Trong quá trình canh tác lúa, việc diệt cỏ là không hề đơn giản. Bà con cần có phương án phù hợp nhất. Do vừa phải đảm bảo việc cỏ dại được diệt hiệu quả, vừa phải đảm bảo cây trồng được sinh trưởng bình thường, ít bị ảnh hưởng sau khi phun thuốc diệt cỏ ở ruộng.
1. Tầm quan trọng của việc diệt cỏ trên cánh đồng
Phòng trừ cỏ dại là việc rất quan trọng để ngăn ngừa thất thoát năng suất, chi phí sản xuất, chất lượng hạt lúa. Đặc biệt, cỏ dại sẽ làm giảm năng suất cây lúa do cỏ dại cạnh tranh trực tiếp ánh sáng mặt trời, các chất dinh dưỡng trong đất, nước với cây lúa. Từ đó, làm tăng chi phí sản xuất vì phải sử dụng lao động nhiều hơn, chi phí đầu vào cao hơn để thực hiện quá trình quản lý cỏ dại.
Ngoài ra, nó còn làm giảm chất lượng hạt và làm giảm giá bán của sản phẩm cây trồng. Ví dụ, hạt cỏ dại trong lẫn trong hạt lúa có thể làm cho người mua hạ giá mua xuống gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà nông.
Quản lý cỏ dại sẽ đạt hiệu quả cao khi áp dụng vào đúng các giai đoạn sản xuất của cây đặc biệt sẽ đạt hiệu quả hơn vào các giai đoạn:
- Quản lý mầm cỏ và cỏ dại trong quá trình chuẩn bị đất.
- Trong ruộng mạ.
- Trong quá trình phát triển ở giai đoạn đầu của việc sản xuất lúa.
2. Các loại cỏ phổ biến trên cánh đồng
2.1 Theo thời gian sinh trưởng:
Cỏ hàng năm: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm.
Cỏ lâu năm: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm trở lên. Do sống lâu hơn nên cây tiến hóa nhiều cách để thích nghi với môi trường là loại cỏ rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh.
2.2 Theo đặc điểm thực vật:
Có 4 nhóm cỏ gây hại chính trên cánh đồng :
2.2.1 Nhóm cỏ hòa bản:
Cỏ có bản lá hẹp, gân phụ song song với gân chính, thân đa số tròn và ruột. Rễ thường là chùm, ăn nông. Hạt cỏ đa số phát tán theo gió. Tiêu biểu nhóm cỏ này là (Echinochloa spp) cỏ lồng vực, (Leptochloa ) cỏ đuôi phụng.
Echinochloa spp. là cỏ lồng vực: thời gian để cây ra hoa và hạt là 60 ngày. Với khả năng ra hoa tạo hạt nhanh, quanh năm nên đây là đối tượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng xuất lúa của nhà nông.
Leptochloa là cỏ đuôi phụng thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt trên đất ngập nước cũng như đất khô, là ký chủ của bệnh khô vằn, sâu cuốn lá, rầy và tuyến trùng.
2.2.2 Nhóm cỏ chác lác:
Bao gồm rau bợ, cỏ xà bông…, lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc. Cyperus spp. Cỏ Chác lác với tốc độ thành thục trong một tháng, tỷ lệ hạt trên cây hơn 1000 hạt nên chác lác gây hại nghiêm trọng đối với nhiều cánh đồng trên cả nước.
2.2.3 Nhóm cỏ lá rộng:
Là các loại cỏ như cói, lác, năn… lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.
2.2.4 Lúa cỏ (lúa hoang) Oryza sativa:
Các giống lúa cỏ hay lúa hoang có màu của vỏ trấu thường là màu đỏ. Lúa cỏ là vấn đề rất nghiêm trọng, vì nó cùng loài với lúa nên ít có loại thuốc nào dùng để diệt loại lúa cỏ này được, là đối tượng tương đối khó xử lý khi hạt lúa và lúa cỏ cùng nằm trên cánh đồng thì khả năng phs miên trạng của lúa cỏ tốt hơn và khả năng phát triển của lúa cỏ lại lấn át lúa nông dân sản xuất. Từ nhiều yêu tố thuận lợi trên làm lúa cỏ phát triển mạnh từ đó cạnh tranh trược tiếp dinh dưỡng với lúa thường.
3. Nguyên lý hoạt động của thuốc trừ cỏ Raingran 460SL
Hoạt chất: Bentazone 400g/l + MCPA 60g/l
Bentazone là một loại thuốc diệt cỏ sau khi xuất hiện, chọn lọc. Được xử lý ở giai đoạn cây con, nó hoạt động bằng tiếp xúc lưỡi. Khi được sử dụng trong các lĩnh vực khô, nó ức chế quang hợp bằng cách thâm nhập lá và dẫn vào lục lạp. Khi được sử dụng trên ruộng lúa, Bentazone cũng có thể được rễ cây hấp thụ, truyền đến thân và lá, cản trở quá trình quang hợp và chuyển hóa nước của cỏ dại, gây rối loạn chức năng sinh lý và tử vong.
MCPA: tác động như auxin gây rối loạn sinh trưởng, chất độc làm lá mất màu xanh, biến thành trắng, vàng và sau đó trở thành nâu đen, lá xoắn tròn.
4. Nguyên tắc sử dụng và lưu ý quan trọng khi phun thuốc diệt cỏ Raingran 460SL
Phun Raingran 460SL đều mặt ruộng:
Phun từ 7 – 35 ngày sau sạ diệt cỏ sót, cỏ già đặc biệt các loại cỏ cháo, cỏ chác, cỏ lác.
Liều lượng sử dụng: 100 – 125ml/bình 25 lít nước.
Diệt cỏ hiệu quả nhất khi cỏ có từ 2 – 4 lá.
Lưu ý:
+ Giữ mặt nước đủ ẩm tránh khô hoặc dư nước làm giảm tác dụng của thuốc.
+ Cần lắc đều trước khi sử dụng.
5. Kết luận
Cỏ dại là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất trên cánh đồng bị suy giảm. Việc quản lý cỏ giai đoạn đầu khi cỏ mới mọc mầm là cần thiết đặc biệt ở các ruộng có khả năng giữ nước, đối với các ruộng gò với khả năng giữ nước kém thì khả năng thuốc cỏ thấm vào cây và diệt mầm cây cỏ tương đối không cao. Vì vậy khi đó nông dân cần sử dụng thuốc để diệt cây cỏ vậy nên khi dùng Raingran 460SL vào giai đoạn cây cỏ mọc từ 2 – 4 lá mầm thuốc sẽ giúp bà con nông dân giải quyết được vấn đề này.
Thuốc diệt cỏ Raingran 460SL hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.