Giải pháp quản lý cỏ dại trên lúa đầu vụ hè thu

Giải pháp quản lý cỏ dại trên lúa đầu vụ hè thu

Đối với bà con trồng lúa, việc xử lý cỏ dại đầu vụ luôn là một bước không thể thiếu trong quy trình canh tác. Xử lý cỏ dại đầu vụ hè thu tốt là bước đầu quyết định năng suất của vụ có đạt hay không. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả giúp quản lý cỏ dại trên lúa đầu vụ hè thu? Công ty Đức Thành kính mời quý bà con điểm qua các thông tin sau để có thêm những kiến thức về quản lý cỏ đầu vụ hiệu quả nhé.

I. THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CỎ DẠI

1. Cỏ dại là gì?

Cỏ dại là thuật ngữ dùng để chỉ các loại cây cỏ mọc hoang dã, tự nhiên mọc lên ở nhiều nơi mà không cần sự can thiệp của con người. Cỏ dại thường không được trồng trên mảnh đất nào mà lại tự nảy mầm và phát triển tự nhiên. Các loại cỏ dại thường xuất hiện trong vườn hoặc trên các mảnh đất không được chăm sóc. Cỏ dại thường có thể làm hại đến cây trồng hoặc cỏ hoa khác mà người ta muốn nuôi trồng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, cỏ dại cũng có thể được sử dụng để phục vụ mục đích hữu ích. Thường thấy nhất trong việc làm cỏ cho gia súc hoặc để bảo vệ đất đai khỏi sự xói mòn.

2. Nguyên nhân nào khiến cỏ dại xuất hiện?

Bà con thường thấy cỏ dại xuất hiện quanh ta, từ vườn nhà, rẫy xa, ruộng sâu, rừng rậm…, hầu như chỗ nào cũng sẵn sàng mọc nhiều và lan nhanh. Đôi khi chúng ta không hiểu lí do vì sao đã sử dụng rất nhiều biện pháp nhưng dường như vòng tuần hoàn của chúng vẫn tiếp diễn liên tục. Vậy thì hãy cũng Đức Thành tìm hiểu về nguyên lý và điều kiện sinh trưởng của chúng nhé:

  • Đất trống: Khi không có cây trồng hoặc thực vật khác được trồng trên một mảnh đất, cỏ dại có cơ hội phát triển tự nhiên mà không gặp sự can thiệp của con người.
  • Hạt giống: Hạt giống của các loại cỏ dại thường được gió, nước hoặc động vật chuyển động mang đi và rải đều khắp nơi. Khi có điều kiện thích hợp như đất ẩm ướt, nhiều ánh sáng và dưỡng chất, hạt giống sẽ nảy mầm và phát triển.
  • Điều kiện môi trường lý tưởng: Một số loại cỏ dại phát triển mạnh mẽ ở điều kiện môi trường cụ thể như đất ẩm ướt, nhiều ánh sáng mặt trời và ít cạnh tranh từ các loại cây khác.
  • Thiên nhiên không ổn định: Cỏ dại thường xuất hiện ở những nơi mà đất đai và môi trường không ổn định, ví dụ như khu vực bị xói mòn, bãi cỏ hoang vu.
  • Sự can thiệp của con người: Trái ngược với điều kiện thiên nhiên, sự can thiệp của con người như việc bỏ mảnh đất hoặc không duy trì vườn cây có thể tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển mạnh mẽ.
  • Quản lý đất đai không hiệu quả: Khi không có kế hoạch quản lý đất đai hiệu quả, việc duy trì mảnh đất trống hoặc không được canh tác có thể dẫn đến sự gia tăng của cỏ dại.

II. TẠI SAO BÀ CON PHẢI QUẢN LÍ CỎ DẠI TRÊN LÚA ĐẦU VỤ HÈ THU?

Cỏ dại không gây hại trực tiếp cho lúa, nhưng nó có tính chống chịu cao, sinh trưởng mạnh nên sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước làm cho cây lúa còi cọc, sinh trưởng phát triển kém. Nó còn là ký chủ của sâu, bệnh hại lúa và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm do có hạt cỏ trong lúa, từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế. Vì vậy, cần phải có biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả trong ruộng lúa.

1. Khả năng gây hại của cỏ dại

Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: Do có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất, phẩm chất nông sản thấp.

Là ký chủ của sâu bệnh: Cỏ dại cũng có thể là nơi trú ngụ của côn trùng gây hại và vi khuẩn gây bệnh. Nếu lúa bị che phủ bởi cỏ dại, nó có thể tạo ra môi trường ẩm ướt và tối tăm, tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho cây lúa.

