Lúa là cây lương thực chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an sinh lương thực của Việt Nam. Ở nước ta, lúa được canh tác trải dài ở nhiều tỉnh thành, diện tích canh tác lớn nhất trong số các cây lương thực. Do đó, kỹ thuật chăm sóc là vô cùng cần thiết để tạo điều kiện cho cây lúa tăng sức đề kháng, khỏe mạnh, đẻ nhánh sớm, trổ bông, hạt chắc, đạt năng suất, chất lượng cao. Bài viết này sẽ chia sẻ những kiến thức và thông tin quan trọng giúp ích cho bà con nhà nông.
Nhà nông Đức Thành được sự hỗ trợ từ đội ngũ kỹ thuật nông nghiệp hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác lúa cho năng suất cao nhất và lợi nhuận tối đa.
Cách chia vụ lúa trong năm ở nước ta
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của nước ta rất thuận lợi cho cây lúa phát triển, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất phèn… Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ nguồn nước cho cây, hệ thống tưới tiêu hợp lý, chăm sóc bón phân, phòng bệnh hại.
Cây lúa có 4 bộ phận chính gồm rễ, thân, bông và hạt. Lá có chiều cao từ 1-1,8m. Lá mỏng, hẹp khoảng từ 2-2,5cm, dài từ 50-100cm. Trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển, cây lúa cần được chăm bón để hình thành hạt chắc khỏe. Tùy vào các giống lúa cũng như cách chăm sóc mà độ dài bông, số lượng hạt cũng như mật độ xếp hạt bông lúa đều khác nhau. Tuy nhiên, một cây lúa tốt năng suất cao cần có các hạt xếp xít, gối lên nhau tạo thành bông nặng trĩu.
Cây lúa tốt cho năng suất cao là có các hạt lúa xếp xít, gối lên nhau tạo thành bông lúa nặng trĩu
Hiện nay, các giống lúa mới trên thị trường có khả năng sinh nhánh cao hơn các giống lúa truyền thống. Ngoài ra, khả năng đẻ nhánh của cây phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc, ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu… Do nước ta có sự phân hóa khí hậu từ Bắc vào Nam, nên cách chia vụ giữa các miền có sự khác nhau như sau:
- Đối với tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ bao gồm vụ mùa từ tháng 5, 6 đến tháng 11. Vụ hè thu từ tháng 4 – tháng 8, vụ đông xuân tháng 11 đến tháng 4.
- Đối với các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải miền Trung chia thành 3 vụ chính: vụ đông xuân cuối tháng 10 đến tháng 4, vụ hè thu cuối tháng 4 đến tháng 9, vụ mùa từ cuối tháng 5 đến tháng 11.
- Đối với tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hồng, phía Bắc sẽ có 2 vụ chính: vụ chiêm xuân là tháng 10 đến cuối tháng 5. Vụ mùa cuối tháng 5 đến cuối tháng 11.
Hướng dẫn chăm sóc lúa
Trong kỹ thuật chăm sóc lúa vụ mùa, kỹ thuật chăm sóc lúa vụ đông xuân hay hè thu Để giúp lúa các vụ đều được sinh trưởng tốt, bà con cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Điều tiết mức nước tưới: Người dân cần giữ mực nước nông đều khắp mặt ruộng giúp cho lúa đẻ nhánh tốt. Đặc là lúc vào gieo cấy lại nhanh bén rễ hồi xanh, tránh tình trạng khô hạn hoặc ngập lún.
- Kết hợp sử dụng phân bón và bảo vệ dịch hại: Sử dụng phân bón NPK chuyên thúc bón phân đón đòng cho lúa, chăm sóc lúa giai đoạn trổ chín để bổ sung hàm lượng đạm, kali… Đối với cây ngắn ngày phát triển tốt, để đạt năng suất và chất lượng cần áp dụng các biện pháp tổng hợp từ việc đúng thời vụ kết hợp bón phân và bảo vệ dịch hại. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, diệt chuột, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chủ động phòng diệt ốc bươu vàng, cỏ dại. Nếu ốc sinh trưởng quá nhanh cần sử dụng thuốc đặc trị. Khi phát hiện bệnh đạo ôn, xoắn lá… cần sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh để hạn chế khả năng lây lan.
- Dặm tỉa, chăm sóc cỏ: Sau khi bón thúc bà con cần dặm tỉa kịp thời, đảm bảo mật độ hợp lý theo chân đất và giống lúa. Vì lúa có khả năng từ điều tiết quần thể, chăm sóc chỗ thưa hoặc quá dày. Bà con cần tiến hành tỉa dặm, làm cỏ, sục bùn hợp lý.
