, giàu oxit sắt và nhôm, hàm lượng chất hữu cơ thấp, có thể nói đất đỏ là một loại đất chua. Kết cấu của đất đỏ đa dạng, có cả cát, sét nhưng phần lớn là đất thịt.

Đất đỏ là một trong những loại đất dùng để trồng cây công trình phổ biến nhất hiện nay với khả năng giữ ẩm cực tốt. Đồng thời đây là một loại đất tơi xốp có thể giữ được độ tơi xốp của mình trong một quãng thời gian dài. Đất đỏ là loại đất có màu nâu đỏ khá bắt mắt.

Hình 4. Đất bazan
Hình 4. Đất bazan

3.5.1. Ưu điểm của đất đỏ

  • Có khả năng thoát nước tốt, tơi xốp, mịn, thoáng khí nhanh.
  • Có hàm lượng vôi cao, có sắt nhôm và tính acid cao.

3.5.2. Nhược điểm của đất đỏ

  • Cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng phù hợp, nhằm giúp cây phát triển tốt. 
  • Cần đảm bảo nguồn nước tưới cho đất đỏ vì khi thiếu nước, kết cấu đất sẽ bị rời rạc. 
  • Cây trồng phù hợp

3.6. Đất phèn

Đất phèn còn được biết đến là đất chua mặn với độ pH đất rất thấp nhưng lại có lượng chất độc Al3+, Fe2+ và SO42 rất cao. Đất phèn không có khả năng tự làm sạch bởi khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất đã bị phá huỷ. Động vật, thực vật và vi sinh vật cũng không thể sống trên môi trường đất phèn.

3.6.1. Ưu điểm của đất phèn

  • Đất phèn được xem là loại đất xấu nhất trong các loại đất trồng cây, chính vì thế, loại đất này gần như không có ưu điểm nào và thậm chí không mang lại cho cây trồng một điều kiện thuận lợi nào để phát triển.

3.6.2. Nhược điểm của đất phèn

  • Có độ pH thấp tạo môi trường không thuận lợi để cây trồng sinh trưởng.
  • Đất thiếu dinh dưỡng, đất không thể tự cải tạo.
  • Tốn nhiều chi phí và thời gian để cải tạo đất phèn.                                                                                                        

4. Cách bổ sung dưỡng chất an toàn cho đất trồng cùng Phân bón hữu cơ Hi-tech Organic

Mỗi loại đất trồng cây có những đặc điểm khác nhau phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng trong đất là có hạn, để cây trồng có thể phát triển tốt, đạt năng suất cao thì quý bà con nông dân nên bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách bón phân. Phân hữu cơ Hi-tech Organic giúp đất tăng độ phì nhiêu, tơi xốp giúp bà con nông dân tiết kiệm thời gian chăm sóc cây hơn khi có đến 8 chủng vi sinh vật có ích.

Phân bón hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp để cải tạo đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái đất. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng, đồng thời thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật có lợi. Điều này không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, mà còn giảm thiểu sự phụ thuộc vào phân bón hóa học, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng, nhu cầu của cây mà bà con sử dụng các loại phân bón khác nhau. Hiện nay Hi-tech Organic sở hữu hơn 14 chủng loại sản phẩm khác nhau có thể kể đến như Con Ong Vàng, Tri-Mix, Sunny,… Phân bón Hi-tech Organic được phân phối bởi Công ty phân bón & thuốc BVTV Đức Thành – công ty có hơn 35 năm trong lĩnh vực nông nghiệp. Quý bà con nông dân hãy gọi đến Hotline 0933 921 349 hoặc nhắn tin đến Fanpage Phân hữu cơ Hi-tech Organic để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng nhất. 

Ngoài ra, Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành và Công ty Cổ phần Hi-tech Organic đang mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trên toàn quốc cùng nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn. Quý đối tác, đại lý kinh doanh VTNN có nhu cầu hợp tác thương mại, vui lòng liên hệ Hotline 0933 921 349 để được đội ngũ liên hệ tư vấn miễn phí.