– Làm tăng chi phí sản xuất: Một số loại cỏ dại có thể rất khó kiểm soát do tính kháng thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ. Việc loại bỏ cỏ dại một cách hiệu quả có thể đòi hỏi nhiều công sức và chi phí.

2. Một số loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa

Các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa được chia thành 3 nhóm gồm nhóm cỏ chác lác, nhóm cỏ hòa bản và nhóm cỏ lá rộng. Đặc điểm của từng nhóm cỏ như sau:

2.1. Các loại cỏ dại thuộc nhóm cỏ chác lác trên ruộng lúa

Nhóm cỏ chác lác phổ biến trên lúa

Hình 1: Nhóm cỏ chác lác phổ biến trên lúa

Nhóm cỏ chác lác bao gồm các loại cỏ có thân thẳng, đặc ruột, có góc cạnh tam giác, lá thường hẹp và đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc.

Các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa thuộc nhóm cỏ chác lác phổ biến bao gồm: Cỏ chác, cỏ cháo, cỏ u du thưa, cỏ lác rận, cỏ lác đẹp, cỏ năng ngọt, cỏ lác hến, cỏ lác voi, cỏ đắng tán.

2.2. Các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa thuộc nhóm cỏ hòa bản 

Nhóm cỏ hòa bản trên lúa bao gồm các loại cỏ có bản lá hẹp, gân phụ song song với gân chính dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ cỏ thường là dạng chùm, ăn nông. Nhóm cỏ hòa bản là loại cỏ dại khó trị do hạt cỏ dễ phát tán trong gió.

Nhóm cỏ hoà bản phổ biến trên lúa

Hình 2: Nhóm cỏ hoà bản phổ biến trên lúa

Tên các loại cỏ dại trên ruộng lúa thuộc nhóm cỏ hòa bản phổ biến gồm: Cỏ lồng vực nước, cỏ đuôi phụng, cỏ lông, cỏ mồm, cỏ chỉ nước, cỏ túc.

2.3. Các loại cỏ dại trên ruộng lúa thuộc nhóm cỏ lá rộng

Đặc điểm của nhóm cỏ lá rộng là các loại cỏ có thân hình trụ và phân thành nhiều nhánh. Lá rộng nằm ngang, đối xứng nhau, gân lá có hình rẻ quạt. Hoa có thể là hoa đơn hoặc hoa chùm.

Nhóm cỏ lá rộng phổ biến trên lúa

Hình 3: Nhóm cỏ lá rộng phổ biến trên lúa

Tên các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa thuộc nhóm cỏ lá rộng: Cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau mác thon, cỏ trai, rau dừa nước, lục bình…

III. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI TRONG RUỘNG LÚA

1. Biện pháp canh tác:

Vệ sinh đồng ruộng: Tiến hành thu gom các tàn dư cây trồng, nhất là cỏ dại và bông cỏ đem tiêu hủy. Khi thu hoạch lúa xong, tận dụng thời gian đất trống bơm nước vào ruộng khô nhử cỏ và lúa cỏ mọc lên cao 5-10 cm, tiến hành cày vùi lấp toàn bộ cỏ, bừa trục kỹ mới gieo sạ lúa, sẽ giảm bớt lượng hạt cỏ có trong đất.

–  Cày bừa làm đất kỹ để mặt ruộng bằng phẳng, thoát nước tốt và bón lót thêm phân lân trộn với HUMIC MY (1-2 kg/ha) giúp lúa ra rễ nhanh, khỏe phát triển mạnh, lấn át được cỏ dại và chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi.

– Sử dụng giống đạt chuẩn: giống xác nhận hay giống nguyên chủng nhằm hạn chế cỏ dại lẫn tạp.

Điều chỉnh chế độ nước phù hợp sau khi sạ cấy và duy trì mực nước ruộng theo các giai đoạn sinh trưởng của lúa để ém cỏ. Rất ít cỏ có thể nảy mầm được khi mực nước trong ruộng cao hơn 10cm. Để tăng khả năng thành công trong việc kiểm soát cỏ dại suốt vụ, cần đảm bảo có đủ nước trong ruộng ít nhất là 30 ngày đầu sau khi gieo trồng.

Sạ hàng, gieo sạ mật độ hợp lý để thuận tiện việc quản lý cỏ dại trong ruộng. Thường xuyên dọn cỏ ven bờ ruộng, kinh mương, cắt bông cỏ còn sót trên ruộng trước khi cỏ kết hạt để tránh rụng xuống và tồn trữ trong đất.