Vai trò của việc bón phân, phòng bệnh cân đối và đúng giai đoạn cho cây lúa
Phân bón được bổ sung đúng giai đoạn giúp cây tăng trưởng mạnh mẽ. Bà con có thể thấy bón thúc đẻ nhánh sớm, sau cấy 2-3 ngày cây lúa đã bén rễ và ra lá mới. Sau 5-7 ngày bắt đầu đẻ nhánh nên cây lúa có nhu cầu sớm về dinh dưỡng.
Mặt khác các nhánh đẻ sớm sẽ tạo thành những dảnh hữu hiệu, tăng mạnh số bông, khóm. Nếu bón thúc đẻ muộn thì cây sẽ đẻ nhánh kéo dài và tạo thành nhiều dảnh vô hiệu. Không chỉ tốn dinh dưỡng, mà còn làm cho gốc lú rậm rạp, dễ bị sâu, bệnh gây hại nặng, ảnh hưởng đến năng suất. Do vậy, cần bón thúc để sớm, bón đủ lượng, cân đối tỷ lệ đạm, lân và kali.
Mặt khác, do điều kiện thời tiết vụ mùa có mưa nhiều và nắng nóng xen kẽ. Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lùn sọc đen… Chính vì vậy, mọi người cần hết sức lưu ý phòng bệnh một cách hợp lý để đảm bảo năng suất vụ mùa.
Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được bổ sung đúng giai đoạn giúp cây tăng trưởng mạnh mẽ
Quy trình chăm sóc cho cây lúa cao sản năng suất cao
Để giúp cây lúa ngắn ngày khỏe mạnh, đạt năng suất và chất lượng. Cần phải áp dụng các biện pháp chăm sóc tổng hợp ngay từ giai đoạn đầu tiên: Chăm sóc đúng thời vụ, chọn giống, làm đất, tưới tiêu… đến giai đoạn chăm sóc lúa giai đoạn đẻ nhánh, chăm sóc lúa giai đoạn trổ chín hay kỹ thuật bón phân cho cây lúa, bảo vệ dịch hại thích hợp.
Sau đây, Đội kỹ sư nông nghiệp Công ty Đông Nam Đức Thành đưa ra quy trình chăm sóc cây lúa cao sản cho nhà nông áp dụng như sau:
(*)NSS: ngay sau sạ
NSS | SẢN PHẨM | LIỀU LƯỢNG/ 25 lít nước | CÔNG DỤNG |
Trước sạ 20 – 30 ngày |
Diệt mầm CAPECO 500EC | 250 – 300 ml | Diệt lúa rài, lúa lộn (lúa 2 tầng) |
Trước sạ hoặc sau sạ 7 – 10 ngày | Thuốc trừ ốc ỐC ÔM 700WP | 20 – 25 g | Đặc trị ốc bươu vàng, ốc chết nhanh, gây thối trứng |
Trước sạ 1 – 2 ngày | Phân bón hữu cơ HI – TECH ORGANIC | 300 kg /ha | Cải tạo, tăng độ mùn, độ tơi xốp, phục hồi hệ thống vi sinh vật hữu ích trong đất (cách chăm sóc lúa gieo sạ) |
0 – 5 | Diệt mầm BUTACO 600EC | 100 – 250ml/ 200 lít nước | Diệt mầm cỏ |
7 – 10 | Phân NPK LÚA 1 (22-17-7 + TE) | 100 – 150kg/ha | Kích thích ra rễ, chuẩn bị dinh dưỡng cho giai đoạn đẻ nhánh |
10 – 15 |
Phân bón lá Kích thích sinh trưởng Thuốc trừ bệnh Villa – Fuji 100SL Thuốc trừ sâu Prochess 250WP |
40 – 50 ml 50 ml 50g |
Cung cấp dinh dưỡng, kích thích ra rễ cực mạnh Phòng bệnh đạo ôn, khô vằn Phòng trừ rầy nâu, rầy cám |
20 – 22 | Phân NPK LÚA 1 (22-17-7) | 2 – 3 bao/ha | Cung cấp dinh dưỡng giai đoạn đẻ nhánh, đâm chồi |
2 – 25 |
Thuốc trừ bệnh HEXALAZOLE 300SC Phân bón lá Đâm chồi, đẻ nhánh, nở bụi Thuốc trừ sâu Laroma 70WG Thuốc trừ sâu Prochess 250WP Thuốc trừ vi khuẩn Captivan 400WP |
50 – 60 ml 50 ml 25 g 50 g 25 g |
Phòng trị đạo ôn lá, đốm vằn. Giúp lúa đẻ nhánh, đâm chồi, cứng cây, nở bụi tập trung, hữu hiệu Phòng trừ rầy nâu, rầy cám Phòng trừ bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn |
40 – 45 | Bón phân NPK LÚA 2 (25–0–25 + TE) | 100 – 150kg/ha | Cung cấp dinh dưỡng để làm đòng |
45 – 50 |
Thuốc trừ bệnh HEXALAZOLE 300SC Thuốc trừ bệnh RUBBERCARE 720WP Phân bón lá Đòng to – trổ rộ – bông dài Thuốc trừ vi khuẩn Captivan 400WP Thuốc trừ sâu Laroma 70WG Thuốc trừ sâu Season 450SC *Lưu ý: Phun kèm thêm một trong các hoạt chất sau nếu tình hình sâu hại diễn biến phức tạp: Chlorfenapyr,Cartap, Chlorantraniliprole, Profenofos,… |