2. Biện pháp hóa học

  • Đầu vụ, bà con cần đưa nước nhữ cỏ, sau đó phun thuốc trừ cỏ GLUFOSAT 200SL, cách ly trước khi sạ, tối thiểu là 7- 10 ngày.
  • Sau khi sạ lúa, tiến hành phun thuốc cỏ diệt mầm trên ruộng lúa. Dưới đây là quy trình quản lý cỏ dại với thuốc trừ cỏ BUTACO 600EC từ công ty Đức Thành:

Giải pháp 1:

  • Bước 1: từ 0-3 ngày sau sạ, Phun BUTACO 600EC (135ml/25 lít nước)
  • Bước 2: Sau khi phun BUTACO 600EC khoảng 2-3 ngày, bà con đưa nước vào giữ (2-3cm) để quản lý cỏ dại đạt hiệu quả cao.
  • Bước 3: Sau khi phun 7-10 tiến hành tháo nước chân cho nước mới vào => Tiến hành rãi phân.

Giải pháp 2:

  • Bước 1: 5-7 NSS: Phun BUTACO 600EC ( 135ml/25 lít nước) + Hậu nảy mầm để quản lý cỏ 1-2 lá mầm sau sạ.
  • Bước 2: Sau khi phun 2-3 ngày đưa nước vào giữ (2-3cm) để quản lý cỏ dại hiệu quả cao

Lưu ý :

  • Làm đất kỹ cho sạch cỏ gốc.
  • Phun kỹ cho thuốc phân bố đều bề mặt ruộng.
  • Vô nước lúc 2-3 ngày sau phun, giữ nước để cỏ chết triệt .
  • Tránh đưa nước ngập đỉnh sinh trưởng của lúa.

IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC DIỆT CỎ TRÊN RUỘNG LÚA:

Khi sử dụng thuốc diệt cỏ trên ruộng lúa, bà con mình cũng cần lưu ý đúng 3 điều sau để giúp phát huy tối ưu công dụng của thuốc:

  • Đúng loại (đối tượng)
  • Đúng liều lượng
  • Đúng thời điểm

– Thuốc diệt cỏ dại cho lúa cần được sử dụng đúng loại: Sử dụng loại thuốc diệt cỏ đúng với loại cỏ cần loại bỏ trên ruộng lúa để gia tăng hiệu quả và hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Không nên dùng các loại thuốc diệt cỏ có chất hóa học mạnh dùng để khai hoang đất.

– Thuốc diệt cỏ trên ruộng lúa cần được sử dụng đúng liều lượng: Phun thuốc diệt cỏ trên ruộng lúa quá liều lượng không chỉ gây ra tác động xấu đến môi trường mà còn khiến cây lúa dễ bị mắc các bệnh như vàng lá, xoắn lá. Ngược lại, nếu liều lượng quá ít sẽ không thể diệt sạch được cỏ.

– Thuốc diệt các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa cần được sử dụng đúng thời điểm: Nên phun thuốc diệt cỏ dại trên ruộng lúa vào thời điểm cỏ bắt đầu sinh trưởng. Thời gian phun tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh phun vào thời điểm nắng gắt hoặc sắp có mưa sẽ làm thuốc bị bay hơi, rửa trôi và giảm tác dụng.

Quản lý cỏ dại trên lúa bằng Butaco 600EC

Hình 4: Quản lý cỏ dại trên lúa bằng thuốc trừ cỏ BUTACO 600EC

V. CÓ THỂ TÌM MUA THUỐC TRỪ CỎ BUTACO 600EC Ở ĐÂU?

Hiện nay, dòng thuốc trừ cỏ BUTACO 600EC đã được bày bán trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt tập trung ở khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Quý bà con nông dân có nhu cầu mua thuốc trừ cỏ BUTACO 600EC, vui lòng nhắn tin vào Fanpage Đức Thành , gửi thông tin vị trí để nhân viên tư vấn của công ty phân bón & thuốc BVTV Đức Thành tư vấn địa chỉ đại lý VTNN gần nhất.

Ngoài ra, có thể liên hệ theo các phương thức sau để được hỗ trợ tư vấn:

Trong trường hợp cần biết thêm thông tin chi tiết hoặc hợp tác phân phối, mở đại lý VTNN Đức Thành. Quý bà con vui lòng liên hệ với Đức Thành qua hotline 0933921349 để được giải đáp.