50 – 60 ml 80 – 100 g 50 g 25 g 25 g 25 – 35 ml |
Phòng trị đạo ôn lá, đốm vằn Phòng trị bệnh vàng lá chín sớm Giúp lúa đẻ nhánh, đâm chồi, cứng cây, nở bụi tập trung, hữu hiệu Phòng trừ bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Phòng trừ sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân, làm thối trứng |
RỔ LẸT XẸT |
Thuốc trừ bệnh ORI 150SC Phân bón lá Cứng cây chắc hạt Thuốc trừ sâu DT EMA 4.0 *Lưu ý: Phun kèm thêm một trong các hoạt chất sau nếu tình hình sâu hại diễn biến phức tạp: Chlorfenapyr,Cartap, Chlorantraniliprole, Profenofos,… |
40 – 50 ml 100 g 40 – 50 ml |
Phun phòng đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, vàng lá chín sớm Giúp trổ thoát, trổ rộ, vô gạo nhanh Phòng trừ sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân, làm thối trứng |
TRỔ ĐỀU |
Thuốc trừ bệnh UPPER 400SC Phân bón lá Vua vào gạo Thuốc trừ sâu DT EMA 4.0 *Lưu ý: Phun kèm thêm một trong các hoạt chất sau nếu tình hình sâu hại diễn biến phức tạp: Chlorfenapyr,Cartap, Chlorantraniliprole, Profenofos,… |
40 – 50 ml 50 ml 40 – 50 ml |
Phun phòng đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, vàng lá chín sớm Giúp vô gạo nhanh, vàng, sáng mẩy Phòng trừ sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân, làm thối trứng |
RƯỚC HẠT (chăm sóc lúa giai đoạn trổ chín) | Bón phân NPK LÚA 2 (25–0–25 + TE) | 100 – 150kg/ha | Cung cấp dinh dưỡng nuôi hạt, chắc hạt |
CHĂM SÓC LÚA GIAI ĐOẠN CONG TRÁI ME |
Thuốc trừ bệnh UPPER 400SC Phân bón lá Siêu nặng ký |
40 – 50 ml 40 – 50 ml |
Giúp chín chắc tới cậy, to, nặng hạt Giúp hạt vàng sáng bóng |
*Lưu ý:
Quy trình có thể thay đổi để phù hợp với tình hình sinh trưởng của cây lúa, tình hình thời tiết và dịch hại. Khuyến cáo thăm đồng thường xuyên để có biện pháp xử lý dịch hại kịp thời. Dưới đây là một số hình ảnh trình diễn trên cánh đồng lúa tại xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh…
Một số lưu ý khi chăm sóc cây lúa
Khi bón phân, phòng trừ sâu bệnh, nhà nông cần nâng cao kỹ thuật chăm sóc và lưu ý:
- Cần bón cân đối đạm, lân, kali. Không nên bón quá nhiều đạm gây thừa sẽ làm lúa bị lốp, đổ dễ bị sâu bệnh gây hại.
- Theo dõi các bản tin dự báo tình hình thời tiết, sâu bệnh hại và sự chỉ đạo hướng dẫn phòng trừ trong từng thời kỳ của các cơ quan chức năng trên địa bàn. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời. Từ giai đoạn gieo sạ tới cuối vụ trên lúa mùa thường xuất hiện các đối tượng bệnh hại như: Ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh bạc lá, vàng lá sinh lý, đốm sọc vi khuẩn… Sử dụng thuốc phun trừ sâu đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và nồng độ.
Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cây, cây lúa cần một chế độ chăm sóc về bón phân, nước tưới, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh khác nhau. Vì thế để canh tác đạt năng suất cao thì cần áp dụng những nhiều biện pháp lồng ghép kết hợp với nhau, đúng quy trình, đúng liều lượng, đúng thời kỳ. Có như vậy thì nhà nông mới có có thể tăng năng suất hiệu quả, có mùa vụ thành công.
Trên đây là hướng dẫn mọi người kỹ thuật chăm sóc cây lúa để có năng suất cao nhất từ Đội ngũ kỹ sư nông nghiệp của Công ty Đông Nam Đức Thành. Chúc bà con nhà nông luôn thuận lợi và có những mùa vàng bội thu.